Tiểu kết chƣơng 1

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn có nội dung kêu gọi của chủ tịch hồ chí minh (giai đoạn 1941 – 1969) (Trang 61 - 63)

1.1.1 .Tình hình nghiên cứu phân tích diễn ngơn ở ngồi nước

1.3. Tiểu kết chƣơng 1

Chƣơng này, luận án triển khai hai nội dung lớn. Một là, luận án trình bày nội dung tổng quan nghiên cứu về PTDN, các thành tựu đạt đƣợc của các nhà nghiên cứu ở lĩnh vực này trên thế giới và Việt Nam, giới thiệu một số nét về các nội dung liên quan tới diễn ngơn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hai là, luận án tập trung đƣa ra các cơ sở lý luận có liên quan một cách khái quát nhất nhằm phục vụ cho việc phân tích, nghiên cứu các nội dung ở chƣơng tiếp theo.

Luận án đi theo hƣớng chức năng luận để khảo cứu các diễn ngơn có nội dung kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lý thuyết về phân tích diễn ngơn là cơ sở căn bản để định hƣớng và tiến hành phân tích các diễn ngơn kêu gọi cụ thể. Khi phân tích diễn ngơn kêu gọi, luận án tiếp cận trên các phƣơng diện: cấu trúc thông điệp, chức năng thông tin, chức năng liên nhân, chức năng tác động, truyền thông và một số một nội dung về quyền lực ngơn ngữ. Khi phân tích và lý giải các trƣờng hợp diễn ngơn cụ thể và việc sử dụng ngôn ngữ, luận án xuất phát từ những lý thuyết về chức năng ngôn ngữ của Roman Jakobson, lý luận về ngữ dụng và hành động ngôn từ.

Quan niệm về diễn ngôn mà luận án sử dụng đƣợc hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm ngôn bản để chỉ loại giao tiếp bằng ngơn ngữ nói và văn bản chỉ sản phẩm bằng văn tự. Nhƣ vậy, diễn ngôn luôn có hai loại thơng tin trong hoạt động giao tiếp, thứ nhất là các thông tin miêu tả (gắn với chuỗi mệnh đề) biểu đạt bằng phƣơng tiện

ngôn ngữ, thứ hai là loại thơng tin tình huống (ngữ cảnh) nằm ở ngồi cấu trúc ngơn ngữ.

Diễn ngơn có nội dung kêu gọi là các diễn ngôn đƣợc đƣa ra với mục đích động viên, yêu cầu, cổ vũ hay khuyên bảo đối tƣợng nào đó nhằm tác động làm thay đổi hành vi, nhận thức của ngƣời nhận theo mong muốn của ngƣời kêu gọi. Lời kêu gọi là kiểu loại diễn ngôn trung tâm trong các diễn ngôn kêu gọi mà luận án đã nghiên cứu, phân tích. Nó đƣợc hiểu là một sản phẩm ngơn từ của một cá nhân có uy tín (nhƣ nhà lãnh đạo, lãnh tụ hay ngƣời đứng đầu một dân tộc, quốc gia, cộng đồng) hoặc một tổ chức đƣa ra nhằm vận động, khuyên bảo, khuyến khích, động viên hoặc yêu cầu để kêu gọi những đối tƣợng cụ thể thực hiện hành vi hoặc hành động theo mong muốn của ngƣời kêu gọi.

Diễn ngơn có nội dung kêu gọi nói chung và Lời kêu gọi nói riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đƣợc sử dụng để nhằm tuyên truyền, vận động cho nhân dân về hiểu biết cách mạng, về những công việc, hoạt động cần làm. Ngôn ngữ trong diễn ngôn luôn đƣợc sử dụng linh hoạt, sáng tạo nhằm thuyết phục, hƣớng tới thay đổi nhận thức, hành động của đối tƣợng kêu gọi.

Chƣơng 2. PHÂN TÍCH DIỄN NGƠN CĨ NỘI DUNG KÊU GỌI CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH T Ừ BÌNH DIỆN THƠNG ĐI ỆP

Thông điệp đƣợc tạo lập để cung cấp thông tin thay đổi hành vi, nhận thức của ngƣời nhận hƣớng tới mục đích tốt đẹp cho cộng đồng, xã hội. Thơng tin đó sẽ có tác động tích cực hay tiêu cực tới ngƣời nhận hoặc tạo ảnh hƣởng đến xã hội một phần do cách sử dụng ngôn từ và ngữ cảnh ra đời của thông điệp. Luận án xem xét thông điệp trên cả hai phƣơng diện là: thơng điệp từ bình diện nội dung thơng tin và cấu trúc của diễn ngôn kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn có nội dung kêu gọi của chủ tịch hồ chí minh (giai đoạn 1941 – 1969) (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)