LƯỢNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ CỦA TỒ ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN.
Tịa án nhân dân là cơ quan trung tâm của bộ máy nhà nước trong việc thực hiện quyền tư pháp có nhiệm vụ giải quyết, xét xử các loại vụ án. Kể từ ngày được thành lập (13/9/1945) cho đến nay, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Toà án được nhiều lần cải cách, hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Để đáp ứng yêu cầu phục vụ cơng cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và hồn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, Đảng ta đã có nhiều nghị quyết quan trọng về cải cách bộ máy nhà nước, cải cách tư pháp, trong đó trọng tâm là đổi mới về tổ chức và hoạt động của TAND như: Nghị quyết lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII; Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba, lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII; Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII, IX, X, XI.
Đặc biệt là ngày 02/01/2002, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về “một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”. Đây là Nghị quyết đầu tiên của Đảng ta chỉ đạo một cách khá toàn diện để giải quyết một số nhiệm vụ cấp bách trong cơng tác tư pháp, trong đó có cơng tác xét xử của Toà án. Nghị quyết ra đời đã được các cấp uỷ, tổ chức Đảng lãnh đạo và thực hiện với quyết tâm cao, đạt được nhiều kết quả. Nhận thức và sự quan tâm đối với công tác tư pháp có nhiều thay đổi theo hướng tích cực; chất lượng hoạt
động tư pháp mà trọng tâm là công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án đã được nâng lên một bước, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trên cơ sở nhiệm vụ phát triển và bảo vệ đất nước trong giai đoạn hiện nay và yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, ngày 02/6/2005, Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW “về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020”, trong đó xác định mục tiêu tổng quát là: “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm
minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam XHCN; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao”.
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị đã đề ra chiến lược cải cách tư pháp một cách đồng bộ, trong đó đề ra phương hướng và nhiệm vụ đối với từng cấp, từng ngành, từng lĩnh vực, đòi hỏi các cấp uỷ, tổ chức đảng lãnh đạo thực hiện với quyết tâm cao. Đối với cơ quan tư pháp nói chung và TAND nói riêng, Bộ chính trị đề ra phương hướng: “Tổ chức
các cơ quan tư pháp và các chế định bổ trợ tư pháp hợp lý, khoa học và hiện đại về cơ cấu tổ chức và điều kiện, phương tiện làm việc; trong đó, xác định tồ án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm; xã hội hoá mạnh mẽ hoạt động bổ trợ tư pháp”; về nhiệm vụ cụ thể, Bộ chính trị yêu cầu:
Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy các cơ quan tư pháp. Trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của toà án nhân dân. Tổ chức hệ thống toà án theo thẩm quyền xét xử, khơng phụ thuộc vào địa giới hành chính... Đổi mới việc tổ chức phiên tồ xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người
tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính cơng khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại tất cả các phiên toà xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp [3].
Đường lối của Đảng ta về bộ máy Nhà nước XHCN; về cải cách tư pháp, cải cách hành chính, về tổ chức hoạt động của cơ quan và cán bộ tư pháp nói chung và cơ quan, cán bộ ngành TAND nói riêng chính là quan điểm cơ bản để nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của TAND nước ta trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới.
Từ những nội dung văn kiện của Đảng đã nêu trên, chúng ta có thể rút ra các quan điểm cơ bản, bảo đảm việc nâng cao chất lượng ADPL trong giải quyết các vụ án dân sự của TAND cấp huyện hiện nay gồm có:
Một là, tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân.
Sự lãnh đạo của Đảng cần phải đặt trên cả ba phương diện: tư tưởng, tổ chức và cán bộ. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của TAND khơng có nghĩa là tổ chức đảng, đảng viên làm thay hoặc can thiệp vào hoạt động giải quyết vụ án của Toà án. Sự lãnh đạo của Đảng được thực hiện bằng việc thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, giúp họ xác định đúng đắn sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác tư pháp nói chung, cơng tác xét xử nói riêng. Sự lãnh đạo của Đảng được thực hiện bằng đường lối giải quyết, xét xử công bằng, dân chủ, nghiêm minh, đúng pháp luật; bằng phương hướng đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND để bảo đảm tính độc lập, dân chủ, công khai, minh bạch của hoạt động tư pháp như tổ chức Toà án theo cấp xét xử; phân định rõ thẩm quyền xét xử của Tồ án; ban hành chính sách bổ nhiệm, quản lý Thẩm phán sao cho chất lượng và hiệu quả, đáp ứng kịp thời yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.
Hai là, thực hiện việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân đáp ứng với yêu cầu cải cách tư pháp, cải cách hành chính.
Tổ chức Tồ án và hoạt động giải quyết, xét xử của Toà án là trọng tâm của cải cách tư pháp, vì vậy cần phải tiến hành đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà án sao cho hiệu quả. Hay nói cách khác, đây cũng chính là yêu cầu để bảo đảm tính độc lập nhằm nâng cao chất lượng ADPL của Toà án. Các nội dung đổi mới như tổ chức hệ thống Toà án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào địa giới hành chính; xác định rõ thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án và các chức danh tư pháp; hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp; hiện đại hoá các trang thiết bị làm việc… đều là những nhiệm vụ cần thiết nhằm bảo đảm cho việc nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân.
Trong hoạt động giải quyết vụ án dân sự, các đơn vị TAND phải tơn trọng và bảo đảm tính cơng khai, minh bạch, dân chủ; tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt của các đương sự, đặc biệt là thực hiện có hiệu quả việc tranh tụng tại phiên tồ. Phán quyết của HĐXX phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh luận tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, tài liệu đã được kiểm tra, làm rõ tại phiên toà, ý kiến của kiểm sát viên, của các đương sự và của những người bảo vệ quyền, lợi ích cho các đương sự. Trong quá trình giải quyết vụ án, các Thẩm phán phải ln nêu cao tinh thần chí cơng, vơ tư, tận tình phục vụ nhân dân; tạo những điều kiện tốt nhất, giảm phiền hà cho các đương sự.
Ba là, bảo đảm số lượng và nâng cao chất lượng của đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân.
Thẩm phán và HTND là những chủ thể trực tiếp thực hiện việc ADPL trong giải quyết các vụ án dân sự. Để bảo đáp ứng yêu cầu và sự phát triển của xã hội hiện nay và trong thời gian tới, bên cạnh phải tuyển
chọn và xây dựng đội ngũ Thẩm phán, HTND đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, có tinh thần phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Các Cấp uỷ Đảng, lãnh đạo ngành cần phải có cơ chế, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ Thẩm phán, HTND. Đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán là một trong những nhiệm vụ không thể thiếu để xây dựng đội ngũ Thẩm phán chính quy, chuyên nghiệp và ngày càng hiện đại. Bên cạnh đó, cần phải rèn luyện đội ngũ Thẩm phán, HTND giữ vững bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao, độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong giải quyết, xét xử, khơng bị chi phối bởi bất cứ lý do, hồn cảnh nào.
Bốn là, hoạt động áp dụng pháp luật của Toà án phải đặt dưới sự giám sát của cơ quan dân cử và phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với hoạt động của Tòa án nhân dân.
Đây là một chế định ưu việt của pháp luật Nhà nước ta. Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Do vậy, hoạt động của các cơ quan nhà nước nói chung, của TAND nói riêng phải được sự giám sát của nhân dân thơng qua cơ quan dân cử, ở địa phương đó là Hội đồng nhân dân các cấp. Tuy nhiên, trong giai đoạn cải cách bộ máy nhà nước ở nước ta hiện nay, nhiều địa phương cấp huyện không tổ chức Hội đồng nhân dân, và tương lai trong thời gian gần đây các TAND cấp huyện sẽ khơng cịn tồn tại, thay vào đó là TAND khu vực. Do vậy, cơ chế thực hiện việc giám sát của cơ quan dân cử cần phải tiếp tục nghiên cứu cho phù hợp với thực tiễn, có hiệu quả và đúng pháp luật. Bên cạnh sự giám sát của cơ quan dân cử thì việc giám sát trực tiếp của nhân dân cần phải được phát huy thông qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân để xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng, tiêu cực xảy ra trong hoạt động giải quyết vụ án của Toà án.
Năm là, hoạt động áp dụng pháp luật trong giải quyết vụ án dân sự phải gắn với nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân.
Việc Toà án ADPL trong giải quyết các loại vụ án nói chung và vụ án dân sự nói riêng khơng chỉ là việc giải quyết các tranh chấp, xác định các quyền và nghĩa vụ cho các chủ thể theo đúng các quy định của pháp luật mà cịn là việc phân tích, giáo dục các thành viên trong xã hội có ý thức tuân theo pháp luật, tuân theo các quy tắc của cuộc sống, tơn trọng quyền và lợi ích chính đáng của người khác khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Những bản án, quyết định đúng đắn của Tồ án cịn có tác dụng thiết thực giúp nhân dân trong khu vực tự điều chỉnh các hành vi của mình khi tham gia các quan hệ dân sự đúng theo quy định của pháp luật; thúc đẩy xã hội phát triển và phòng ngừa các sự việc tương tự xảy ra.