Diễn ngôn có nội dung kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn có nội dung kêu gọi của chủ tịch hồ chí minh (giai đoạn 1941 – 1969) (Trang 57 - 61)

1.1.1 .Tình hình nghiên cứu phân tích diễn ngôn ở ngoài nước

1.2. Cơ sở lý luận có liên quan đến luận án

1.2.6. Diễn ngôn có nội dung kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh

1.2.6.1. Diễn ngôn có nội dung kêu gọi và Lời kêu gọi

*Diễn ngôn có nội dung kêu gọi là các diễn ngôn đƣợc đƣa ra với mục đích động viên, yêu cầu, cổ vũ hay khuyên bảo đối tƣợng nào đó nhằm tác động làm thay đổi hành vi, nhận thức của ngƣời nhận theo mong muốn của ngƣời kêu gọi. Lời kêu gọi là một kiểu loại của nhóm diễn ngôn này.

Ở lĩnh vực quản lý công tác tƣ tƣởng, tuyên truyền, Lời kêu gọi là một kiểu loại văn bản của tổ chức Đảng, tổ chức chính trị. Lời kêu gọi là "văn bản dùng để yêu cầu hoặc động viên mọi ngƣời thực hiện một nhiệm vụ hoặc hƣởng ứng một chủ trƣơng có ý nghĩa chính trị" [57,45]. Nó sẽ có cấu trúc và ngôn ngữ mang tính mệnh

lệnh hành chính nhiều hơn. Cách thiết lập nội dung theo khuôn mẫu nhất định và có tính cố định về cấu trúc nội dung. Một cách tiếp cận khác, Lời kêu gọi là một kiểu loại của phong cách chính luận. Diễn ngôn thể hiện vai của ngƣời tham gia giao tiếp trong lĩnh vực chính trị - xã hội. Ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong những diễn ngôn này giàu yếu tố tạo hình, vừa lý trí vừa tình cảm để tăng tính thuyết phục cho ngƣời nhận. Chúng yêu cầu về những quy tắc khi viết, sự chặt chẽ trong lập luận.

Luận án không giới hạn cách hiểu hẹp về lời kêu gọi nhƣ trên. Bởi vì, diễn ngôn kêu gọi nói chung và Lời kêu gọi đƣợc khảo sát ở phạm vi của đề tài này là sản phẩm của một cá nhân hoặc tổ chức. Chúng đƣợc viết ra với nhiều tƣ cách, vị thế khác nhau: khi là Chủ tịch nƣớc, khi là ngƣời lãnh đạo cách mạng từ ngày còn sơ khai, khi chỉ với tƣ cách một ngƣời dân... Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đƣợc đƣa ra nhằm tuyên truyền, vận động cho nhân dân về hiểu biết cách mạng, về những công việc, hoạt động cần làm. Ngôn ngữ trong diễn ngôn luôn đƣợc biến hóa linh hoạt, sáng tạo nhằm thuyết phục, thay đổi nhận thức, hành động của đối tƣợng đƣợc nhắc tới. Vậy, có thể nói, Lời kêu gọi là một sản phẩm ngôn từ của một cá nhân có uy tín (nhƣ nhà lãnh đạo, lãnh tụ hay ngƣời đứng đầu một dân tộc, quốc gia, cộng đồng hoặc một cá nhân có tầm ảnh hƣởng) hoặc một tổ chức đƣa ra nhằm vận động, khuyên bảo, khuyến khích, động viên hoặc yêu cầu để kêu gọi những đối tƣợng cụ thể thực hiện hành vi hoặc hành động theo mong muốn của ngƣời kêu gọi.

*Đặc trƣng của diễn ngôn kêu gọi - Ngƣời viết:

Ngƣời viết là một cá nhân cụ thể hoặc nhân danh tập thể để đƣa ra lời kêu gọi. Họ sử dụng nhiều tƣ cách hoặc vai trò khác nhau để viết nhƣ: tƣ cách cá nhân hoặc nhân danh một tổ chức, hoặc trên vị thế chính trị đang nắm giữ để đƣa ra lời kêu gọi. Vị thế ngƣời viết thƣờng đƣợc xác định cao hơn so với ngƣời nhận. Khi đƣa ra lời kêu gọi, Hồ chủ tịch luôn xác định chính xác chủ đích viết để đƣa ra các thông tin nhằm thuyết phục ngƣời nhận. Ngƣời đề ra những yêu cầu trong xử lý các mối quan hệ giữa các nhân tố trong quá trình vận hành của cơ chế giao tiếp.

- Ngƣời nhận:

Ngƣời nhận hay đối tƣợng đích mà ngƣời viết, ngƣời đƣa ra lời kêu gọi mong muốn chuyển tới có thể là một ngƣời hoặc một nhóm ngƣời. Đối tƣợng đó có thể rất rộng là nhân dân thế giới, nhân dân cả nƣớc hoặc một tầng lớp cụ thể trong xã hội

nhƣ nông dân, giới công thƣơng ... hoặc tổ chức nhƣ Liên hợp quốc, Chính phủ Pháp hoặc cá nhân nhƣ thƣ gửi bà Sốtxi - Chủ tịch Hội phụ nữ Pháp. Vị thế của ngƣời nhận, ngƣời nghe thƣờng ngang hàng hoặc thấp hơn so với ngƣời viết. Trong các diễn ngôn kêu gọi, Hồ chủ tịch đặt mình ở nhiều vị trí, tƣ cách khác nhau, có lúc ở vị thế cao (chủ tịch nƣớc), nhƣng thƣờng là đặt ngang hàng hoặc thấp hơn với ngƣời nhận để đƣa ra thông điệp. Ngƣời nhận tiếp nhận thông tin một cách gián tiếp qua các văn bản hoặc qua các phƣơng tiện tuyên truyền hoặc trực tiếp khi Hồ chủ tịch đọc.

- Mối quan hệ trong diễn ngôn kêu gọi

Mối quan hệ giữa ngƣời viết và ngƣời nhận thông điệp kêu gọi đƣợc xây dựng hay xác lập một cách thân thiện và gần gũi nhất. Hồ chủ tịch thƣờng chủ động kéo đối tƣợng nhận thông điệp lại gần với mình, rút ngắn khoảng cách trong giao tiếp. Vì thế, diễn ngôn của Ngƣời rất đơn giản, nhẹ nhàng, dễ hiểu và cho ngƣời nghe một cảm giác gần gũi. Quan hệ đƣợc thiết lập trong diễn ngôn có thế căn cứ vào cách xƣng hô. Quan hệ giữa chủ tịch nƣớc với ngƣời dân; những ngƣời bạn với nhau nhƣ ngƣời bạn già khi gửi cho các cụ phụ lão; ngƣời bạn, đồng chí cùng lý tƣởng cùng chiến tuyến; quan hệ của ngƣời lớn với ngƣời ít tuổi hơn ...

- Bối cảnh xã hội ra lời kêu gọi

Bối cảnh xã hội của các diễn ngôn kêu gọi rất đặc biệt, không giống với bối cảnh của các diễn ngôn báo chí hay diễn ngôn văn học. Nó ra đời khi xã hội hay cộng đồng hay đất nƣớc phải đối mặt với tình thế đòi hỏi cần có những hành động vì lợi ích chung. Diễn ngôn kêu gọi đƣợc truyền tải qua các phƣơng tiện truyền thông nhƣ đài phát thanh, báo chí hoặc gửi tới ngƣời nhận.

Diễn ngôn có nội dung kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đƣợc ra đời trong những tình huống đặc biệt của đất nƣớc. Tƣ liệu mà luận án khảo sát trải dài suốt quãng đời hoạt động chính trị với vai trò là ngƣời lãnh đạo, ngƣời có vị thế cao nhất trong hệ thống tổ chức của Hồ chủ tịch. Vì thế mà bối cảnh hay ngữ cảnh xã hội của các diễn ngôn rất đa dạng và phong phú. Bối cảnh xã hội để đƣa ra lời kêu gọi có thể chia theo mốc thời gian, giai đoạn biến động của lịch sử xã hội nhƣ: Giai đoạn trƣớc cách mạng 1941 – 1945; giai đoạn kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954; giai đoạn Nam Bắc chia hai 1954 – 1969.

Từ những dẫn giải và phân tích lý thuyết ở trên, luận án nhận thấy diễn ngôn có nội dung kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn là mảnh đất rộng để tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng trên nhiều lĩnh vực nhƣ truyền thông, quan hệ công chúng, giao tiếp ...

1.2.6.2. Nhận diện và phân loại diễn ngôn có nội dung kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Diễn ngôn có nội dung kêu gọi (viết tắt là diễn ngôn kêu gọi) của Chủ tịch Hồ Chí Minh là diễn ngôn của cá nhân, một cá nhân đặc biệt. Vì vậy, nó có những đặc trƣng riêng và mang phong cách ngôn ngữ cá nhân. Lời kêu gọi và các diễn ngôn có chức năng kêu gọi của Hồ chủ tịch thuộc vào loại diễn ngôn chính trị xét về chức năng diễn ngôn. Theo Diệp Quang Ban, chúng thuộc loại văn bản điều khiển. Luận án xếp chúng vào loại diễn ngôn chính trị.

Để thuận lợi trong việc phân tích các diễn ngôn, luận án xác định một số tiêu chí để nhận diện diễn ngôn có nội dụng kêu gọi nhƣ sau: Mục đích tác động của diễn ngôn; Cấu trúc điển hình của diễn ngôn kêu gọi; Nội dung của diễn ngôn; Hành động ngôn từ có đích kêu gọi; Ngữ cảnh tình huống; Vị thế giao tiếp của ngƣời gửi.

Nhằm xác định đối tƣợng nghiên cứu phù hợp, luận án xem xét và khảo sát tất cả các diễn ngôn có yếu tố kêu gọi. Tuy nhiên trong giới hạn của phạm vi nghiên cứu, luận án tập trung vào khảo sát những diễn ngôn thể hiện rõ tính kêu gọi hoặc có chức năng kêu gọi và xác định Lời kêu gọi là đối tƣợng trung tâm để khảo cứu. Những bức thƣ có sự rõ ràng về nội dung kêu gọi cũng đƣợc coi là đối tƣợng khảo sát. Những bức thƣ chỉ mang tính thể hiện sự mong muốn và hàm chứa hành động kêu gọi thì luận án không lựa chọn khảo sát trong nghiên cứu này nhằm tập trung sự phân tích, đặt trọng tâm vào tính tác động, lôi cuốn của loại diễn ngôn này.

Diễn ngôn có nội dung kêu gọi mà luận án phân tích thu đƣợc từ kết quả khảo sát tƣ liệu trên các bộ tài liệu đã xuất bản và các cuốn sách viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Kết quả khảo sát cho thấy số lƣợng diễn ngôn có chứa đựng nội dung kêu gọi chiếm số lƣợng khá lớn trong tổng số sản phẩm ngôn ngữ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Với các tiêu chí nhận diện trên, luận án xác định đƣợc ba nhóm diễn ngôn cụ thể dựa theo cách đặt tên loại diễn ngôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh để tiến hành khảo sát, thu thập và xử lý tƣ liệu. Đó là các nhóm diễn ngôn: Lời kêu gọi, Thƣ tín và các diễn ngôn có tên gọi khác. Luận án khảo sát tất cả các diễn ngôn có chức năng kêu

gọi dƣới mọi tiêu đề khác nhau. Do đó diễn ngôn nào đáp ứng đủ các tiêu chí trên đều đƣợc lựa chọn. Vì thế, những diễn ngôn có tiêu đề không giống nhau ở cấu tạo, có số lƣợng ít đƣợc tập hợp vào một nhóm. Nhóm này gọi chung là diễn ngôn có tên loại khác để phân biệt với nhóm Lời kêu gọi và nhóm thƣ tín. Luận án đã lựa chọn và phân tích 152 diễn ngôn có nội dung kêu gọi, trong đó 74 diễn ngôn Lời kêu gọi, 56 diễn ngôn thƣ tín và 22 diễn ngôn có tên gọi khác. Chúng phù hợp với các tiêu chí và mục đích khảo sát của luận án.

Các công trình nghiên cứu về văn bản/diễn ngôn "Lời kêu gọi" của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đƣợc thực hiện trên các phƣơng diện về lý thuyết và thực tiễn. Trong phạm vi đề tài này, luận án đề cập tới vấn đề rộng hơn kiểu loại diễn ngôn "Lời kêu gọi" đã đƣợc khảo cứu từ nhiều năm qua. Đó là những diễn ngôn có chứa đựng thông điệp kêu gọi, truyền đạt mục đích kêu gọi hay là thể hiện chức năng kêu gọi dù là mang tính điển hình hay không điển hình của kêu gọi.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn có nội dung kêu gọi của chủ tịch hồ chí minh (giai đoạn 1941 – 1969) (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)