Hiệu quả của lập luận trong diễn ngôn kêu gọi

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn có nội dung kêu gọi của chủ tịch hồ chí minh (giai đoạn 1941 – 1969) (Trang 99 - 101)

2.3.1 .Cấu trúc chung diễn ngôn kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh

2.5. Lập luận trong các diễn ngôn kêu gọi

2.5.2. Hiệu quả của lập luận trong diễn ngôn kêu gọi

Lập luận là hoạt động ngôn từ trong diễn ngôn. Hiệu quả mà lập luận đem lại có tác động mạnh mẽ, đạt đƣợc hiệu ứng tâm lý to lớn. Nó là cách biểu hiện quyền lực phát ngôn, cho thấy vị thế của ngƣời nói với đối tƣợng nhận thông điệp. Lý lẽ đƣợc dùng đan xen, hỗ trợ, bổ sung cho nhau làm cho ngƣời nghe nhận thức đƣợc là hành động theo hƣớng có lợi.

a. Lập luận đạt đƣợc hiệu quả thuyết phục cao:

Hồ Chủ tịch dùng ngôn từ để lập luận sắc sảo, đanh thép trong diễn ngôn làm cho thơng điệp có tính thuyết phục cao, và thực tế đã thuyết phục đƣợc mọi đối tƣợng. Các lý lẽ xuất phát từ điều gần gũi, đơn giản nhất, từ kinh nghiệm thực tế xã hội. Ví dụ sau lập luận theo quan hệ nhân quả: nguyên nhân - kết quả và kết quả - (vì) nguyên nhân. Cấu trúc câu đƣợc lặp lại liên tục:

"Ăn no đánh mạnh, ta nhất định thắng.

Ta nhất định thắng vì cuộc kháng chiến của ta là chính nghĩa.

Ta nhất định thắng vì ta đồn kết chặt chẽ, đồng tâm nhất trí, kiên quyết kháng chiến. Ta nhất định thắng vì dân chủ tồn thế giới ủng hộ ta." (Lời kêu gọi nhân dịp Cách

mạng tháng Tám và ngày độc lập, 1951)

b. Xác lập đƣợc các hệ thống lý lẽ chắc chắn, rõ ràng để đi tới kết luận.

Để lập luận đƣợc kết quả tối ƣu nhất, ngƣời viết cần xác lập hệ thống lý lẽ đời thƣờng. Lẽ thƣờng là những chân lí thơng thƣờng có tính kinh nghiệm, mang đặc thù địa phƣơng hay dân tộc, có tính khái qt, đƣợc đa số các thành viên của một cộng đồng ngơn ngữ chấp nhận, nhờ nó mà chúng ta có thể xây dựng đƣợc những lập luận.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngƣời có vốn tri thức, phơng văn hóa phong phú, sự am hiểu sâu sắc các nền văn hóa khác nhau đƣợc Ngƣời tích lũy qua nhiều năm. Những tri thức đó đƣợc vận dụng và đƣa vào trong các lập luận, lý lẽ nhằm mục đích tác động tới ngƣời nhận một cách nhanh chóng nhất. Các lẽ thƣờng ấy có đƣợc nhờ vào một phông tri thức nền phong phú đa dạng. Hệ thống lý lẽ mà Hồ chủ tịch sử dụng trong các diễn ngơn kêu gọi, về cơ bản, có các loại:

- Lẽ thƣờng đƣợc đa số thừa nhận, có tính phổ qt. Nó đƣợc coi là cái chung cho mọi ngƣời trong đó ít ra cũng có ngƣời nói và ngƣời nghe. Ví dụ:

“Nhân dân Việt Nam và nhân dân Pháp đều chung một lý tưởng: Tự do, Bình đẳng,

Bác ái. Nhân dân Việt Nam và nhân dân Pháp có một mục đích chung: cộng tác thân thiện và bình đẳng giữa hai dân tộc.”

“Ăn no đánh mạnh, ta nhất định thắng.”

“Cả nước đồng lịng, mn người như một, chúng ta nhất định thắng lợi.”

- Lẽ thƣờng thay đổi theo cộng đồng, dân tộc, theo khơng gian, thời gian. Ví dụ: “ Theo tục lệ thường, thì đồng bào từ Nam chí Bắc, từ thành thị đến thôn quê, ai cũng

sắm sửa ăn Tết. Song Tết năm nay, phải là một Tết kháng chiến. Chiến sĩ ở tiền phương đang chịu đói chịu rét, xơng pha bom đạn, đem xương máu để giữ gìn Tổ quốc, để bảo vệ cho đồng bào hậu phương được an tồn.”

“Với lịng nồng nàn u nước và truyền thống anh dũng đoàn kết đấu tranh, với đức

tính cần cù và kiên nhẫn của nhân dân ta, tôi chắc rằng đồng bào và cán bộ sẽ vượt mọi khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, thực hiện tiết kiệm, hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất 1957.”

- Tính thang độ của lý lẽ. Ví dụ: “Tồn dân ta kháng chiến đến nay đã 5 tháng.

Đồng bào Nam Bộ kháng chiến đến nay là 20 tháng. Người Pháp đổ máu đã nhiều. Dân ta hy sinh cũng khơng ít.”

- Vận dụng thành ngữ, tục ngữ. Kho tàng tục ngữ là lý lẽ, triết lý của một cộng đồng, dân tộc. Chúng phản ánh nhận thức của con ngƣời, chứa đựng những kinh nghiệm về quy luật tự nhiên, xã hội, quy luật về mối quan hệ trong đời sống xã hội. Ở đó ngƣời ta tìm thấy các lý lẽ để xây dựng lập luận. Hồ chủ tịch đã vận dụng một cách linh hoạt kho tàng lý lẽ dân gian này vào trong diễn ngơn nhằm tăng thêm tính thuyết phục cho ngƣời nghe. Ví dụ: cứu khổ cứu nạn, tấc đất tấc vàng, thực túc

binh cường, ích nước lợi nhà, đồng tâm hiệp lực, Bán bà con xa, mua láng giếng gần ... Việc sử dụng lẽ thƣờng để lập luận phù hợp với ngữ cảnh, thể hiện sự tinh tế

nghe dễ hiểu, dễ tiếp nhận thơng tin qua đó nhằm làm tăng thêm tính thuyết phục của thơng điệp.

c. Hiệu quả của lập luận theo cách đặt câu hỏi, giải thích

Cách lập luận đó cung cấp lƣợng lớn thơng tin cho nhu cầu tìm hiểu đến nhận thức và hành động của đối tƣợng kêu gọi. Chẳng hạn, lập luận trong “Lời kêu gọi đầu

năm mới”, 1947 đƣa ra lƣợng thông tin về lịch sử, nhắc lại niềm tự hào về quá khứ

anh hùng của dân tộc ta để rồi đi tới kết luận chắc chắn:

"Từ năm nay trở đi, đồng bào ta, con cháu Hai Bà Trưng, con cháu Lý Thường Kiệt,

Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Nùng Trí Cao, có chịu để nước non Hồng Lạc cho thực dân Pháp giày xéo, có chịu để nịi giống Rồng Tiên cho thực dân Pháp giày đạp nữa không?

Không, quyết không!"

d. Dùng lập luận để hƣớng dẫn, giáo dục đối tƣợng đích.

Khi nói tới những cái mới, hiện tƣợng mới hoặc muốn hƣớng ngƣời nghe tới một đích định sẵn, Ngƣời giải thích, hƣớng dẫn hoặc khun bảo rất chi tiết. Ví dụ:

“Vì sao ta phải kháng chiến? Vì khơng kháng chiến, thì Pháp sẽ cướp nước ta lần

nữa. Chúng sẽ bắt dân ta làm nô lệ lần nữa.”

“Cuộc kháng chiến của ta:

NĂM ĐẦU là vất vả, NĂM THỨ HAI là tiến bộ,

NĂM THỨ BA sẽ là năm bước gần đến thắng lợi hoàn toàn.”

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn có nội dung kêu gọi của chủ tịch hồ chí minh (giai đoạn 1941 – 1969) (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)