1.1.1 .Tình hình nghiên cứu phân tích diễn ngơn ở ngồi nước
1.1.3. Tình hình nghiên cứu ngơn ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngôn ngữ và phong cách ngôn ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn tƣ liệu phong phú để nghiên cứu và học tập. Từ nhiều năm qua, di sản ngôn ngữ và tác phẩm của Ngƣời đã đƣợc khảo cứu trên nhiều phƣơng diện. Các nghiên cứu về ngôn ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đƣợc triển khai theo hƣớng ngữ pháp truyền thống nhƣ phân tích đặc điểm ngơn ngữ của Hồ chủ tịch, sử dụng câu trong văn bản của Hồ Chí Minh...; hoặc theo hƣớng nghiên cứu phong cách chức năng: phong cách thơ, phong cách chính luận, văn chính luận của Ngƣời, phân tích các tác phẩm cụ thể...; hoặc là hƣớng nghiên cứu ngơn ngữ - văn hóa nhƣ các cơng trình về ngơn ngữ - văn hóa Hồ Chí Minh của Nguyễn Lai. Trong thời gian gần đây, một số tác giả nhƣ Trịnh Sâm, Trần Văn Cơ... bƣớc đầu đã tiếp cận các văn bản/ diễn ngôn của Hồ chủ tịch từ phƣơng diện ngôn ngữ học tri nhận.
Từ mấy chục năm qua đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về ngơn ngữ của Hồ chủ tịch xuất bản nhƣ: “Một số vấn đề về ngơn ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh” của Nguyễn Văn Tu; “Học tập phong cách ngôn ngữ Hồ Chủ tịch” của Viện ngôn ngữ; “Học tập di sản ngôn ngữ Hồ chủ tịch" của Bùi Khánh Thế, “Tiếng Việt và nhà văn hóa lớn Hồ Chí Minh”, “Hồ Chí minh tầm nhìn ngơn ngữ” của Nguyễn Lai... và nhiều bài viết đăng trên các báo, tạp chí khoa học, hội nghị hội thảo... Nhiều hội thảo về ngôn ngữ, phong cách ngôn ngữ của Hồ chủ tịch cũng đã đƣợc tổ chức trong những năm qua và đạt đƣợc nhiều kết quả trong nghiên cứu.
Các luận án, luận văn đã lựa chọn ngôn ngữ của Hồ chủ tịch làm đối tƣợng nghiên cứu nhƣ: "Bƣớc đầu tìm hiểu ngôn ngữ Hồ Chủ Tịch qua những lời kêu gọi" của Nguyễn Phan Cảnh; "Nhịp điệu trong văn chính luận Hồ Chí Minh trên nền nhịp điệu thơ văn Việt Nam" của Vũ Thị Sao Chi (2009); "Từ Hán Việt trong các văn bản chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh" của Vũ Đình Tuấn (2013); "Phân tích ngơn ngữ lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh (trên tƣ liệu cuốn Danh ngơn Hồ Chí Minh)"
của Nguyễn Hồng Anh (2014), ““Hồ Chí Minh – về vấn đề giáo dục” từ cách tiếp cận của phân tích diễn ngơn” của Dƣơng Thị Bích Hạnh (2016)...
Cùng với việc nghiên cứu các tác phẩm văn học của Hồ chủ tịch thì các diễn ngơn chính trị của Ngƣời cũng nhận đƣợc nhiều sự quan tâm. Diễn ngôn Lời kêu gọi là một kiểu loại trong diễn ngơn chính trị và là một phần quan trọng trong tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chúng mang trong mình những thơng điệp truyền tải sức mạnh tác động to lớn, có khả năng lay động ngƣời nhận, khiến ngƣời nhận hành động vì mục đích chung. Các cơng trình nghiên cứu về Lời kêu gọi trƣớc đây thƣờng đi theo hƣớng truyền thống nhƣ: phân tích từ ngữ, câu văn, sử dụng câu văn trong văn bản hoặc tác động tới ngƣời nghe nhƣ thế nào, bằng cách nào... Gần đây, một số luận văn cũng đã chọn diễn ngôn Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh làm đối tƣợng nghiên cứu và tiếp cận chúng từ phƣơng diện chức năng, phân tích diễn ngơn nhƣ các luận văn: "Tìm hiểu ngơn ngữ quan hệ công chúng: Bƣớc đầu nhận xét ngôn ngữ các bài diễn văn ngắn (trên tƣ liệu các lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh)" của Đinh Thị Thanh Thảo (2009); "Khảo sát đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của diễn ngơn có mục đích kêu gọi - lời kêu gọi" của Vũ Thị Oanh (2011)...
Ở đề tài này, luận án là cơng trình đầu tiên nghiên cứu về diễn ngơn có nội dung kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh theo hƣớng chức năng luận và phân tích diễn ngôn.