Bảng thống kê các phƣơng tiện biểu hiện tình thái trong diễn ngơn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn có nội dung kêu gọi của chủ tịch hồ chí minh (giai đoạn 1941 – 1969) (Trang 119 - 133)

TT Phụ từ tình thái Vị từ tình thái

1. Hãy Mong/ Mong rằng

2. Hỡi Muốn 3. Mong muốn 4. Cần 5. Phải 6. Nên 7. Có thể 8. Quyết 9. Nhất định 10. Chắc

Luận án tập trung mơ tả nhóm các phụ từ và vị từ tình thái. Nhóm các vị từ tình thái đƣợc chia thành các nhóm biểu thị khả năng và nhóm biểu đạt mong muốn.

3.4.2. Các phụ từ tình thái trong diễn ngơn

Phụ từ tình thái "hãy" và "hỡi".

- Hãy p. (dùng trƣớc động/ tính từ) biểu thị ý u cầu có tính chất mệnh lệnh hoặc thuyết phục, động viên nên làm việc gì đó, nên có thái độ nào [124, 426]. Từ "Hãy" xuất hiện trƣớc vị từ thể hiện sự khẳng định, kiên định, hay mong muốn sự đồng tình, ủng hộ để cùng thực hiện một hành vi có lợi. Ví dụ:

Chúng ta hãy kiểm điểm qua tình hình trong 5 năm, để ấn định công việc những ngày sắp đến. (Lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm cách mạng tháng tám và ngày độc lập, 1950)

Đồng bào hãy tiến lên làm gương kiểu mẫu cho nhân dân toàn quốc, giúp cho chiến dịch được thắng lợi. (Lời kêu gọi đồng bào Cao - Bắc - Lạng)

- Hỡi p. (dùng trƣớc hoặc sau từ chỉ đối tƣợng kêu gọi) biểu thị ý gọi ngƣời ngang hàng trở xuống một cách thân mật hoặc kêu gọi số đông một cách trang trọng [108, 465]. Từ này xuất hiện trong cấu trúc hô gọi, dùng để gọi hay thu hút sự chú ý của ngƣời nghe. Ví dụ: Hỡi đồng bào yêu quý.Hỡi đồng bào, bộ đội và cán bộ!...

3.4.3. Các vị từ tình thái

Các vị từ tình thái trong diễn ngơn kêu gọi có thể xếp vào các nhóm sau: biểu thị mong muốn, khả năng thực hiện.

*Nhóm từ biểu thị mong muốn có: mong, muốn, mong muốn. Biểu thức: Chủ thể + Mong/muốn/mong muốn + ngƣời nhận + nội dung mệnh đề

Chủ thể trong cấu trúc này có thể đƣợc lƣợc bỏ. Trong một số trƣờng hợp có thể thêm vị từ tình thái "tha thiết/ thành thực" vào trƣớc các vị từ Mong/muốn/ mong muốn nhằm nhấn mạnh và thể hiện thái độ chờ đợi của ngƣời nói.

- Mong đg. 1 ở trạng thái trơng ngóng, đợi chờ điều gì, việc gì đó xảy ra. 2 Có nguyện vọng rằng, ƣớc muốn rằng (thƣờng dùng khơng có chủ ngữ, để nói lên điều mong ƣớc của mình với ngƣời khác). 3 (dùng khơng có chủ ngữ) Có thể có đƣợc hy vọng [124, 637]. Ví dụ:

Bác mong các chú, các cơ làm được như thế. (Thƣ gửi bộ đội và dân công ở mặt trận

Tây Bắc và đồng bằng, 1952)

Vậy tôi mong rằng quốc dân giữ lịng kiên quyết nhưng bình tĩnh, các báo thì bình luận một cách chính đáng, những lời lẽ nên cân nhắc. (Lời kêu gọi nhân dân thi hành đúng

bản Hiệp định sơ bộ Việt – Pháp, 1946)

Khi dùng vị từ tình thái Mong, chủ ngữ hay chủ thể hành động thƣờng đƣợc lƣợc bỏ. Nó biểu hiện thái độ gần gũi, ân cần của ngƣời nói. Ví dụ:

Cơng việc này, mong anh chị em thanh niên sốt sắng giúp sức. (Lời kêu gọi chống

nạn thất học, 1945)

Mong các bạn lên tiếng ủng hộ hồ bình, ủng hộ chính nghĩa, ủng hộ dân chủ, ủng hộ Việt Nam. (Lời kêu gọi gửi nhân dân thế giới, 1947)

Cũng có khi đƣợc thêm vị từ tình thái nhƣ "tha thiết" nhằm tăng thêm nguyện vọng:

Chúng tôi tha thiết mong rằng dân tộc Pháp bao giờ cũng chiến đấu cho tự do trên thế giới, sẽ hết sức tìm mọi cách để tránh một tình trạng khơng phương cứu chữa. (Lời kêu

- Muốn đg. cảm thấy có sự địi hỏi về tâm lí, tình cảm hay sinh lí, làm một việc gì hoặc có cái gì. [124, 651]. Ví dụ:

Tơi muốn nhờ đồng bào mỗi gia đình bán cho tơi 10 kilô gạo. (Lời kêu gọi đồng bào

bán gạo khao quân nhân dịp kỷ niệm ngày quốc khánh 2-9-1949)

Tôi muốn ngỏ vài lời cùng các bạn, không lấy danh nghĩa Chủ tịch nước Cộng hoà Việt Nam, mà lấy tình một người bạn chân thật của những người Pháp lương thiện. (Thƣ

gửi những ngƣời Pháp ở Đông Dƣơng, 1945)

Trước khi trả lời, tôi muốn các bạn hãy tự đặt vào địa vị chúng tôi một chốc lát.

(Thƣ gửi những ngƣời Pháp ở Đông Dƣơng, 1945)

-Mong muốn đg. Muốn và hy vọng có đƣợc, đạt đƣợc [124, 637]

Tôi thành thực mong muốn thanh niên Pháp và thanh niên Việt Nam hiểu biết lẫn nhau và yêu mến nhau như anh em. (Thƣ trả lời bà Sốtxi trong hội liên hiệp phụ

nữ pháp, 1946)

*Nhóm từ biểu thị khả năng thực hiện: cần, phải, nên, có thể, quyết, nhất định, chắc.

- Cần đg. Không thể không làm, khơng thể khơng có, vì nếu khơng làm, khơng có thì sẽ có hại [124, 123]. Ví dụ:

Đồng bào nơng dân cần phải cố gắng để thu hoạch tốt vụ chiêm, chuẩn bị tốt vụ mùa và củng cố tốt, phát triển tốt tổ đổi công và hợp tác xã. (Lời kêu gọi nhân

ngày Quốc tế lao động 1-5, 1959)

- Phải đg. (dùng trƣớc động/ tính từ) ở trong điều kiện bắt buộc không thể không làm, nhất thiết không thể khác hoặc nhất thiết cần có [124,762]. Khi dùng từ Phải, ngƣời nói ra lệnh hoặc bắt buộc ngƣời nghe làm việc gì đó. Vị thế của ngƣời nói thƣờng cao hơn hoặc ngang với ngƣời nghe.

Sử dụng liên tiếp từ "Phải" trong các câu ở ví dụ dƣới đây để nhấn mạnh lời khuyên bảo để nhận thức và thấy rõ đƣợc trách nhiệm của mình:

Mỗi một người dân phải hiểu: có tự lập mới độc lập, có tự cường mới tự do. Đã

đoàn kết, ta phải đoàn kết chặt chẽ rộng rãi thêm. Đã cố gắng, ta phải hăng hái mà cố gắng mãi. Mỗi một người phải lấy việc xung phong trong phong trào Thi đua ái quốc là nhiệm vụ thiêng liêng của mình, phải cố làm cho được. (Lời kêu gọi trong dịp 1000 ngày kháng chiến,

1948)

Hoặc từ Phải xuất hiện dồn dập trong một câu, nghĩa mệnh lệnh sẽ cao hơn nghĩa khuyên bảo, nhắc nhở. Câu sau có tới bốn từ "phải":

Cũng như cơng việc kháng chiến, cải cách ruộng đất là một cuộc đấu tranh to lớn; cho nên công tác phát động quần chúng phải rất cẩn thận, phải có kế hoạch đầy đủ, phải có lãnh đạo chặt chẽ, phải tuyệt đối tránh tự ý phát động, thì cải cách ruộng đất sẽ chắc chắn thành công. (Lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm 7 năm toàn quốc kháng chiến, 1953)

Lãnh đạo phải cụ thể, phải kịp thời, phải thiết thực, phải có trọng điểm và nắm điển hình. Phải chống tư tưởng ngại khó khăn, tư tưởng ỷ lại. Phải tuyên truyền rộng khắp các chính sách khuyến khích sản xuất. (Lời kêu gọi đồng bào nông dân thi đua sản xuất và tiết

kiệm năm 1956)

Khi Bác đặt vị trí của mình cùng với nhân dân, với chiến sĩ, bộ đội để đƣa ra lời khuyên, hay đề nghị, thì từ "Phải" đƣợc dùng với nghĩa khuyên nhiều hơn mệnh lệnh. Mức độ cũng giảm đi nhiều. Ví dụ:

Sang năm mới, chúng ta phải cố gắng thi đua hơn nữa, cố gắng vượt những khó khăn, để tranh lấy nhiều thắng lợi hơn nữa. (Thƣ chúc tết năm 1951)

Bộ đội ta phải thi đua chỉnh quân, tổ chức lưới du kích vững chắc và rộng khắp các vùng, địch mị đến đâu thì tiêu hao và tiêu diệt chúng đến đó. (Thƣ gửi đồng bào và chiến sĩ

Nam Bộ, 1953)

- Nên đg. (thƣờng dùng trƣớc động từ) Từ biểu thị việc, điều đang nói đến là hay, có lợi, làm hoặc thực hiện đƣợc thì tốt hơn [124, 665]. Ví dụ:

Vậy chúng ta khơng nên bỏ hoang một tấc đất nào hết. (Gửi nông gia Việt Nam,

1945)

Ngày mai, mỗi người đều nên vui vẻ hưởng quyền lợi của một người dân độc lập, tự do. (Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu, 1946)

- Quyết đg. nhất định thực hiện bằng đƣợc điều đã định, khơng kể khó khăn, trở lực [124, 816]. Ngƣời nói muốn khẳng định chắc chắn niềm tin, hành động của mình và của đa số. Ví dụ:

Dẫu có phải hy sinh đến nửa số dân tộc, ta cũng quyết hy sinh. (Lời kêu gọi thanh

niên Nam Bộ, 1945)

Chúng ta quyết hy sinh chịu khổ và gắng sức 5 năm, 10 năm để phá tan cái xiềng xích nơ lệ hơn 80 năm vừa qua, để trânh lấy quyền thống nhất và độc lập cho muôn đời sắp đến. (Lời kêu gọi nhân kỷ niệm 6 tháng kháng chiến, 1947)

Vì độc lập, tự do, 31 triệu đồng bào ta quyết vượt mọi gian khổ hy sinh, quyết đánh và quyết thắng. (Lời kêu gọi nhân ngày 20 tháng 7, 1968)

- Nhất định p. biểu thị khẳng định chắc chắn, cho là không thể khác đƣợc. 2 Từ biểu thị ý dứt khốt, khơng thay đổi [124, 714]. Ví dụ:

Với tình hình thế giới thuận lợi cho ta, với lịng nồng nàn yêu nước của quân và dân ta, với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chính phủ ta, chúng ta nhất định vượt được mọi khó khăn gian khổ và tranh được thắng lợi hoàn toàn. (Thƣ gửi đồng bào và chiến sĩ Nam

Bộ, 1953)

Kháng chiến của ta nhất định thắng lợi, nhưng phải trường kỳ gian khổ, tự lực cánh sinh. (Thƣ gửi quân và dân Tây Bắc, 1953)

Cả nước đồng lịng, mn người như một, chúng ta nhất định thắng lợi. (Lời kêu gọi

sau khi Hội nghị Giơnevơ thành công, 1954)

- Có thể t. (thƣờng dùng trƣớc động từ) Có khả năng hoặc điều kiện, chủ quan hoặc khách quan, làm việc gì. [124, 196]. Ví dụ:

Ta có thể quyết đoán rằng, Nga nhất định thắng, Đức nhất định bại. Anh - Mỹ sẽ được, Nhật Bản sẽ thua. (Năm mới, công việc mới, 1942)

Người Việt và người Pháp có thể và cần phải bắt tay nhau trong một sự nghiệp cộng tác bình đẳng, thật thà, để gây dựng hạnh phúc chung cho cả hai dân tộc. (Gửi đồng bào

việt nam, ngƣời pháp và ngƣời thế giới, 1946)

Nhiều sức, giàu của, mới có thể kháng chiến lâu dài. (Tồn dân kháng chiến, 1945)

- Chắc t. có tính chất khẳng định, có thể tin đƣợc là sẽ đúng nhƣ thế 2. (dùng làm phần phụ trong câu) có nhiều khả năng, rất có thể. [124,136]. Ngƣời nói khẳng định sự tin tƣởng vào kết quả hành động, thể hiện niềm tin vào điều tốt đẹp sẽ diễn ra. Vị từ tình thái này đƣợc Hồ chủ tịch sử dụng nhiều trong diễn ngơn kêu gọi. Nó có 85 lần xuất hiện. Ví dụ:

Mặc dầu qn Pháp có đủ khí giới tối tân, tơi biết chắc khơng bao giờ chúng cướp được nước ta đâu. (Lời kêu gọi đồng bào Nam Bộ, 1945)

Tuy máu đã đổ nhiều, nhưng tơi chắc và tồn thể đồng bào cũng chắc rằng anh chị em thanh niên Nam Bộ quyết hy sinh kháng chiến để giữ vững nền độc lập của nước nhà.

(Lời kêu gọi thanh niên Nam Bộ, 1945)

Ta chắc thắng lợi, vì ta ngày thêm mạnh, và phong trào dân chủ thế giới ngày càng mạnh. (Lời kêu gọi nhân dịp ba năm toàn quốc kháng chiến, 1948)

Tôi chắc rằng đồng bào sẵn lòng giúp tơi việc đó. (Lời kêu gọi đồng bào bán gạo

khao quân nhân dịp kỷ niệm ngày quốc khánh 2-9-1949)

3.5. Quyền lực phát ngôn thể hiện trong diễn ngơn kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh

Ở các phần trên, luận án đã đề cập tới bình diện tác động của diễn ngơn nói chung và đi vào phân tích chức năng tác động với vai trị trung tâm trong mối quan

hệ với các tiểu chức năng ngơn ngữ ở mơ hình mà R.Jakobson đề xuất. Ở phần này, luận án trở lại vấn đề về chức năng tác động của diễn ngôn theo hƣớng CDA. Khi thực hiện phân tích, các loại diễn ngơn cụ thể sẽ đƣợc xem xét kĩ hơn ở các vấn đề nhƣ thông điệp tác động tới đối tƣợng đích nhƣ thế nào, hay nó bị chi phối bởi những yếu tố nào.

3.5.1. Quyền lực phát ngôn

*Quyền lực là một khái niệm có tính xã hội. Quyền lực là “quyền định đoạt mọi công việc quan trong về mặt chính trị và sức mạnh để đảm bảo việc thực hiện quyền ấy”. Quyền lực xác định phạm vi, giới hạn của các "khả năng hành động hay năng lực gây ảnh hƣởng" cả về thể chất lẫn tinh thần của một ngƣời hoặc một nhóm ngƣời làm họ thay đổi. Việc sử dụng sức mạnh này để gây ảnh hƣởng đến cá nhân, nhóm ngƣời khác, có thể mang theo những ý nghĩa tích cực cũng nhƣ tiêu cực, dựa trên mục đích, nguyên tắc, cách thức sử dụng chúng. Trong ngôn ngữ học, quyền lực nhƣ là một mặt quan trọng tạo nên quan hệ liên cá nhân trong tƣơng tác. Quyền lực ngôn ngữ là một thứ quyền lực mềm, có sức mạnh dâng nƣớc, bạt núi. Tuy nhiên, ngơn ngữ khơng có quyền lực, mà quyền lực nằm ở ngƣời sử dụng ngơn ngữ. Do vậy, có thể hiểu, ngơn ngữ không chỉ thể hiện quyền lực xã hội, mà cịn là cơng cụ thực thi quyền lực xã hội đó.

Diễn ngơn, theo quan điểm của phân tích diễn ngơn phê phán (CDA), là một hiện tƣợng xã hội ở ý nghĩa nó khơng chỉ là tập qn xã hội, mà nó cịn là sự thể hiện xã hội, văn hóa. Nó nằm trong mối quan hệ tƣơng tác với xã hội, trong đó, diễn ngơn cịn tham gia vào việc điều chỉnh những khía cạnh xã hội của thơng tin giao tiếp và thông tin xã hội. Các diễn ngơn đƣợc tạo ra với mục đích tác động hoặc điều khiển tới tƣ tƣởng, hành vi của ngƣời khác. CDA đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ với quyền lực và các vấn đề xã hội. Quyền lực đƣợc coi là một khái niệm trọng tâm. CDA cung cấp sự hiểu biết về mối quan hệ quyền lực xã hội nhƣ đƣợc thể hiện trong ngơn ngữ và vai trị của ngơn ngữ trong trong việc duy trì, bảo vệ quyền lực xã hội.

Hồ Chí Minh là một lãnh tụ tinh thần, một nhà lãnh đạo vĩ đại. Ngƣời đại diện cho ý chí, quyền lực của dân tộc. Quyền lực ở Chủ tịch Hồ Chí Minh có cả quyền thế và quyền uy. Quyền mà Ngƣời có đƣợc là từ việc xây dựng uy tín cá nhân, từ sự yêu mến tài năng, nhân cách của Ngƣời. Quyền đó cịn là vị thế xã hội của Ngƣời. Vị thế

của một nhà lãnh đạo, một nhà quản lý cấp cao, một ngƣời có quyền lực cao nhất của một quốc gia. Những quyền lực ấy đƣợc biến hóa, sử dụng một cách mềm mỏng, linh hoạt sao cho phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp. Ngƣời xác định rõ ràng và chủ động trên các cƣơng vị và phát ngơn của mình. Vì vậy, thơng điệp hay các phát ngơn của Ngƣời có đƣợc khả năng tác động mạnh tới đối tƣợng đích.

Diễn ngơn kêu gọi có thể đƣợc xem nhƣ một biểu hiện của quyền lực trong giao tiếp. Với vai trò là ngƣời lãnh đạo dân tộc, Hồ Chủ tịch không chỉ đại diện cho ý chí dân tộc, đƣợc trao quyền lực tối cao mà còn là vị lãnh tụ tinh thần dẫn đƣờng cho nhân dân. Quyền lực ấy đƣợc Ngƣời biến hóa sao cho phù hợp với đối tƣợng, với mỗi tình huống giao tiếp. Khi thì đại diện cho Chính phủ, cho nhân dân. Khi thì dùng uy tín cá nhân của mình để kêu gọi. Khi thì dùng ngơn từ đanh thép, sắc sảo để đối đáp với kẻ thù ... Các biểu hiện quyền lực thể hiện qua việc sử dụng ngôn ngữ trong diễn ngôn kêu gọi đã tạo ra đƣợc những hiệu quả tích cực, tác động mạnh mẽ tới các đối tƣợng trong giao tiếp.

3.5.2. Quyền lực biểu hiện qua chiến lược giao tiếp

Chiến lƣợc giao tiếp là phƣơng châm và các biện pháp sử dụng các hành vi ngôn ngữ trong giao tiếp nhằm giữ thể diện và tránh đe dọa thể diện của ngƣời tham gia giao tiếp. Đó là sự tƣơng tác giữa những ngƣời tham gia sự kiện giao tiếp và có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Khi đã lựa chọn một chiến lƣợc giao tiếp thì ngƣời khởi xƣớng sự kiện giao tiếp và hành vi giao tiếp của họ phải tuân theo ý đồ có tính chất nhất định.

Chiến lƣợc giao tiếp quyết định việc lựa chọn và tổ chức các phƣơng tiện ngôn ngữ, các thủ pháp nghệ thuật nhằm tạo ra các diễn ngơn với mục đích đã định sẵn. Để giao tiếp đạt đƣợc hiệu quả, Hồ chủ tịch đã xác lập chiến lƣợc giao tiếp phù hợp trong từng ngữ cảnh. Cơ sở để giao tiếp là xác định rõ mục đích của ngƣời nói và hiểu rõ tâm lý của ngƣời nghe. Nhƣ vậy, chiến lƣợc giao tiếp sẽ định hƣớng cho việc lựa chọn các phƣơng tiện ngôn ngữ. Trong diễn ngôn kêu gọi, Hồ chủ tịch vừa xác định đối tƣợng ngôn ngữ vừa trực tiếp định hƣớng cho hiệu lực của giao tiếp ngôn ngữ. Ngƣời ln nhắc nhở “Khi viết, khi nói, phải ln luôn làm thế nào cho ai

cũng hiểu được. Làm sao cho quần chúng đều hiểu, đều tin, đều quyết tâm theo lời

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn có nội dung kêu gọi của chủ tịch hồ chí minh (giai đoạn 1941 – 1969) (Trang 119 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)