Ngữ cảnh của diễn ngôn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn có nội dung kêu gọi của chủ tịch hồ chí minh (giai đoạn 1941 – 1969) (Trang 103 - 105)

2.3.1 .Cấu trúc chung diễn ngôn kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh

3.1. Ngữ cảnh của diễn ngôn

Ngữ cảnh là tình huống giao tiếp cụ thể (nói ở đâu, nói khi nào), liên hệ với các vai giao tiếp, hành động giao tiếp trong sử dụng ngôn ngữ... Ngữ cảnh mang dấu ấn văn hóa và cá nhân ngƣời sử dụng ngôn ngữ. Các diễn ngôn kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn có ngữ cảnh đa dạng, sống động phản ánh thực tế xã hội đang diễn ra. Để từ đó thông qua các ngữ cảnh tình huống, ngữ cảnh văn hóa – xã hội cụ thể, Ngƣời chọn lọc để truyền đi những thông điệp một cách hợp lý.

3.1.1. Ngữ cảnh tình huống của diễn ngôn kêu gọi

Ngữ cảnh tình huống của diễn ngôn kêu gọi có thể chia thành các trƣờng hợp sau:

- Khi đất nƣớc đứng trƣớc thời cơ mới, cơ hội giành thắng lợi nhƣ: cách mạng tháng Tám 1945, ký hiệp định sơ bộ 1946, chiến dịch biên giới năm 1950…

- Nhân ngày lễ tết, ngày kỷ niệm, sự kiện: năm mới, ngày quốc khánh 2 - 9, ngày quốc tế lao động 1- 5, ngày cả nƣớc lần đầu tiên đi bầu cử 1946, nhân kỷ niệm ngày 20 tháng 7, ngày thƣơng binh liệt sĩ 27 tháng 7…

- Thi đua lao động sản xuất, học tập, rèn luyện để kiến thiết đất nƣớc.

Điều kiện để xuất hiện diễn ngôn dựa trên các yếu tố: lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, sự tình ... để tạo nên thông điệp, chẳng hạn ngữ cảnh và lý do cần thành lập nghĩa thƣơng:

"Vụ này mùa được, nhưng ta phải lo xa. Mùa này được mùa sau chưa chắc được.

Ta phải để dành thóc đề phòng mùa sau khỏi đói.

Muốn để dành thì phải lập nghĩa thương." (Lời kêu gọi đồng bào nông dân thành lập nghĩa thƣơng, 1946)

Khi mùa mƣa tới, mọi ngƣời cần phải chuẩn bị và đề phòng với hậu quả của mƣa lũ. Hồ chủ tịch kêu gọi mọi ngƣời đắp đê, giữ đê:

"Mùa mưa sắp đến. Lâu ngày hạn hán, năm nay có thể lụt to. Chúng ta phải tỉnh táo đề phòng mọi bất trắc, quyết không được chủ quan.

Chúng ta phải ra sức đắp đê và giữ đê, phòng lụt và chống lụt, để bảo vệ mùa màng và tài sản của nhân dân.

Lụt năm ngoái đã gây cho ta nhiều khó khăn. Chúng ta phải nhớ bài học đau xót ấy!

" (Thƣ gửi nhân dân và cán bộ các tỉnh có đê, 1955)

3.1.2. Ngữ cảnh văn hóa của diễn ngôn kêu gọi

Ngữ cảnh văn hóa của diễn ngôn cũng góp phần tạo nên những thông điệp có lực tác động mạnh mẽ với ngƣời nhận. Tập tục, lối sống, tƣ duy ... của con ngƣời chi phối nhận thức các vấn đề. Các thông điệp phản ánh văn hóa con ngƣời, sự khác biệt văn hóa vùng miền. Bằng sự am hiểu về văn hóa của cộng đồng, vùng miền, Ngƣời đã dẫn dắt, chỉ ra lẽ phải rồi đi tới thuyết phục ngƣời nghe hành động. Chẳng hạn Ngƣời hiểu rõ đƣợc tình cảm, văn hóa uống nƣớc nhớ nguồn của ngƣời xa quê:

"Các đồng bào tuy mình trú ở nơi đất khách quê người, nhưng lòng vẫn yêu mến cố hương Tổ quốc.

Còn Tổ quốc và Chính phủ cũng luôn luôn nhớ thương các đồng bào, như bố mẹ thương nhớ những người con đi vắng. Đó là nhân tâm thiên lý, đó là tình nghĩa một nhà như thế." (Thƣ chúc tết Việt kiều ở Lào, Xiêm, 1946)

Trong giao tiếp của ngƣời Việt, hệ thống các từ xƣng hô rất đa dạng. Đó là từ xƣng hô biểu thị quan hệ thân tộc nhƣ: bác, cô, chú, cháu, anh em... Từ xƣng hô này đƣợc Bác Hồ dùng rất linh hoạt. Chẳng hạn trong các bức thƣ gửi: lúc thì dùng bác – cháu, lúc khác dùng bác – cô, chú, cũng có khi dùng bác – cán bộ, chiến sĩ. Nếu

không hiểu văn hóa, truyền thống của ngƣời Việt Nam thì rất dễ hiều nhầm, hiểu sai khi thấy cách xƣng hô này của Bác. Với ngƣời Việt, đó là cách biểu lộ sự thân thiết, gần gũi, xóa mờ đi khoảng cách giữa những ngƣời giao tiếp, để câu chuyện đƣợc nhẹ nhàng, thân mật.

Ngữ cảnh đảm bảo cho thông tin diễn ngôn kêu gọi đƣợc rõ ràng, hiểu đúng nghĩa và đạt đƣợc mục đích của ngƣời nói. Yếu tố văn hóa, tâm lý, thái độ của các bên giao tiếp trong mỗi diễn ngôn tham gia vào quá trình tƣơng tác xã hội là môi trƣờng để thông tin, nội dung thông điệp hành chức. Kiến thức và sự hiểu biết chung của Hồ chủ tịch về các vấn đề xã hội, văn hóa, lý luận chung… tham gia vào diễn ngôn. Nhƣ vậy, ngữ cảnh là điều kiện để diễn ngôn ra đời và hiểu các thông điệp đƣợc đƣa ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn có nội dung kêu gọi của chủ tịch hồ chí minh (giai đoạn 1941 – 1969) (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)