Hành động kêu gọi

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn có nội dung kêu gọi của chủ tịch hồ chí minh (giai đoạn 1941 – 1969) (Trang 113 - 114)

2.3.1 .Cấu trúc chung diễn ngôn kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh

3.3. Hành động ngôn từ tiêu biểu trong các diễn ngôn kêu gọi của Chủ tịch

3.3.2. Hành động kêu gọi

Hành động ngôn từ kêu gọi là hành động ngôn từ trung tâm, cốt lõi của các diễn ngôn kêu gọi. Ngƣời nói động viên, yêu cầu ngƣời nghe thực hiện một hành động nào đó. Khi sử dụng hành động kêu gọi, ngƣời nói chỉ ra lợi ích, cái đƣợc, cái không đƣợc khi thực hiện hành vi nào đó. Cũng có khi ngƣời nói phải thể hiện cho đƣợc trách nhiệm, vai trò của mình khi kêu gọi, tránh áp đặt ngƣời nghe chỉ hành động theo một chiều, theo ý định của mình.

*Hành động kêu gọi tƣờng minh:

Vị từ chính để nhận diện hành động này là vị từ "kêu gọi". Từ điển Tiếng Việt định nghĩa, kêu gọi là: đg. Lên tiếng yêu cầu, động viên làm việc gì [108, 488].

Biểu thức hành động:

Chủ thể + vị từ + ngƣời tiếp nhận + nội dung mệnh đề

Các vị từ kêu gọi có thể chỉ cần xuất hiện một mình nhƣng cũng có lúc đƣợc đi kèm với vị từ "hãy" nhằm nhấn mạnh hành động cần thực hiện. Biểu thức của nó:

Chủ thể + kêu gọi + ngƣời tiếp nhận + hãy + nội dung mệnh đề Ví dụ:

Tôi kêu gọi đồng bào hăng hái tham gia phong trào thi đua này.” (Lời kêu gọi thi đua sản xuất tiết kiệm mùa xuân, 1955)

"Tôi thay mặt Chính phủ kêu gọi toàn thể đồng bào ra sức tăng gia sản xuất, ra sức cất lúa, giữ đê, ra sức ủng hộ bộ đội." (Lời kêu gọi nhân kỷ niệm sáu tháng kháng chiến, 1947)

"Tôi thân ái kêu gọi toàn thể đồng bào, quân đội và cán bộ hãy theo đúng đường lối, làm đúng chính sách của Đảng và Chính phủ, đấu tranh để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc." (Lời kêu gọi sau khi Hội nghị Giơnevơ thành công, 1954)

Để nhấn mạnh mục đích kêu gọi, vị từ tình thái "thiết tha" đƣợc đặt trƣớc từ "kêu gọi". Khi thêm yếu tố tình thái vào, Hồ chủ tịch muốn cho ngƣời nhận thấy

đƣợc vấn đề hoặc hành động đó là cấp thiết và biểu lộ rằng mình hết sức mong muốn, khẩn cầu đƣợc đáp ứng nguyện vọng. Ví dụ:

Tôi thiết tha kêu gọi các người mau mau quay về với Tổ quốc, các người sẽ được đối đãi tử tế.” (Lời kêu gọi ngụy binh quay về với tổ quốc, 1951)

Tôi thiết tha kêu gọi các bạn hãy vì hoà bình, công lý, vì nhân đạo, tự do, chặn bàn tay đẫm máu của bọn Mỹ - Diệm và ủng hộ mạnh mẽ hơn nữa cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân miền Nam Việt Nam, đến thắng lợi hoàn toàn.” (Tuyên bố ngày 29 tháng 8 năm 1963)

*Hành động kêu gọi nguyên cấp:

Vị từ thể hiện kêu gọi một hành động cụ thể nào đó mà ý nghĩa của nó đƣợc xác định dựa trên các vị từ ngôn hành hoặc nghĩa của toàn câu. Vị thế giao tiếp của chủ thế phát ngôn cũng là một yếu tố chi phối đến ngữ nghĩa của vị từ. Vai trò là chủ tịch nƣớc, là nhà lãnh đạo cao cấp, tức là chủ thể phát ngôn ở vị thế cao nhƣng khi phát ngôn Hồ chủ tịch thƣờng hạ vị thế của mình xuống để nói.

"Đồng bào cả nước hãy tin tưởng chắc chắn vào thắng lợi cuối cùng, vào tương lai rực rỡ của Tổ quốc ta." (Lời kêu gọi nhân ngày 20 tháng 7, 1965)

"Các bạn hãy cố gắng học tập, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm, để tiến bộ mãi, nhất là phải làm kiểu mẫu trong mọi việc cho các em bắt chước." (Thƣ gửi hội nghị các cán bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc, 1950)

Vị từ "xin" đƣợc sử dụng để biểu đạt nghĩa kêu gọi, ngƣời nói chờ đợi, mong muốn ngƣời nghe thực hiện hành động.

Tôi xin thay mặt toàn thể thiếu nhi Việt Nam kêu gọi các nhà văn hoá Việt Nam hãy chú ý đặc biệt đến nhi đồng. (Các nhà văn hóa Việt Nam hãy đặc biệt chú ý đến nhi đồng, 1946)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn có nội dung kêu gọi của chủ tịch hồ chí minh (giai đoạn 1941 – 1969) (Trang 113 - 114)