Bảng thống kê số lần xuất hiện câu hô gọi trong diễn ngôn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn có nội dung kêu gọi của chủ tịch hồ chí minh (giai đoạn 1941 – 1969) (Trang 89)

TT Số lần

xuất hiện/diễn ngôn

Diễn ngôn Tổng

Lời kêu gọi Thƣ tín Tên gọi khác

1 1 lần 25 30 08 63

2 2 lần 19 08 02 58

4 4 lần 04 02 x 24 5 5 lần 02 01 x 15 6 6 lần 04 x x 24 7 7 lần 01 x x 07 8 10 lần x 01 01 20 9 Khơng có 14 11 10 34

Số lần xuất hiện câu hô gọi ở diễn ngôn Lời kêu gọi là nhiều nhất 135 lần/ 117 diễn ngơn có câu hơ gọi, cá biệt nhƣ trong diễn ngơn "Kính cáo đồng bào", "Thư từ

nước ngồi gửi về (1941)" có số lần xuất hiện câu hơ nhiều nhất tới 10 lần. Chẳng

hạn trong "Thƣ từ nƣớc ngoài gửi về", đƣợc mở đầu là 04 câu hô liên tiếp nêu ra bốn đối tƣợng khác nhau. Các lần sau có lặp lại hoặc là nêu tên từng đối tƣợng cụ thể và hƣớng họ tới những hành động phù hợp với vai trị của mình.

"Cùng các vị phụ lão!

Cùng các vị chí sĩ!

Cùng các giới sĩ, nơng, cơng, thương, binh! Cùng tồn thể đồng bào thân ái!

...... Hỡi đồng bào toàn quốc! Mau mau đứng dậy. Bắt chước tinh thần anh dũng

của nhân dân Trung- quốc! Mau mau đứng dậy tổ chức hội Cứu quốc đánh Pháp, đánh Nhật.

Hỡi các vị phụ huynh! Hỡi các vị chí sĩ!

Mấy trăm năm trước, vào lúc người ta đương nguy khốn vì nạn xâm lăng của quân Nguyên, phụ huynh đời Trần đã bừng bừng nổi dạy hiệu triệu con em toàn quốc nhất tề giết giặc, cuối cùng giúp được dân thốt khỏi vịng nguy khốn, tiếng thơm để lại muôn đời. Các vị phụ lão và các vị chí sĩ nước ta nên bắt chước sự nghiệp vẻ vang cứu nước của tổ tông chúng ta vậy.

Hỡi các nhà phú hào, quân nhân, cơng nhân, nơng dân, trí thức, viên chức, thương nhân, thanh niên, phụ nữ nhiệt tâm yêu nước! Hiện nay vấn đề dân tộc giải phóng là cao hơn tất cả. Chúng ta hãy đoàn kết lại! Đồng tâm hiệp lực đánh đổ Nhật, Pháp và bọn chó săn của chúng, để cứu dân ta ra khỏi nước sâu lửa nóng.

Đồng bào thân ái!

Cứu nước là sự nghiệp chung của nhân dân toàn quốc. Người Việt- nam ta ai nấy đều phải gánh một phần trách nhiệm cứu nước. Người có tiền xuất tiền, người có sức ra sức,

ai có tài năng thì góp tài năng. Tơi nguyện đem hết tài mọn sức hèn xin đi theo các vị, dẫu có tan xương nát thịt cũng không tiếc.

Các chiến sĩ cách mệnh!

Thời cơ đã đến! Hãy phất cao ngọn cờ khởi nghĩa, lãnh đạo nhân dân toàn quốc đánh đổ Nhật, Pháp! "

Phân tích ví dụ trên, thấy đƣợc rằng khi đối tƣợng còn chƣa tiếp cận với vấn đề mới, chƣa rõ về nội dung cần hành động thì việc chỉ vào/ gọi tên từng đối tƣợng cụ thể nhƣ vậy là cần thiết và rõ ràng.

2.4.2. Vị trí câu hơ trong cấu trúc diễn ngơn

Câu hơ có mặt ở cả ba phần của cấu trúc diễn ngôn. Khi ở phần mở đầu của diễn ngôn, khi lại đƣợc lặp lại ở phần khai triển, cũng có trƣờng hợp lại đƣợc đặt ở phần kết. Khi câu hô gọi đƣợc lặp lại, nó có vai trị nhấn mạnh, nhắc lại đối tƣợng đƣợc chỏ vào. Đây cũng là một cách lập luận nhằm tăng tính thuyết phục với đối tƣợng kêu gọi, với ngƣời nghe nói chung.

- Câu hơ xuất hiện ở đầu diễn ngôn

Nhiệm vụ của câu này dùng để mở đầu diễn ngôn, chỉ vào đối tƣợng nhận thông điệp hay là gọi tên đối tƣợng cần thực hiện hành động. Đây là dấu hiệu hình thức để nhận biết các diễn ngôn kêu gọi của Hồ Chủ tịch, đồng thời là tiêu chí để nhận diện chúng. Ví dụ:

"Hỡi các bậc phụ huynh!

Hỡi các hiền nhân, chí sĩ!

Hỡi các bạn, sĩ, nơng, cơng, thương, binh!" (Kính cáo đồng bào)

- Câu hơ có vị trí ở phần khai triển của diễn ngơn dùng để nhắc lại đối tƣợng hoặc dùng để nhấn mạnh các nhiệm vụ cụ thể của họ. Tùy thuộc vào nội dung, câu này có thể đƣợc lặp lại nhiều lần ở phần khai triển hoặc có nhiều câu hơ gọi hƣớng tới các đối tƣợng khác nhau. Ví dụ trong “Lời kêu gọi quốc dân đồng bào”:

"Quốc dân đồng bào!

Nhân dân Việt Nam hoan nghênh quân Đồng minh kéo vào Việt Nam để tước khí giới quân Nhật, nhưng cương quyết phản đối quân Pháp kéo vào Việt Nam, vì mục đích của họ chỉ là hãm dân tộc Việt Nam vào vịng nơ lệ một lần nữa.

Hỡi đồng bào!

Hiện một số quân Pháp đã lọt vào nước ta. Đồng bào hãy sẵn sàng đợi lệnh Chính phủ để chiến đấu!"

- Câu hô gọi ở phần kết của diễn ngôn

Câu hô trong cấu trúc phần kết để nhắc lại nhằm nhấn mạnh đối tƣợng kêu gọi. Diễn ngơn có câu hơ xuất hiện ở phần kết khơng nhiều. Ví dụ:

"Hỡi anh em nhà nông, tiến lên! tiến lên!" (Gửi nơng gia Việt Nam)

Hoặc:

"Hỡi đồng bào tồn quốc và toàn thể tướng sĩ!

Chúng ta cứ mạnh dạn tiến lên!

Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi!

Thống nhất độc lập nhất định thành công!" (Lời kêu gọi nhân kỷ niệm một năm

kháng chiến toàn quốc)

2.4.3. Các từ dùng để hơ gọi

Phần hơ gọi có tác dụng thu hút hoặc gây sự chú ý của đối tƣợng đƣợc kêu gọi vào nội dung kêu gọi. Tác giả sử dụng câu hô gọi nhƣ một cách lôi kéo/ gây sự chú ý, dẫn dắt vào vấn đề, nội dung của phần kêu gọi đồng thời nhấn mạnh lại đối tƣợng đƣợc kêu gọi. Dấu hiệu để nhận diện cấu trúc hô gọi là các từ dùng để hô gọi, nhƣ: Hỡi, Cùng, Kính gửi, Thƣa ...Ví dụ: Hỡi đồng bào toàn quốc, Thưa đồng bào yêu quý, Cùng đồng bào nơng dân lao động … Có trƣờng hợp câu hơ gọi khơng cần từ

đánh dấu phía trƣớc nhƣ: Đồng bào yêu quý; Toàn quốc đồng bào ...

Bảng 2.5. Bảng thống kê các từ, ngữ dùng để hơ gọi Hình thức

Từ hơ gọi Hỡi Cùng Thƣa Gửi Kính gửi Thân ái Thân gửi

Khơng có từ hơ gọi Đồng bào thân mến

Đồng bào điền chủ nông gia Đồng bào và chiến sĩ yêu quý Đồng bào yêu quý

Đồng bào và bộ đội thân mến Quốc dân Việt Nam

Quốc dân đồng bào Tồn thể đồng chí Tồn quốc đồng bào Anh em ơi

Các từ dùng để hô gọi đƣợc ngƣời sử dụng linh hoạt, thay thế cho nhau trong các trƣờng hợp cụ thể. Cách dùng từ này phản ánh đƣợc chiến lƣợc giao tiếp khi tiếp cận các đối tƣợng kêu gọi.

*Các từ hô gọi xuất hiện nhiều:

Luận án thống kê đƣợc các từ để hô gọi nhƣ bảng trên, trong đó hai từ “hỡi”, “cùng” xuất hiện nhiều nhất.

- Hỡi: Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê, 2006) c. dùng trƣớc hoặc sau từ chỉ đối tƣợng kêu gọi. 1. Biểu thị ý gọi ngƣời ngang hàng trở xuống một cách thân mật hoặc kêu gọi số đông một cách trang trọng. Từ Hỡi có số lần xuất hiện trong phần mở đầu diễn ngôn là 34 lần/152 diễn ngơn và trong tồn cấu trúc diễn ngôn là 90 lần/ 152 diễn ngơn. Ví dụ: Hỡi đồng bào! Hỡi đồng bào và chiến sĩ cả nước! Hỡi các bậc phú

hào yêu nước, thương nòi! Hỡi đồng bào yêu quý! …

- Cùng: Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê, 2006), k. Từ biểu thị quan hệ liên hợp. 1 Biểu thị ngƣời hay sự vật sắp nêu ra có mối quan hệ đồng nhất về hoạt động, tính chất hoặc chức năng với ngƣời hay sự vật vừa đƣợc nói đến. 2 Biểu thị ngƣời sắp nêu ra là đối tƣợng mà chủ thể của hoạt động vừa nói nhằm tới, coi là có quan hệ tác động qua lại mật thiết với mình. Ví dụ: Cùng đồng bào cả nước, Cùng các cán bộ

Vệ quốc qn, dân qn du kích, Cùng tồn thể chiến sĩ ... Số lần xuất hiện của từ

Cùng trong diễn ngôn 71 lần/152 diễn ngôn kêu gọi. Khác với từ Hỡi, từ Cùng chỉ xuất hiện trong cấu trúc hô gọi dùng để mở đầu diễn ngôn. Khi cần lặp lại hô gọi các đối tƣợng từ này đƣợc lƣợc bỏ đi, hoặc dùng câu hơ gọi có từ Hỡi nhƣ trong diễn ngôn "Lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và ngày Độc lập (1950),

Lời kêu gọi nơng dân ...". Ví dụ trong “Thư chúc tết đồng bào Việt kiều ở Lào, Xiêm”,

từ Cùng chỉ xuất hiện một lần ở đầu diễn ngôn:

"Cùng kiều bào yêu quý ở Lào và ở Xiêm,

Các đồng bào tuy mình trú ở nơi đất khách quê người, nhưng lòng vẫn yêu mến cố hương Tổ quốc. .....

Đồng bào Việt Nam ở Lào,

Lào và Việt là hai nước anh em. Mối quan hệ giữa hai dân tộc rất là mật thiết. Đối với kiều bào ta làm ăn sinh sống ở đất nước Lào thì Lào lại như là một Tổ quốc thứ hai. ......

Đồng bào Việt Nam ở Xiêm,

Trong những năm qua, ở bên nước láng giềng, đồng bào đã có những hoạt động cho cơng cuộc giải phóng nước nhà, tuy bị sống trong những hồn cảnh khó khăn. ....."

Nhƣ vậy, câu hơ gọi trong cấu trúc diễn ngơn kêu gọi có nhiều ý nghĩa khác nhau. Nó hƣớng tới đối tƣợng cụ thể, có tác dụng giúp duy trì, lơi kéo sự chú ý của ngƣời nghe vào nội dung đang đƣợc nói đến.

2.5. Lập luận trong các diễn ngôn kêu gọi

Ở trên luận án đã mơ tả, phân tích về hình thức, các yếu tố cấu trúc của diễn ngôn. Ở mục này, luận án xem xét lập luận là một yếu tố về nội dung để phân tích và làm rõ hiệu quả, sự tác động của thơng điệp.

Lập luận có vai trị quan trọng trong cuộc sống. Ngƣời ta dùng lập luận để chứng minh một điều gì đó, giải thích sự việc, hành động nào đó, để thuyết phục ngƣời khác tin và làm theo hoặc là để bác bỏ một giả thuyết, ý kiến khác. Trong phân tích diễn ngơn, lý thuyết lập luận chỉ ra rằng khi ngôn ngữ đi theo lập luận thì diễn ngơn phải là chuỗi câu, trong đó có một chuỗi biểu nghĩa sự tình, nhận xét, bình luận ... Chuỗi câu đó phải diễn giải đƣợc những lý lẽ xác đáng của logic. Nguyễn Đức Dân nhận định, lập luận là một hoạt động ngôn từ. Bằng công cụ ngơn ngữ ngƣời nói đƣa ra những lý lẽ/ luận cứ nhằm dẫn dắt ngƣời nghe đến một hệ thống những xác tín nào đó: rút ra một (/ một số) kết luận hay chấp nhận một (/ một số) kết luận nào đó [22,165]. Nó là một chu trình khép kín gồm luận chứng, lý lẽ, có lúc đƣợc lặp đi lặp lại trong hội thoại và văn bản.

Trên phƣơng diện cấu tạo, trong lập luận có luận cứ và kết luận và quan hệ lập luận. Luận cứ là cái cho sẵn hay tiền đề đƣợc dùng làm chỗ dựa cho một mệnh đề hay một lý thuyết, hoặc dùng để phản bác lại các mệnh đề hay cái lý thuyết. Kết luận là cái mệnh đề hay lý thuyết cụ thể đƣợc lấy làm đúng và đƣợc đƣa ra để bênh vực bằng các luận cứ. Do vậy, quan hệ lập luận là quan hệ giữa luận cứ và kết luận. Mỗi một luận cứ là một hiệu lực tại lời, có khi hơn, hai, ba luận cứ mang một hiệu lực tại lời.

Lập luận để đi tới mục đích về tính hiệu quả. Diễn ngơn chính trị đặt ra mục tiêu dẫn dắt, lôi kéo hoặc thuyết phục thêm đƣợc mọi ngƣời hƣớng theo những điều mà mình đề ra và từ bỏ xác tín cũ của họ, hoặc ít nhất là giữ vững đƣợc những ngƣời đã tin theo mình. Một lập luận thành cơng, tạo đƣợc hiệu quả cần: các yếu tố logic, lý lẽ; yếu tố biểu cảm, gây xúc động; yếu tố về đặc điểm, tâm lý ngƣời nghe. Các diễn ngơn chính trị nổi tiếng thƣờng mang trong nó những chân lý, những cái hiển nhiên sẵn có đƣợc thể hiện bằng ngơn ngữ với lập luận chặt chẽ, nhƣ lập luận trong Hịch tướng sĩ, Bình Ngơ đại cáo, Tun ngơn độc lập...

2.5.1. Các kiểu lập luận trong diễn ngôn kêu gọi

Lập luận ngơn từ trong các diễn ngơn chính trị của Bác luôn sắc bén thôi thúc ngƣời dân hành động vì lợi ích của dân tộc, vì những mục tiêu cao cả. Tùy thuộc theo nội dung hay độ dài của diễn ngôn mà sử dụng nhiều hay ít các kiểu lập luận. Lập luận muốn có sức thuyết phục cần dựa trên lý lẽ đáng tin cậy. Luận án phân tích một số kiểu lập luận trong diễn ngôn kêu gọi để làm rõ mục tiêu hƣớng dẫn, giải thích, lơi kéo hoặc thuyết phục hoặc giữ vững niềm tin.

a. Từ mặt hình thức

* Lập luận theo quan hệ nhân quả

Các diễn ngôn kêu gọi xét về tổng thể là một cấu trúc lập luận nhân quả. Trong từng diễn ngôn, lập luận nhân quả đƣợc dùng nhiều nhằm mục đích thuyết phục ngƣời nghe bằng những chứng cứ, luận điểm đơn giản, cụ thể. Hồ chủ tịch sử dụng rất đa dạng các kiểu lập luận để đạt đƣợc hiệu quả tốt nhất.

*Lập luận theo điều kiện cần

Nếu A thì B. A chỉ là lý do, điều kiện cần để dẫn tới kết luận B.

"Vì cứu quốc, các chiến sĩ đấu tranh ở ngồi mặt trận, vì kiến quốc, nhà nơng phấn

đấu ngoài đồng ruộng. Chiến sĩ ra sức giữ gìn nước non. Nhà nơng ra sức giúp đỡ chiến sĩ. Hai bên công việc khác nhau, nhưng thật ra là hợp tác. Cho nên hai bên đều có cơng với dân tộc, đều là anh hùng." (Gửi nông gia Việt Nam)

"Phụ nữ lại càng cần phải học, đã lâu chị em bị kìm hãm, đây là lúc chị em phải cố

gắng để kịp nam giới, để xứng đáng mình là một phần tử trong nước, có quyền bầu cử và ứng cử." (Lời kêu gọi chống nạn thất học)

Hình thức: Nếu A thì B. A là điều kiện tất yếu của B. Ví dụ muốn giữ đƣợc độc lập, dân giàu nƣớc mạnh thì chỉ có cách là phải học tập:

"Muốn giữ vững nền độc lập,

Muốn làm cho dân mạnh nước giàu,

Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ." (Lời kêu gọi chống nạn thất học)

*Lập luận theo điều kiện duy nhất

Hình thức: A là nguyên nhân duy nhất của B. Chỉ A mới có B hoặc khơng có B nếu khơng có A. Chẳng hạn nhƣ, khi đất nƣớc gặp cơn nguy khốn thì chỉ có một lựa chọn để thực hiện hành động. Đó là sự đồn kết trong nhân dân: "Đế quốc Nhật

đã bị sa lầy ở Trung Hoa, lại đương gay go với Anh- Mỹ. Hiện thời muốn đánh Pháp, Nhật, ta chỉ cần một điều: Tồn dân đồn kết." (Kính cáo đồng bào)

Hoặc chỉ ra lý do, nguyên nhân để có đƣợc cơ hội duy nhất cho nhân dân cả nƣớc đồng lịng giải phóng đất nƣớc: "Căm giận thay giặc Nhật tự do hoành hành,

khiến cho nhân dân ta càng thêm đau khổ. Hiện nay tình thế của giặc Nhật vơ cùng khốn đốn, do sự phản công của phe Đồng minh, Mỹ, Anh, Tàu. Máy bay Đồng minh đã đánh phá đất nước Việt ta, mà giặc Nhật đã không đủ sức để chống lại, rõ ràng thế yếu của chúng đã lộ rõ mười phần.

Đây là cơ hội duy nhất, nhân dân cả nước ta từ trên xuống dưới, từ giàu đến nghèo, phải cùng nhau góp sức, đấu tranh tự giải phóng để tìm đường sống." (Thƣ

gửi các bậc hào lý, hƣơng dịch)

*Lập luận bằng cách đƣa câu hỏi

Hỏi là một cách lập luận khéo léo, tế nhị. Thay vì khẳng định, việc đƣa ra câu hỏi về một sự kiện, hiện tƣợng nào đó lại có tác dụng tích cực và đem lại hiệu quả cao. Ngƣời ta dùng câu hỏi để tăng tính thuyết phục, làm rõ ràng vấn đề hoặc là một cách thu hút ngƣời nghe. Cách lập luận này đƣợc Bác Hồ sử dụng nhiều trong các diễn ngôn nhằm tạo ra các hiệu ứng tích cực, giảm hoặc tăng thêm mức độ của vấn đề đƣợc nhắc tới… Ngƣời viết sử dụng cặp hỏi – đáp để kéo gần khoảng cách giữa ngƣời nói và ngƣời nghe, tạo nên cảm giác đang đối thoại trực tiếp với nhau. Đó

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn có nội dung kêu gọi của chủ tịch hồ chí minh (giai đoạn 1941 – 1969) (Trang 89)