Hành động ngôn từ trong diễn ngôn kêu gọi

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn có nội dung kêu gọi của chủ tịch hồ chí minh (giai đoạn 1941 – 1969) (Trang 111 - 113)

2.3.1 .Cấu trúc chung diễn ngôn kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh

3.3. Hành động ngôn từ tiêu biểu trong các diễn ngôn kêu gọi của Chủ tịch

3.3.1. Hành động ngôn từ trong diễn ngôn kêu gọi

Ngôn ngữ tồn tại trong các hành động ngôn từ với các giá trị ngôn trung là: trần thuật, nghi vấn, cảm thán và cầu khiến. Hành động ngôn từ thể hiện ở những biểu thức khác nhau của ngơn từ. Để thuận tiện trong phân tích, luận án dựa trên một số điều kiện dƣới đây để nhận diện các hành động ngôn từ trong các diễn ngôn kêu gọi đƣợc khảo sát: Chủ thể của hành động ở ngôi thứ nhất (hoặc đƣợc tỉnh lƣợc); Bản chất của hành động trong các diễn ngôn kêu gọi; Cách thức sử dụng hành động ngôn từ trong diễn ngơn; Thời điểm nói, tác động của giá trị ngôn trung và tính tƣơng tác xã hội của hành động ngôn từ.

Diễn ngôn kêu gọi thƣờng ngắn gọn, tập trung vào thông tin, sự việc chính, thể hiện những mong muốn của ngƣời nói với ngƣời nghe nhằm làm thay đổi hành vi, nhận thức. Hành động ngôn từ đƣợc sử dụng trong các diễn ngơn đó cũng sẽ mang những thơng tin cụ thể và chuyển tải nội dung ở mức nhiều nhất có thể. Ở phạm vi đề tài này, luận án xem xét hai hành động ngôn từ: hành động tƣờng minh và hành động nguyên cấp.

a. Hành động ngôn từ tƣờng minh là một hành động nói đƣợc thực hiện bằng một vị từ ngôn hành. Biểu thức:

Chủ thể + vị từ ngôn hành + ngƣời tiếp nhận + nội dung mệnh đề

Vị từ "kêu gọi, hạ lệnh, cảm ơn, hứa" trong các ví dụ dƣới là dấu hiệu đầu tiên để nhận biết hành động ngôn từ tƣờng minh:

Tơi kêu gọi đồng bào hãy bình tĩnh, sẵn sàng chờ lệnh của Chính phủ. (Lời kêu gọi

sau khi ký Hiệp định sơ bộ, 1946)

Tơi, Hồ Chí Minh, Chủ tịch Chính phủ lâm thời hạ lệnh cho nhân dân Bắc Bộ lập tức đình chỉ việc bất hợp tác, giữ thái độ bình tĩnh giúp Chính phủ giữ gìn trật tự. (Lời kêu

gọi đồng bào Bắc Bộ, 1945)

Tơi hứa sẽ kiên quyết làm trịn nhiệm vụ, để làm cho năm mới là năm thắng lợi hoàn toàn. (Thƣ chúc mừng năm mới, 1950)

Tơi thay mặt Chính phủ cảm ơn đồng bào Thủ đô và bộ đội hôm nay long trọng và thân mật chào mừng Chính phủ. (Diễn văn chúc mừng năm mới trong dịp lễ mừng trung

Chủ thể của hành động ngôi thứ nhất “tôi”. Khi đặt vào ngữ cảnh cụ thể, chủ thể có thể đƣợc lƣợc bỏ mà không ảnh hƣởng tới nghĩa câu. Vị từ ngôn hành “kêu gọi,hãy, hạ lệnh, hứa, cảm ơn” trực tiếp chỉ hành động.

b. Hành động ngôn từ nguyên cấp là một hành động đƣợc nói tới, khơng chứa vị từ ngôn hành. Biểu thức:

Chủ thể + Vị từ + tiếp thể (đại từ/danh ngữ) + nội dung mệnh đề (sự tình) Khi ngƣời nói dùng hành động khuyến nghị biểu đạt thông qua lời đề nghị thể hiện sự mong muốn và đạt đƣợc kết quả tích cực, cũng là một cách để định hƣớng cho ngƣời nghe hành động. Chủ thể hành động có thể tỉnh lƣợc khi đã rõ trong ngữ cảnh: “(Bác) Rất mong các đoàn, các đội và tất cả các cán bộ ra sức thi đua học tập

kinh nghiệm, sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm, làm cho những đợt sau thành công tốt đẹp hơn, sao cho các cô các chú đều xứng đáng chiến sĩ anh dũng trên mặt trận chống phong kiến.” (Thƣ gửi các cán bộ phát động quần chúng giảm tô

và cải cách ruộng đất, 1954)

Để phù hợp với mục đích nghiên cứu, luận án tiến hành phân tích một số hành động ngơn từ tiêu biểu trong các diễn ngôn kêu gọi nhằm làm rõ chức năng tác động của thông điệp đƣợc truyền đi. Đó là các hành động ngôn từ: hành động kêu gọi, hành động khuyên bảo, hành động khuyến nghị... Các hành động đó thuộc vào nhóm hành động điều khiển/ cầu khiến theo cách phân loại của Searle đƣa ra. Các vị từ ngôn hành trong các diễn ngôn kêu gọi thể hiện hành động ngôn từ kêu gọi, khuyên bảo, khuyến nghị trong bảng dƣới đƣợc luận án thống kê theo định hƣớng nghiên cứu.

Bảng 3.1. Bảng thống kê phƣơng tiện thể hiện hành động ngôn từ

Vị từ ngôn hành Kêu gọi Cam đoan Tố cáo Chúc Ra lệnh Thề Hạ lệnh Hứa Tuyên bố Tin Xin Tin rằng Khuyên Cảm ơn Đề nghị

Luận án sẽ lần lƣợt phân tích các phƣơng tiện thể hiện hành động ngôn từ trên để làm rõ mục đích và tác động ảnh hƣởng của thơng điệp kêu gọi tới ngƣời nhận, tới xã hội. Số lƣợng các phƣơng tiện biểu hiện có thể cịn nhiều hơn, nhƣng luận án cho rằng chúng phù hợp với vấn đề đang đƣợc triển khai.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn có nội dung kêu gọi của chủ tịch hồ chí minh (giai đoạn 1941 – 1969) (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)