Tính minh bạch của thông điệp kêu gọi

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn có nội dung kêu gọi của chủ tịch hồ chí minh (giai đoạn 1941 – 1969) (Trang 72 - 75)

1.1.1 .Tình hình nghiên cứu phân tích diễn ngơn ở ngồi nước

2.2. Thông điệp từ diễn ngôn kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh

2.2.1. Tính minh bạch của thông điệp kêu gọi

Minh bạch đƣợc hiểu là làm rõ vấn đề. Tính minh bạch là một đòi hỏi tự nhiên, là điều kiện ổn định xã hội. Đó cũng là yếu tố then chốt để đạt đƣợc sự ủng hộ của nhân dân, tính nhất quán trong chiến lƣợc và hành động đạt tới thành công. Truyền thông là sản phẩm hoạt động trao đổi thông tin của con ngƣời. Ngôn ngữ truyền thông hoạt động đa chiều và liên tục trao đổi. Nguyên tắc của truyền thơng nói chung là tính minh bạch, nói đúng, nói đủ sẽ nhận đƣợc sự ủng hộ, tạo đƣợc sự tin tƣởng, niềm tin ở ngƣời nhận. Giá trị thực sự của truyền thông là tạo ra một cộng đồng yêu thích và tạo đƣợc sự ảnh hƣởng tới công chúng. Nắm rõ nguyên tắc này, trong các diễn ngôn kêu gọi, Hồ Chủ tịch luôn cung cấp những lƣợng thơng tin đầy đủ, ngắn gọn, có những phân tích phù hợp với khả năng của đối tƣợng nhận thông điệp.

Việc minh bạch trong đƣa thông tin, nhu cầu về cung cấp thơng tin, đƣợc tìm hiểu, nắm rõ thơng tin là u cầu chính đáng của mọi ngƣời. Do vậy, thơng tin trong các thông điệp cần đƣợc rõ ràng, công khai các hoạt động nội dung làm việc, kết quả thực hiện đƣợc. Trong các diễn ngơn chính trị nói chung và diễn ngơn kêu gọi nói riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tính minh bạch của thơng điệp luôn đƣợc xác định một cách rõ ràng. Diễn ngơn kêu gọi truyền đi những thơng điệp mang tính chính trị nên việc đảm bảo tính minh bạch là yêu cầu cần thiết. Cấu trúc thông điệp rõ ràng, logic, thƣờng đƣợc trình bày theo trình tự mơ tả thực tiễn rồi đƣa ra lời kêu gọi hoặc khuyên bảo hoặc động viên, khen ngợi khích lệ ngƣời nhận. Cách thiết lập các luận cứ, luận điểm đảm bảo tính mạch lạc, logic của nội dung.

Minh bạch trong diễn ngôn kêu gọi thể hiện trên các phƣơng diện:

*Trong thông điệp kêu gọi, Hồ Chủ tịch luôn thể hiện một cách minh bạch về mục đích hành động. Mục đích rõ ràng sẽ định hƣớng hành động một cách cụ thể. Chẳng hạn, khi cần thành lập nghĩa thƣơng, Ngƣời viết:

"Hỡi đồng bào nông gia!

Vụ này mùa được, nhưng ta phải lo xa. Mùa này được mùa sau chưa chắc được.

Muốn để dành thì phải lập nghĩa thương." (Lời kêu gọi đồng bào nông dân thành lập

nghĩa thƣơng)

Khi đi bầu cử, ngƣời dân sẽ đƣợc hƣởng lợi nhƣ thế nào, có lợi ích gì: "Ngày

mai, dân ta sẽ tự do lựa chọn và bầu ra những người xứng đáng thay mặt cho mình, và gánh vác việc nước." (Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu, 1946)

*Rõ ràng về nhiệm vụ từng đối tƣợng

Khi kêu gọi, tuyên truyền, ngƣời viết cần chỉ rõ đƣợc đối tƣợng thực hiện nhiệm vụ. Nhiệm vụ cụ thể thì kết quả đạt đƣợc một cách dễ dàng. Chẳng hạn, trong chiến đấu, ai cũng cần phải đóng góp sức của mình. Ai ở vị trị nào có nhiệm vụ của vị trí đó, khơng phân biệt, cần ra sức chiến đấu vì dân tộc. Ngƣời kêu gọi mọi ngƣời phải chiến đấu bảo vệ tổ quốc bằng mọi thứ có trong tay:

"Chúng ta phải đứng lên!

Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, khơng có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước." (Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến)

*Chính xác và rõ ràng về nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi ngƣời

Đối tƣợng nhận thông điệp đƣợc xác định ngay ở phần mở đầu diễn ngôn hoặc đƣợc nhắc đến trong từng vấn đề đƣợc phân tích. Từ đó định rõ đƣợc nghĩa vụ và trách nhiệm cần phải làm của từng đối tƣợng. Nghĩa vụ và trách nhiệm ấy phù hợp và đúng với khả năng và thực lực của các đối tƣợng. Trong “Lời kêu gọi thi đua ái

quốc”, Bác đã chỉ ra từng đối tƣợng và nhiệm vụ cần làm để đạt đƣợc kết quả:

"Để đi đến kết quả tốt đẹp đó, tơi xin:

Các cụ phụ lão thi đua đốc thúc con cháu hăng hái tham gia mọi công việc, Các cháu nhi đồng thi đua học hành và giúp việc người lớn,

Đồng bào phú hào thi đua mở mang doanh nghiệp, Đồng bào công nông thi đua sản xuất,

Đồng bào trí thức và chun mơn thi đua sáng tác và phát minh, Nhân viên Chính phủ thi đua tận tụy làm việc, phụng sự nhân dân, Bộ đội và dân quân thi đua giết cho nhiều giặc, đoạt cho nhiều súng.

Nói tóm lại, ai cũng thi đua, ai cũng tham gia kháng chiến và kiến quốc. Phong trào sôi nổi."

Nghĩa vụ và trách nhiệm ln đi liền nhau. Một ngƣời khi ở vị trí nào thì sẽ đảm đƣơng cơng việc tƣơng ứng và đi kèm với nó là nghĩa vụ, quyền lợi tƣơng ứng. Trong ví dụ trên, ngƣời cao tuổi thì đốc thúc con cháu làm việc, cán bộ nhân viên thì phải phụng sự nhân dân, bộ đội thì chiến đấu bảo vệ tổ quốc …

*Cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng cho ngƣời nhận biết

Thông điệp kêu gọi để tác động, thuyết phục, làm thay đổi nhận thức của đối tƣợng đích nên lƣợng thơng tin phải đƣợc đƣa ra một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời. Số liệu làm bằng chứng phải cụ thể trong từng trƣờng hợp. Các thông tin, hay số liệu đó cần đƣợc phân tích và dùng chúng để làm gì. Trong “Lời kêu gọi nhân kỷ

niệm một năm kháng chiến toàn quốc”, ngƣời viết đã cung cấp một lƣợng thông tin

cụ thể:

"Từ ngày đầu, bọn qn phiệt thực dân khoe miệng rằng: chóng thì dăm tuần, chậm

thì 3 tháng, chúng sẽ chinh phục ta, nhưng nay đã trải qua mấy lần dăm tuần, mấy lần 3 tháng, chúng đã được kết quả gì?

Chúng mất hơn 20.000 lính Pháp chết và bị thương. Chúng tốn hơn 3.000 triệu bạc. Chúng chiếm mấy thành thị đã hoá ra đống tro tàn. Chúng đã mua chuộc được một lũ bất trung, bất hiếu làm bù nhìn, nhưng lũ đó đều bị tồn dân phỉ nhổ. Bao nhiêu đồn điền, mỏ than, nhà buôn, xưởng máy của chúng đều bị tan hoang. Chính phủ ở Pháp và bộ chỉ huy của chúng ở đây đã phải thay đổi mấy lần. Vì chết nhiều người, tốn nhiều của mà nhân dân Pháp đã lên tiếng phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa này.

Đó là cái kết quả mà bọn thực dân phản động đã lượm được, một thứ kết quả trái hẳn với hy vọng của chúng."

Thông tin và số liệu đƣợc cung cấp đó tạo đƣợc động lực thúc đẩy ngƣời nghe, tạo thêm sự tin tƣởng vào thành cơng của cuộc kháng chiến.

*Xây dựng lịng tin với nhân dân

Trong các thông điệp, Hồ chủ tịch luôn xác định việc xây dựng uy tín của chính phủ, tổ chức cách mạng, khẳng định hoặc nhấn mạnh uy tín với nhân dân để gây dựng lòng tin với chính phủ. Cán bộ, hay nhà nƣớc vì dân, phục vụ nhân dân. Ngƣời luôn coi quyền lợi của dân chính là lợi ích của cán bộ.

Bác Hồ thƣờng dùng uy tín của cá nhân để khuyên bảo mọi ngƣời cần thực hiện những hành động đúng đắn, từ đó tạo sự tin tƣởng với nhân dân. Chẳng hạn, trong “Lời kêu gọi đồng bào Bắc bộ”, bên cạnh những việc chỉ ra những cái chƣa

đƣợc, Hồ chủ tịch khuyên bảo ngƣời dân bằng tình cảm, mong muốn ngƣời dân yêu mến mình thì hãy làm theo mệnh lệnh đó:

"Việc bất hợp tác sáng hôm qua chẳng những không do mệnh lệnh Chính phủ mà

trái với chính sách Chính phủ. Việc đó tỏ rằng một số quốc dân chưa hiểu kỷ luật. Biết theo những mệnh lệnh Chính phủ, làm cho thế giới thấy rằng dân tộc ta xứng đáng độc lập, Chính phủ ta có đủ oai quyền. Vậy tơi, Hồ Chí Minh, Chủ tịch Chính phủ lâm thời hạ lệnh cho nhân dân Bắc Bộ lập tức đình chỉ việc bất hợp tác, giữ thái độ bình tĩnh giúp Chính phủ giữ gìn trật tự.

Đồng bào yêu mến tôi, nghe lời tôi."

Với uy tín cá nhân, vị thế đảm nhiệm, Hồ chủ tịch dùng lời khen hoặc hình thức khen thƣởng để khích lệ những ngƣời hoạt động, làm việc đạt hiệu quả tốt. Khen thƣởng một cách công khai, đúng thực tế: khen ai, ai khen, khen nhƣ thế nào, khen để làm gì hoặc tại sao lại phải khen, ví dụ nhƣ: "Riêng về phần tơi, tơi để dành

một phần thưởng đặc biệt cho cán bộ, chiến sĩ nào hoặc đơn vị nào sẽ lập được công oanh liệt nhất, vẻ vang nhất." (Lời kêu gọi tƣớng sĩ, vệ quốc quân nhân cuộc vận động luyện bộ

đội lập chiến công)

So với những lời kêu gọi đã từng xuất hiện trong lịch sử của Việt Nam, cách xây dựng lòng tin trong các diễn ngơn của Hồ chủ tịch có sự khác biệt rõ ràng. Lịng tin mà Hồ chủ tịch xây dựng bắt nguồn từ nhân dân, quyền lợi của ngƣời dân. Cán bộ, chiến sĩ phải phục vụ dân, làm mọi thứ vì dân. Niềm tin đƣợc nhắc tới trong bài thơ “Nam quốc sơn hà” đƣợc gắn với sự sắp đặt của trời, dựa vào niềm tin đƣợc thần thánh hóa của ngƣời dân để tạo nên sức mạnh chiến thắng. Ở “Hịch tướng sĩ” của Hƣng Đạo Vƣơng Trần Quốc Tuấn, lòng tin đƣợc xây dựng trên cơ sở gắn lợi ích của dân với thái ấp với quyền lợi của tầng lớp thống trị. Lòng tin ở đây là đặt vào sự đảm bảo của tầng lớp thống trị, quan lại. Binh lính, ngƣời dân chiến đấu, lao động để phục vụ cho tầng lớp đó và sẽ đƣợc bảo vệ, yên ổn sinh sống no. Nhƣ vậy, ở những thời điểm, chế độ chính trị khác nhau thì cơ sở để gây dựng niềm tin tạo ảnh hƣởng xã hội thay đổi, và lợi ích xã hội cũng khác đi.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn có nội dung kêu gọi của chủ tịch hồ chí minh (giai đoạn 1941 – 1969) (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)