Các kiểu lập luận trong diễn ngôn kêu gọi

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn có nội dung kêu gọi của chủ tịch hồ chí minh (giai đoạn 1941 – 1969) (Trang 95 - 99)

2.3.1 .Cấu trúc chung diễn ngôn kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh

2.5. Lập luận trong các diễn ngôn kêu gọi

2.5.1. Các kiểu lập luận trong diễn ngôn kêu gọi

Lập luận ngơn từ trong các diễn ngơn chính trị của Bác luôn sắc bén thôi thúc ngƣời dân hành động vì lợi ích của dân tộc, vì những mục tiêu cao cả. Tùy thuộc theo nội dung hay độ dài của diễn ngơn mà sử dụng nhiều hay ít các kiểu lập luận. Lập luận muốn có sức thuyết phục cần dựa trên lý lẽ đáng tin cậy. Luận án phân tích một số kiểu lập luận trong diễn ngôn kêu gọi để làm rõ mục tiêu hƣớng dẫn, giải thích, lơi kéo hoặc thuyết phục hoặc giữ vững niềm tin.

a. Từ mặt hình thức

* Lập luận theo quan hệ nhân quả

Các diễn ngôn kêu gọi xét về tổng thể là một cấu trúc lập luận nhân quả. Trong từng diễn ngôn, lập luận nhân quả đƣợc dùng nhiều nhằm mục đích thuyết phục ngƣời nghe bằng những chứng cứ, luận điểm đơn giản, cụ thể. Hồ chủ tịch sử dụng rất đa dạng các kiểu lập luận để đạt đƣợc hiệu quả tốt nhất.

*Lập luận theo điều kiện cần

Nếu A thì B. A chỉ là lý do, điều kiện cần để dẫn tới kết luận B.

"Vì cứu quốc, các chiến sĩ đấu tranh ở ngồi mặt trận, vì kiến quốc, nhà nơng phấn

đấu ngồi đồng ruộng. Chiến sĩ ra sức giữ gìn nước non. Nhà nơng ra sức giúp đỡ chiến sĩ. Hai bên công việc khác nhau, nhưng thật ra là hợp tác. Cho nên hai bên đều có cơng với dân tộc, đều là anh hùng." (Gửi nông gia Việt Nam)

"Phụ nữ lại càng cần phải học, đã lâu chị em bị kìm hãm, đây là lúc chị em phải cố

gắng để kịp nam giới, để xứng đáng mình là một phần tử trong nước, có quyền bầu cử và ứng cử." (Lời kêu gọi chống nạn thất học)

Hình thức: Nếu A thì B. A là điều kiện tất yếu của B. Ví dụ muốn giữ đƣợc độc lập, dân giàu nƣớc mạnh thì chỉ có cách là phải học tập:

"Muốn giữ vững nền độc lập,

Muốn làm cho dân mạnh nước giàu,

Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào cơng cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ." (Lời kêu gọi chống nạn thất học)

*Lập luận theo điều kiện duy nhất

Hình thức: A là nguyên nhân duy nhất của B. Chỉ A mới có B hoặc khơng có B nếu khơng có A. Chẳng hạn nhƣ, khi đất nƣớc gặp cơn nguy khốn thì chỉ có một lựa chọn để thực hiện hành động. Đó là sự đồn kết trong nhân dân: "Đế quốc Nhật

đã bị sa lầy ở Trung Hoa, lại đương gay go với Anh- Mỹ. Hiện thời muốn đánh Pháp, Nhật, ta chỉ cần một điều: Toàn dân đoàn kết." (Kính cáo đồng bào)

Hoặc chỉ ra lý do, nguyên nhân để có đƣợc cơ hội duy nhất cho nhân dân cả nƣớc đồng lịng giải phóng đất nƣớc: "Căm giận thay giặc Nhật tự do hoành hành,

khiến cho nhân dân ta càng thêm đau khổ. Hiện nay tình thế của giặc Nhật vơ cùng khốn đốn, do sự phản công của phe Đồng minh, Mỹ, Anh, Tàu. Máy bay Đồng minh đã đánh phá đất nước Việt ta, mà giặc Nhật đã không đủ sức để chống lại, rõ ràng thế yếu của chúng đã lộ rõ mười phần.

Đây là cơ hội duy nhất, nhân dân cả nước ta từ trên xuống dưới, từ giàu đến nghèo, phải cùng nhau góp sức, đấu tranh tự giải phóng để tìm đường sống." (Thƣ

gửi các bậc hào lý, hƣơng dịch)

*Lập luận bằng cách đƣa câu hỏi

Hỏi là một cách lập luận khéo léo, tế nhị. Thay vì khẳng định, việc đƣa ra câu hỏi về một sự kiện, hiện tƣợng nào đó lại có tác dụng tích cực và đem lại hiệu quả cao. Ngƣời ta dùng câu hỏi để tăng tính thuyết phục, làm rõ ràng vấn đề hoặc là một cách thu hút ngƣời nghe. Cách lập luận này đƣợc Bác Hồ sử dụng nhiều trong các diễn ngôn nhằm tạo ra các hiệu ứng tích cực, giảm hoặc tăng thêm mức độ của vấn đề đƣợc nhắc tới… Ngƣời viết sử dụng cặp hỏi – đáp để kéo gần khoảng cách giữa ngƣời nói và ngƣời nghe, tạo nên cảm giác đang đối thoại trực tiếp với nhau. Đó cũng là một cách tác động, định hƣớng cho đối tƣợng có liên quan nhận thức rõ về sự

việc, hoạt động thực tiễn để có hành động kịp thời, phù hợp. Một số kiểu đặt câu hỏi để lập luận trong diễn ngôn kêu gọi của Hồ chủ tịch:

*Đặt câu hỏi và tự trả lời. Đây là một cách tìm sự đồng tình, ủng hộ tƣ tƣởng, suy nghĩ của ngƣời viết.

“Vì sao ta phải kháng chiến?

Vì khơng kháng chiến, thì Pháp sẽ cướp nước ta lần nữa. Chúng sẽ bắt dân ta làm nô lệ lần nữa.” (Lời kêu gọi đồng bào phá hoại để kháng chiến)

*Đƣa câu hỏi để ngƣời nhận tự trả lời. Ví dụ:

“Số người Việt Nam thất học so với số người trong nước là 95 phần trăm,

nghĩa là hầu hết người Việt Nam mù chữ. Như thế thì tiến bộ làm sao được?” (Lời

kêu gọi chống nạn thất học, 1945)

*Đặt câu hỏi và tự trả lời cho chính câu hỏi đó nhƣ một cách khẳng định về ý chí hay lẽ phải, về hành động để mọi ngƣời cùng thực hiện. Ví dụ:

“Trước cảnh đau đớn, xót xa ấy, ta có chịu khoanh tay chờ chết khơng?

Khơng, quyết không! Hơn 20 triệu con Lạc cháu Hồng quyết khơng chịu làm vong quốc nơ lệ mãi!” (Kính cáo đồng bào, 1941)

“Trước tình trạng đó, đồng bào các nơi khác có nỡ lịng ăn Tết linh đình khơng?

Chắc là không!” (Lời kêu gọi nhân ngày tết nguyên đán năm 1947)

b. Từ mặt nội dung

*Lập luận và thuyết phục

Thuyết phục cũng là lập luận. Lập luận là một hành vi tại lời có đích thuyết phục. Tuy nhiên, chúng ta khơng nên đồng nhất thuyết phục và lập luận. Không phải cứ lập luận là thuyết phục đƣợc ngƣời nghe. Aristotle đã chỉ ra thuyết phục là làm cho ngƣời khác chấp nhận ý kiến của mình. Khi thuyết phục thì cần có tính logic và cũng cần phải tính đến cảm xúc và tâm lý của ngƣời nghe. Nhƣ vậy, để thuyết phục ngƣời khác phải có lập luận hợp lý nhƣng khơng phải cứ lập luận tốt là ngƣời nghe bị thuyết phục. Lập luận chỉ là một điều kiện của thuyết phục, cịn kết luận có thuyết phục đƣợc hay không phải dựa vào nhiều yếu tố khác trong giao tiếp.

Trong các diễn ngôn kêu gọi Hồ Chủ tịch đã vận dụng nhiều phƣơng pháp, cách thức để thuyết phục ngƣời nghe. Khi thuyết phục một đối tƣợng nào đó, ngơn từ của Bác rất chân thành, mềm mỏng, gần gũi nên dễ dàng nhận đƣợc sự đồng thuận của ngƣời nghe. Chẳng hạn, Bác chỉ ra cái đích để đạt tới của cứu nƣớc là trách nhiệm chung của mọi ngƣời dân. Ai có gì thì đem ra để đóng góp, là vật chất hay

tinh thần đều cần giúp nƣớc. Để làm tăng sự tin tƣởng, thuyết phục với ngƣời nghe, Bác luôn gắn hoặc nhấn mạnh sự tham gia của mình cùng với nhân dân cả nƣớc: "Cứu nước là sự nghiệp chung của nhân dân toàn quốc. Người Việt Nam ta ai nấy

đều phải gánh một phần trách nhiệm cứu nước. Người có tiền xuất tiền, người có sức ra sức, ai có tài năng thì góp tài năng. Tơi nguyện đem hết sức tài mọn sức hèn xin đi theo các vị, dầu có tan xương nát thịt cũng không tiếc" (Thƣ từ nƣớc ngoài gửi về,

1941)

Thuyết phục cịn dựa vào yếu tố uy tín, vai trị của cá nhân với cộng đồng mới có thể thu hút đƣợc sự chú ý. Đó là yếu tố ngồi ngơn ngữ. Bác Hồ sử dụng cách thuyết phục bằng tình cảm tốt đẹp, uy tín, vị thế với mọi ngƣời, bằng lý lẽ của đời thƣờng. Ví dụ: "Đồng bào yêu mến tôi, nghe lời tôi" (Lời kêu gọi đồng bào Bắc bộ, 1946)

Lý lẽ ăn no thì sẽ làm đƣợc việc. Trong đấu tranh, lƣơng thực cần đầy đủ, sẵn sàng phục vụ thì mọi ngƣời mới yên tâm hành động: “ Thực túc” thì “ binh cường”,

cấy nhiều thì khỏi đói, chúng ta thực hiện “tấc đất, tấc vàng” thì chúng ta quyết thắng lợi trong hai việc đó. (Gửi các nhà nơng) …

*Lập luận giải thích

Giải thích cũng là một kiểu lập luận. Giải thích là tìm các lý lẽ để giảng giải, cắt nghĩa để làm rõ, hiểu đúng vấn đề, sự vật, hay hiện tƣợng. Có nhiều cách giải thích khác nhau. Dạng thức ngơn ngữ cơ bản của loại này: kết quả - nguyên nhân, kết quả - mục đích, bình luận - giải thích, nêu sự kiện - giải thích ...

Giải thích thơng qua những sự kiện thực tế, qua nhận thức thực tiễn hoặc chỉ ra những lợi ích sẽ có đƣợc:

“Lập nghĩa thương có bốn điều lợi: 1. Để dành thì mình khỏi lo đói;

2. Để dành khơng mất đi đâu mà lại có lãi;

3. Để dành đã ích riêng cho mình, lại ích chung cho đồng bào;

4. Chỉ để dành một năm mà cả đời khỏi lo đói.” (Lời kêu gọi đồng bào nông dân

thành lập nghĩa thƣơng, 1946)

Hoặc chỉ ra cho ngƣời nghe hiểu đƣợc một cái mới, vấn đề mới xuất hiện:

"Huy hiệu của thanh niên ta là "Tay cầm cờ đỏ sao vàng tiến lên".

Ý nghĩa của nó là: "Thanh niên phải xung phong làm gương mẫu trong công tác, trong học hỏi, trong tiến bộ, trong đạo đức cách mạng. Thanh niên phải thành một lực

lượng to lớn và vững chắc trong công cuộc kháng chiến và kiến quốc. Đồng thời phải vui vẻ và hoạt bát." (Thƣ gửi thanh niên, 1951)

Giải thích qua những hiểu biết chung về các hiện tƣợng tự nhiên, vấn đề xã hội, đời sống sinh hoạt của ngƣời dân. Ví dụ:

"Mùa mưa sắp đến. Lâu ngày hạn hán, năm nay có thể lụt to. Chúng ta phải tỉnh táo

đề phịng mọi bất trắc, quyết khơng được chủ quan." (Thƣ gửi nhân dân và cán bộ các tỉnh

có đê, 1955)

“Việc cứu quốc là việc chung. Ai là người Việt Nam đều phải kề vai gánh vác một

phần trách nhiệm: người có tiền góp tiền, người có của góp của, người có sức góp sức, người có tài năng góp tài năng.” (Kính cáo đồng bào)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích diễn ngôn có nội dung kêu gọi của chủ tịch hồ chí minh (giai đoạn 1941 – 1969) (Trang 95 - 99)