Chất lượng giải quyết vụ án dân sự nói riêng và chất lượng xét xử của ngành Tịa án nói chung được đảm bảo bằng nhiều yếu tố, nhưng yếu tố con người là có tính quyết định nhất. Thẩm phán là người được giao nhiệm vụ trực tiếp xét xử, nhân danh công lý, thay mặt Nhà nước để đưa ra phán quyết có tính chất bắt buộc đối với bất kỳ cá nhân, tổ chức có liên quan. Năng lực của Thẩm phán ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án. Thực tiễn trong thời gian qua ở tỉnh Nam Định cho thấy, trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ Thẩm phán TAND cấp huyện khơng đồng đều, cịn nhiều bất cập, một số Thẩm phán trình độ nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp còn yếu kém chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp. Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 “về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” đã chỉ rõ: “Đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư
pháp cịn thiếu, trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ cịn yếu, thậm chí một số cán bộ sa sút về phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp”[3]. Vì vậy, xây dựng đội ngũ Thẩm phán có phẩm chất đạo đức tốt, trình
độ chun mơn và kỹ năng nghề nghiệp giỏi là yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa rất quan trọng để nâng cao chất lượng ADPL trong giải quyết vụ án dân sự.
Thẩm phán là một chức danh nghề nghiệp đặc thù. Để đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới, Thẩm phán cần phải là người hội tụ đầy đủ các tiêu chí: Có trình độ lý luận chính trị, năng lực chun mơn vững vàng; có bản lĩnh nghề nghiệp, đạo đức trong sáng và kinh nghiệm nghề nghiệp. Về trình độ, năng lực, Thẩm phán phải có trình độ học vấn đại học luật và trên đại học, được đào tạo về nghiệp vụ xét xử và phải có thời gian nhất định cơng tác trong lĩnh vực tư pháp. Ngoài ra, Thẩm phán phải là những người có giàu kinh nghiệm trong cuộc sống, có khả năng tích luỹ các kiến thức xã hội, am hiểu tâm lý, truyền thống, văn hoá, khả năng ứng xử nhanh nhạy trong mọi tình huống và có
trình độ nhất định về tin học và ngoại ngữ, để bảo đảm giải quyết, xét xử tốt các loại vụ án, nhất là những vụ án liên quan đến yếu tố nước ngoài,…
Để xây dựng đội ngũ Thẩm phán, cán bộ Toà án bảo đảm chất lượng, đáp ứng với yêu cầu cải cách tư pháp, nhất thiết chúng ta cần phải tiến hành một số giải pháp sau:
Một là, thường xuyên tiến hành rà soát năng lực đội ngũ Thẩm phán, cán bộ.
Cương quyết xử lý kỷ luật, bãi nhiệm, cách chức hoặc đưa ra khỏi ngành những Thẩm phán, cán bộ có sai phạm nghiêm trọng về phẩm chất đạo đức hoặc có năng lực xét xử kém.
Hai là, thực hiện tốt công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và bổ nhiệm
chức danh Thẩm phán. Công tác này cần được tiến hành thường xuyên, nghiêm túc và có hệ thống. Chất lượng của đội ngũ Thẩm phán phụ thuộc rất nhiều vào công tác tuyển chọn cán bộ để bổ nhiệm. Chế độ tuyển chọn phải công khai, công bằng, minh bạch, xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ, tránh nể nang, hình thức. TAND tối cao cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng thường xuyên mở các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ, để nâng cao trình độ chuyên mơn, trình độ ngoại ngữ, tin học và kỹ năng xét xử cho Thẩm phán, cán bộ nghiệp vụ. Đồng thời các Tòa án địa phương phải tạo mọi điều kiện để các Thẩm phán, cán bộ nghiệp vụ thường xuyên cập nhật kiến thức pháp luật mới nói chung, pháp luật dân sự, tố tụng dân sự nói riêng.
Ba là, hiện nay ở cấp huyện khơng phân chia các tồ chun trách đối với
từng loại vụ án, do vậy Thẩm phán phải giải quyết tồn bộ các loại án nên khơng thể chun sâu đối với một loại vụ việc cụ thể. Tuy vậy, lãnh đạo đơn vị cũng cần phải nắm bắt đầy đủ trình độ chun mơn, năng lực thực tiễn và kinh nghiệm xét xử để sắp xếp, bố trí, phân cơng nhiệm vụ đối với Thẩm phán cho phù hợp.
Bốn là, Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm 2002 đã được
cầu cải cách tư pháp. Theo Điều 2 của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung thì Thẩm phán TAND ở nước ta gồm có: Thẩm phán TAND tối cao; Thẩm phán trung cấp và Thẩm phán sơ cấp; Thẩm phán Toà án quân sự bao gồm Thẩm phán Toà án quân sự Trung ương đồng thời là Thẩm phán TAND tối cao, Thẩm phán trung cấp và Thẩm phán sơ cấp. Theo đó, tại TAND cấp tỉnh và TAND cấp huyện có Thẩm phán trung cấp và Thẩm phán sơ cấp. Điều kiện tối thiểu để có thể bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp là người đã có ít nhất bốn năm làm cơng tác pháp luật, có năng lực xét xử các loại vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án; điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán trung cấp là người đã là Thẩm phán sơ cấp ít nhất là năm năm… Việc sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh như trên bảo đảm chất lượng tuyển chọn để bổ nhiệm Thẩm phán, đồng thời bảo đảm cho việc điều động, biệt phái Thẩm phán từ Toà án, địa phương này đến làm nhiệm vụ tại một Toà án hay địa phương khác được dễ dàng nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành Toà án trong cả nước cũng như tại địa phương [58]. Tuy vậy, về nhiệm kỳ giữ chức vụ Thẩm phán các cấp hiện nay vẫn là 5 năm, thực tiễn cho thấy đây là thời gian quá ngắn; mặt khác, vì hiện nay tổ chức Tồ án vẫn theo địa giới hành chính, nên để bảo đảm đời sống gia đình, Thẩm phán TAND cấp huyện (sơ cấp) thường được cơng tác tại địa phương nơi mình cư trú. Vấn đề này đã làm ảnh hưởng rất lớn đối với sự tích luỹ kinh nghiệm, sự tác động từ nhiều phía, áp lực của cơng việc cũng như tính độc lập của Thẩm phán khi trực tiếp giải quyết vụ án dân sự.
Hiện nay, trên thế giới đang tồn tại hai hình thức về thời hạn giữ chức vụ Thẩm phán, đó là có thời hạn và khơng có thời hạn, đồng thời Thẩm phán khơng được làm việc tại địa phương nơi gia đình Thẩm phán cư trú. Theo hình thức bổ nhiệm Thẩm phán có thời hạn thì từ khi được bổ nhiệm, Thẩm phán giữ chức vụ trong một khoảng thời gian nhất định (tại Việt Nam thì khi được bổ nhiệm, Thẩm phán giữ chức vụ trong một nhiệm kỳ là năm năm), hết thời hạn đó Thẩm phán lại được xem xét, bổ nhiệm lại trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, điều kiện như
khi mới bổ nhiệm và quan trọng hơn là phải xem xét lại tồn bộ q trình thực hiện nhiệm vụ của người Thẩm phán trong nhiệm kỳ trước. Theo hình thức bổ nhiệm Thẩm phán khơng có thời hạn, hay nói cách khác đó là nhiệm kỳ của Thẩm phán bảo đảm vững chắc và lâu dài. Lý do của hình thức này đó là:
Chúng ta khơng thể hy vọng các thẩm phán có một thái độ trung thành với Hiến pháp và các quyền tự do cơ bản của nhân dân, nếu nhiệm kỳ của họ chỉ có tính tạm thời. Nếu họ chỉ được bổ nhiệm trong một nhiệm kỳ quá ngắn ngủi dù theo bất cứ một thể thức nào hoặc do bất cứ một ngành quyền nào cũng vậy, họ sẽ khơng có được một tinh thần độc lập và cương quyết. Nếu quyền bổ nhiệm thẩm phán được giao phó cho hành pháp hoặc cho lập pháp, thì cố nhiên họ phải lệ thuộc vào hai ngành này, vì họ phải lấy lòng những người bổ nhiệm… Càng ngày các vụ việc xét xử càng nhiều thêm, các vụ tranh luận ngày càng phức tạp hơn, cố nhiên kiến thức về luật pháp để xét xử càng ngày càng địi hỏi cao hơn. Vì vậy, các thẩm phán xét xử càng ngày càng đòi hỏi chun mơn nghiệp vụ cao hơn.
Vì lẽ đó, nếu nhiệm kỳ của thẩm phán là tạm thời hoặc ngắn ngủi, thì khó có thể tìm được những người vừa có tài lại vừa có đức, sẵn sàng từ bỏ những chức vụ nghề nghiệp nhiều quyền lực, nhiều danh lợi khác để làm một công việc nặng nhọc, lại thiếu vững chắc bền lâu. Nếu như vậy thì ngành này chỉ cịn những người thiếu tài năng, thiếu đạo đức đảm nhiệm [5, tr. 541,542].
Mỗi hình thức về thời hạn giữ chức vụ của Thẩm phán nêu trên đều có cơ sở khoa học minh chứng, phù hợp với điều kiện của mỗi quốc gia đang áp dụng. Tuy vậy qua điều kiện thực tiễn tại Việt Nam, quy định thời hạn giữ chức vụ Thẩm phán 5 năm là quá ngắn ngủi, đồng thời cũng chưa thể thực hiện được ngay việc bổ nhiệm Thẩm phán khơng có thời hạn. Vì vậy, để bảo đảm tính độc lập cũng như
việc Thẩm phán n tâm cơng tác và có thời gian tích lũy kinh nghiệm xét xử, áp dụng vào công tác chuyên môn để nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử thì cần phải kéo dài nhiệm kỳ của Thẩm phán (có thể đến 10 năm); đồng thời khơng nên để các Thẩm phán công tác tại TAND cấp huyện (hoặc khu vực trong tương lai) nơi gia đình Thẩm phán đó cư trú. Trên cơ sở kết quả cơng tác hàng năm, Ban cán sự Đảng TAND tỉnh có thể xem xét được chất lượng của Thẩm phán trong công tác ADPL. Trường hợp Thẩm phán yếu kém năng lực hoặc có biểu hiện suy thối về phẩm chất, đạo đức thì tuỳ mức độ vi phạm có thể luân chuyển, bãi nhiệm hoặc cách chức Thẩm phán.
Mặt khác, để thực hiện bổ nhiệm Thẩm phán có chất lượng, phải thực hiện quy trình luân chuyển cán bộ, thư ký, thẩm tra viên từ Tòa án tỉnh xuống làm Thẩm phán sơ cấp ở TAND cấp huyện. Ngược lại, phải lựa chọn những Thẩm phán ở TAND cấp huyện lên làm Thẩm phán ở TAND cấp tỉnh. Nguồn bổ nhiệm Thẩm phán trung cấp phải là Thẩm phán đã có một thời gian nhất định làm Thẩm phán sơ cấp ở TAND cấp huyện. Nguồn bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý cấp trên phải là các đồng chí Chánh án, Phó chánh án TAND cấp huyện đã làm tốt công tác quản lý. Đối với đội ngũ Thư ký Toà án: Đây là đội ngũ trực tiếp giúp việc cho Thẩm phán. Tuy đã được đào tạo cơ bản nhưng chưa có kinh nghiệm thực tiễn, kỹ năng nghiệp vụ cịn nhiều hạn chế. Do vậy, cần phải có biện pháp bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ để họ có đủ khả năng giúp cho Thẩm phán trong việc ADPL.