Chức năng thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn có nội dung kêu gọi của chủ tịch hồ chí minh (giai đoạn 1941 – 1969) (Trang 108 - 109)

2.3.1 .Cấu trúc chung diễn ngôn kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh

3.2. Bình diện tác động của diễn ngôn kêu gọi qua phân tích mơ hình chức

3.2.3. Chức năng thơ

Chức năng thơ là chức năng quan trọng nhất trong mơ hình chức năng ngơn ngữ mà Jakobson đƣa ra. Theo ơng, nó là bản thân thơng điệp, với cách thức tổ chức hình thức (cấu trúc hình thức) và các thức tổ chức nội dung thơng điệp (cấu trúc nội dung), kể cả cách diễn đạt, sử dụng từ ngữ nhằm làm cho thông điệp đạt hiệu quả cao. Đây là chức năng chủ đạo của nghệ thuật ngơn từ, có tác dụng quy định. Chức năng này làm nổi bật mặt hữu hình cụ tƣợng của các ký hiệu, cũng chính do đó mà đào sâu sự lƣỡng phân cơ bản giữa các ký hiệu với các đối tƣợng.

Chức năng thơ nhắm tới một đối tƣợng rộng là chức năng thẩm mỹ. Chức năng thẩm mỹ nằm chồng lên chức năng thông tin để tăng mức hấp dẫn, sức thuyết phục cho thơng tin, nhƣng tự thân nó tính thẩm mỹ, tính thi pháp, là một chức năng độc lập. Thơng điệp đã tạo nên những hình thức lựa chọn hƣớng tới cái đẹp. Chức năng thơ làm cho các yếu tố ngôn ngữ đƣợc sắp xếp một cách tự nhiên, hài âm, hài nghĩa cho thuận tai ngƣời nghe. Ví dụ:

"Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam" (Nên học sử ta, 1942)

"Thế địch như lửa. Thế ta như nước. Nước nhất định thắng lửa." (Lời kêu gọi nhân kỷ niệm 6 tháng kháng chiến, 1947)

Chức năng thơ tạo giá trị thẩm mỹ cho lời nói, thƣờng để tăng mức độ thuyết phục cho thơng tin hay biểu cảm. Vì thế, diễn ngơn chính trị của Ngƣời khơng khơ khan, cứng nhắc mà đầy chất thơ, uyển chuyển gần gũi với ngƣời nghe. Chức năng thơ ở đây là việc xây dựng nên các hình tƣợng, tinh thần đƣợc gửi vào trong thơng điệp. Đó là thơng điệp về độc lập tự do, lòng yêu nƣớc, tinh thần chiến đấu hy sinh vì

dân tộc, vì đất nƣớc, sự học hỏi để kiến quốc. Các phƣơng tiện liên kết hình thức và nội dung đƣợc vận dụng nhằm làm giảm tính khơ cứng của diễn ngơn chính trị. Trong các diễn ngơn kêu gọi phƣơng thức liên kết hình thức đƣợc sử dụng nhiều nhƣ các phƣơng thức: lặp, thế, quy chiếu. Lặp cấu trúc, lặp từ là một phƣơng thức liên kết đảm bảo tính logic cho nội nội dung. Nó thu hút đƣợc sự chú ý của ngƣời nhận. Cách lặp lại một cấu trúc câu, lặp lại từ "ngày mai" liên tiếp trong ví dụ sau tạo nhịp điệu uyển chuyển, nhẹ nhàng:

"Ngày mai mồng 6 tháng Giêng năm 1946.

Ngày mai, là một ngày sẽ đưa quốc dân ta lên con đường mới mẻ.

Ngày mai, là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử" (Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu, 1946)

Hoặc khi nhấn mạnh yêu cầu hành động cần phải thực hiện : "Vì vậy bổn phận

của người dân Việt Nam, bất kỳ sĩ, nông, công, thương, binh; bất kỳ ai làm việc gì, đều cần phải thi đua nhau:

Làm cho mau Làm cho tốt,

Làm cho nhiều." (Lời kêu gọi thi đua ái quốc, 1948)

Cách ngắt câu tạo nhịp điệu, tốc độ nhanh gấp gáp của hành động đƣợc yêu cầu thực hiện. Viết câu ngắn sẽ tăng tốc độ của thông tin, dễ tiếp nhận và xử lý thông tin hơn

Diễn ngôn kêu gọi tập trung vào ngôi thứ hai cho thấy chức năng tác động, nó có thể mang tính chất động viên, bày tỏ mong muốn nhận đƣợc sự thay đổi về nhận thức, một hành động của ngƣời nghe. Các phát ngôn của Ngƣời luôn đƣợc biểu đạt tràn đầy sắc thái biểu cảm:

"Tơi mong tồn thể đồng bào và chiến sĩ hăng hái thi đua vượt qua mọi sự khó khăn,

để mà tranh lấy thắng lợi.

Nước ta sẽ độc lập và thống nhất thật sự.

Dân ta sẽ no ấm và giàu mạnh thật sự." (Lời kêu gọi thi đua chuẩn bị tổng phản

công, 1949)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn có nội dung kêu gọi của chủ tịch hồ chí minh (giai đoạn 1941 – 1969) (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)