Hành động khuyến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn có nội dung kêu gọi của chủ tịch hồ chí minh (giai đoạn 1941 – 1969) (Trang 116 - 118)

2.3.1 .Cấu trúc chung diễn ngôn kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh

3.3. Hành động ngôn từ tiêu biểu trong các diễn ngôn kêu gọi của Chủ tịch

3.3.4. Hành động khuyến nghị

Khuyến nghị là đƣa ra lời khuyên, đề nghị với thái độ trân trọng. Khác với hành động khuyên bảo, hành động khuyến nghị là ngƣời nói nêu ra những lời khuyên, đề nghị nhằm tác động hoặc định hƣớng hành động cho ngƣời nghe đƣa ra quyết định hoặc thực hiện một sự việc nào đó. Hành động khuyến nghị có nhiều chỗ giao thoa với hành động đề nghị nhƣng khác nhau về mức độ, tính chất.

Trong các diễn ngôn kêu gọi, việc sử dụng hành động khuyến nghị sẽ tác động vào đối tƣợng nhận thông điệp một cách nhẹ nhàng, phù hợp với khả năng tiếp nhận cũng nhƣ nhận thức của họ. Đồng thời, thể hiện thái độ cầu thị, hiểu rõ đƣợc tâm lý, văn hóa của cộng đồng.

*Hành động khuyến nghị trực tiếp:

Chủ thể + vị từ + ngƣời tiếp nhận + nội dung mệnh đề Vị từ nhận diện có: đề nghị, mong, mong muốn, muốn ...

- Đề nghị đg. 1 Đƣa ra ý kiến về một việc làm nào đó để thảo luận, để xét. 2 Yêu cầu, thƣờng là việc riêng và mong đƣợc chấp nhận, đƣợc giải quyết (với vẻ khiêm nhƣờng). 3 Từ dùng ở đầu câu để nêu lên một yêu cầu, đòi hỏi phải làm theo (thƣờng dùng thay thế cho câu mệnh lệnh để cho có vẻ lịch sự hơn) [108, 308]. Vị thế của Bác Hồ khi đƣa ra ý kiến hay yêu cầu với ngƣời nghe có thể cao, hoặc ngang bằng với ngƣời nghe. Ví dụ:

"Vậy tơi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày

nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo."

(Sẻ cơm nhƣờng áo)

Ví dụ: Khi Hồ chủ tịch ngỏ ý mong muốn ngƣời nhận cho mình thay mặt ngƣời đƣợc giúp đỡ bày tỏ sự biết ơn với ngƣời đã giúp đỡ mình với thái độ cầu thị. “Tôi xin thay mặt dân nghèo mà cảm ơn các đồng bào.” (Sẻ cơm nhƣờng áo, 1945)

Vị từ "Xin" đƣợc dùng với rất nhiều nghĩa. Theo Từ điển Tiếng Việt, Xin đg. 1. Ngỏ ý với ngƣời nào đó, mong ngƣời ấy cho mình cái gì hoặc đồng ý cho mình làm điều gì. 2 (dùng trƣớc động từ) Từ dùng trong những lời chào, cảm ơn ... biểu thị thái độ khiêm tốn, lễ phép. 3 Dùng ở đầu lời yêu cầu, biểu thị thái độ khiêm tốn, lịch sự [124,1151].

Hoặc đƣợc dùng khi ngƣời nói đề nghị, đƣa ra lời yêu cầu, biểu thị thái độ lịch sự, khiêm tốn với ngƣời nhận. Chủ thể của hành động có thể đƣợc lƣợc bỏ trong ngữ cảnh cụ thể. “Xin đồng bào hãy nhận tấm lịng thân ái của tơi và của Chính phủ.” (Thƣ gửi đồng bào tỉnh Lao Cai, 1945)Hành động khuyến nghị đƣợc Hồ chủ tịch thực hiện trên nhiều vị thế. Có thể là từ vai trị cá nhân để đƣa ra đề nghị. Ví dụ:

"Vậy tôi mong giới Công - Thương nỗ lực và khuyên các nhà công nghiệp và thương

nghiệp mau mau gia nhập vào "Công - Thương cứu quốc đoàn" cùng đem vốn vào làm những cơng cuộc ích quốc lợi dân." (Thƣ gửi các giới công thƣơng Việt Nam, 1949)

Hoặc cùng đứng vào vị trí của số đơng, cùng ngang hàng với ngƣời nhận để đƣa ra lời khuyên với kết quả cụ thể: "Đồng bào ta nên hăng hái tổ chức một phong

trào Tết trồng cây thắng lợi (cố nhiên trồng cây nào phải tốt cây ấy) để làm món quà kỷ niệm xứng đáng với hai sự kiện vĩ đại ấy." (Năm mới hãy nhiệt liệt tổ chức tết

trồng cây, 1965)

Ngƣời nói tự hạ vị thế của mình xuống ngang hàng với ngƣời tiếp nhận thông tin, ngƣời thực hiện hành động (ở đây là ngƣời dân mọi tầng lớp). Ngƣời nói muốn ngƣời nghe thực hiện hành động có lợi cho ngƣời nghe. Ví dụ: “Tơi muốn nhờ đồng

bào mỗi gia đình bán cho tơi 10 kilô gạo.” (Lời kêu gọi đồng bào bán gạo khao quân

nhân dịp kỷ niệm ngày quốc khánh 2-9-1949)

Nhờ đg. 1 Yêu cầu ngƣời khác làm giúp cho việc gì. 2 (dùng phụ sau một động từ khác) Từ biểu thị hoạt động vừa nói đến đƣợc thực hiện với sự giúp đỡ phƣơng tiện hoặc điều kiện của ngƣời khác [124,724].

*Hành động khuyến nghị ngun cấp:

Ngƣời nói thơng qua biểu thức ngơn ngữ để dẫn tới hành động của ngƣời nhận. Các câu này có hành động này khơng có vị từ cụ thể để nhận diện mà phải thông qua ngữ nghĩa và ngữ cảnh hoạt động. Trong hoạt động chính trị, hành động khuyến nghị thƣờng đƣợc ƣa dùng hơn so với hành động đề nghị. Hành động này có tính chất đề nghị nhƣng khơng chiếm tồn bộ ý nghĩa của nội dung. Ví dụ:

Những người Pháp ở Đông Dương! Bây giờ đến lượt các bạn phải tỏ ra rằng các bạn xứng đáng là con cháu những vị anh hùng vẻ vang xưa kia đã tranh đấu cho tự do, bình đẳng và bác ái. (Thƣ gửi những ngƣời Pháp ở Đông Dƣơng, 1945)

Cách tổ chức thế nào Bộ Canh nơng sẽ bày cho. Vậy tồn thể nhân dân mọi làng, kẻ giàu để nhiều, kẻ nghèo để ít, phải mau mau thành lập nghĩa thương.

Làng nào lập được mau nhất, khá nhất, hiều thóc nhất, thì báo cáo cho tôi biết. (Lời

kêu gọi đồng bào nông dân thành lập nghĩa thƣơng)

3.4. Chức năng liên nhân qua tình thái phát ngơn trong diễn ngơn kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn có nội dung kêu gọi của chủ tịch hồ chí minh (giai đoạn 1941 – 1969) (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)