Hành động khuyên bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn có nội dung kêu gọi của chủ tịch hồ chí minh (giai đoạn 1941 – 1969) (Trang 114 - 116)

2.3.1 .Cấu trúc chung diễn ngôn kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh

3.3. Hành động ngôn từ tiêu biểu trong các diễn ngôn kêu gọi của Chủ tịch

3.3.3. Hành động khuyên bảo

Từ điển Tiếng Việt, khuyên bảo: đg. Nói với thái độ ân cần cho ngƣời khác biết điều mình cho là ngƣời đó nên làm; Nói với thái độ ân cần cho biết điều hay lẽ phải, điều nên làm hoặc khơng nên làm (nói khái qt); Đƣa ra lời khuyên (thƣờng là công khai với số đông) tác động đến tinh thần để gây sự phấn khởi, tin tƣởng mà cố gắng hơn [124, 516].

Hành động khuyên bảo là một bộ phận của hành động cầu khiến. Ngƣời nói mong muốn, hy vọng về những hành động, sự việc sẽ thực hiện của ngƣời nghe, và cũng có thể có trách nhiệm của mình trong đó. Khi sử dụng hành động khun bảo

ngƣời nói sẽ tránh đi đƣợc sự áp đặt chủ quan hay chỉ dạy khi thể hiện mong muốn hoặc can dự của mình đối với ngƣời nghe. Với một thái độ ân cần, quan tâm, Hồ chủ tịch đƣa ra những mong muốn tốt đẹp, tích cực hƣớng tới ngƣời nhận và chờ đợi những hành động, chuyển biến về nhận thức khi nhận thông điệp.

*Hành động khuyên bảo tƣờng minh

Chủ thể + vị từ (khuyên) + ngƣời tiếp nhận + nội dung mệnh đề

Vị từ nhận diện của nhóm hành động này là "khuyên". Theo Từ điển tiếng Việt, Khuyên đg. Nói với thái độ ân cần cho ngƣời khác biết điều mình cho là ngƣời đó nên làm [124, 516].

Ngƣời nói mong muốn ngƣời nghe thực hiện hành động mang tính chất tự nguyện. Ngƣời nói chỉ gợi ý hoặc đƣa ra ý kiến khơng mang tính bắt buộc thực hiện mà để ngƣời nghe tự mình suy nghĩ và lựa chọn cách thực hiện. Yếu tố tình thái trong câu này thƣờng mang tính gần gũi, thân mật. Ví dụ:

Tơi khun các bạn: Các bạn cứ yên lòng làm ăn như thường. (Lời kêu gọi nhân

ngày thủ đơ giải phóng, 1954)

Tơi thay mặt Chính phủ khun các cán bộ chính trị, hành chính và chun mơn phải cố gắng khắc phục mọi nỗi khó khăn, ra sức sửa chữa các khuyết điểm, gắng làm những cán bộ kiểu mẫu. (Lời kêu gọi nhân kỷ niệm 6 tháng kháng chiến, 1947)

Tôi thân ái khuyên các cháu thanh niên và nhi đồng chăm chỉ học tập, hăng hái tham gia công việc khôi phục và xây dựng Thủ đô yêu quý của chúng ta, mà mai sau các cháu sẽ là chủ nhân. (Lời kêu gọi nhân ngày thủ đơ giải phóng, 1954)

"Vậy tôi khuyên anh em:

1. Phải giữ kỷ luật tử tế.

2. Phải đoàn kết, phải thương yêu giúp đỡ lẫn nhau.

3. Về đến nhà phải giúp ích Tổ quốc, phải ủng hộ Chính phủ.

4. Phải ăn ở cho xứng đáng với một người công dân của nước Cộng hoà Dân chủ Việt Nam." (Thƣ gửi chiến binh Việt Nam ở Pháp, 1946)

Trong hành động khuyên bảo, vị thế của ngƣời nói thƣờng đƣợc hạ thấp xuống hơn với vị thế thực. Quan hệ giữa ngƣời nói và ngƣời nhận đƣợc rút ngắn lại, gần gũi hơn. Hồ chủ tịch thƣờng dùng từ nhân xƣng nhƣ: bác, anh em, cô, chú, các cháu hoặc đại từ trung tính "tơi" để giao tiếp với ngƣời nghe.

Từ “Nên” cũng có ý nghĩa cầu khiến và đƣợc dùng trong hành động động khuyên bảo tƣờng minh. Ngƣời nói khuyên ngƣời nghe thực hiện một hành động có

lợi cho ngƣời nghe. Vị thế của ngƣời nói cao hoặc ngang với ngƣời nghe. Trong trƣờng hợp này, từ Nên có thể phụ trợ cho vị từ Khuyên. Ví dụ:

Ngày mai, mỗi người đều nên vui vẻ hưởng quyền lợi của một người dân độc lập, tự do. (Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu, 1946)

Nhiều thư của các cháu gửi cho Bác Hồ viết như người lớn viết, đó là một triệu chứng già sớm cần nên tránh. (Thƣ gửi hội nghị cán bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc, 1950) Đồng bào nên tỉnh táo, đề phòng âm mưu của địch phá đê. (Thƣ gửi đồng bào các

tỉnh có đê, 1952)

*Hành động khuyên bảo nguyên cấp

Dù với cƣơng vị cao nhƣng khi dùng hành động khuyên bảo Bác Hồ ít dùng đại từ nhân xƣng ngôi thứ nhất và luôn thể hiện thái độ chân thành, ân cần làm giảm đi khoảng cách trong giao tiếp. Các vị từ tình thái cũng đƣợc sử dụng thể hiện tính ngơn hành khun bảo. Ví dụ:

Loài người ai cũng "dĩ thực vi tiên" (nghĩa là trước cần phải ăn); nước ta thì "dĩ nơng vi bản" (nghĩa là nghề nơng làm gốc). Dân muốn ăn no thì phải giồng giọt cho nhiều. Nước muốn giàu mạnh thì phải phát triển nông nghiệp. Vậy chúng ta không nên bỏ hoang một tấc đất nào hết. Chúng ta phải quý mỗi tấc đất như một tấc vàng. (Gửi nông gia Việt Nam, 1945)

"Mỗi quốc dân phải là một chiến sĩ. Mỗi làng phải là một chiến hào. Chúng ta phải

kiên quyết hy sinh chiến đấu để đánh tan bọn quân phiệt thực dân, để tranh lấy thống nhất và độc lập." (Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nƣớc sau cuộc hội kiến với Pôn Muýt, đại

diện cao ủy Pháp Bôlae, 1947)

Khi khuyên ngƣời dân tập thể dục để giữ gìn sức khỏe, có sức khỏe thì mới đóng góp đƣợc cho đất nƣớc, Bác cũng gắn ln cả hành động của mình nhằm tăng thêm tính thuyết phục với ngƣời nghe: "Dân cường thì quốc thịnh. Tơi mong đồng

bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập." (Sức khỏe và thể dục,

1946)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn có nội dung kêu gọi của chủ tịch hồ chí minh (giai đoạn 1941 – 1969) (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)