Chú trọng thực hiện tốt thủ tục hành chính tư pháp và cải tiến lề lối làm việc của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Một phần của tài liệu ThS luat học áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự của toà án nhân dân cấp huyện ở tỉnh nam định (Trang 112 - 114)

tiến lề lối làm việc của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Đặc thù của vụ án dân sự đó là việc cơng dân đến Tồ án để thực hiện quyền của mình khởi kiện để u cầu Tồ án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật. Tồ án phải có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết các vụ án dân sự nếu vụ án đó thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án. Do vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho công dân và phục vụ việc thụ lý, giải quyết vụ án được đúng pháp luật, các đơn vị cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

- Tồ án phải có phịng tiếp cơng dân, cử cán bộ thường trực tiếp nhận và hướng dẫn công dân đến khiếu kiện tại Toà án;

- Thực hiện việc niêm yết công khai đầy đủ lịch làm việc của cơ quan; công khai các mẫu văn bản tố tụng dân sự như mẫu đơn khởi kiện, các yêu cầu khi viết đơn khởi kiện, các chứng cứ, tài liệu kèm theo đơn khởi kiện đối với từng loại tranh chấp cụ thể.

- Trường hợp người khởi kiện trực tiếp nộp đơn khởi kiện tại Tồ án thì khi nhận đơn khởi kiện, cán bộ Tồ án cần giải thích các quy định của pháp luật, cũng như các thủ tục, trình tự, các bước tiến hành để giải quyết vụ án cho người khởi kiện biết để họ chủ động thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.

- Trong quá trình giải quyết vụ án, các đơn vị phải ln tơn trọng và bảo đảm tính cơng khai, minh bạch, dân chủ, cơng bằng, có thái độ tận tình phục vụ nhân dân.

Trường hợp Tồ án thụ lý vụ án thì Tồ án phải chủ động tiến hành đúng các thủ tục tố tụng theo quy định của BLTTDS. Trong quá trình giải quyết vụ án, Tồ án cần có biện pháp đáp ứng u cầu của các đương sự về việc được ghi chép, sao chụp các chứng cứ, tài liệu của vụ án khi có yêu cầu; các thủ tục thu thập chứng cứ, thơng báo phiên hồ giải, triệu tập những người tham gia tố tụng đến phiên toà đều phải được tiến hành công khai, đúng thủ tục tố tụng. Tại phiên tồ, Tồ án phải thực hiện chính xác, đầy đủ các trình tự, thủ tục nhất là phải ln coi trọng và bảo đảm việc tranh luận tại phiên toà. Sau khi vụ án được giải quyết xong, Toà án phải kịp thời giao hoặc gửi bản án, quyết định cho các đương sự đúng theo quy định tại Điều 241 BLTTDS.

Ngoài ra trong thao tác nghiệp vụ, Thẩm phán cũng cần có sự linh hoạt nhất định trong thủ tục hành chính tư pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự. Sự linh hoạt khơng phải là cố tình làm trái pháp luật mà ở đây rất cần được sự tận tình, trách nhiệm cao trong cơng việc mà pháp luật cho phép. Ví dụ: Có đương sự ngơn ngữ diễn đạt kém, không thể tự diễn tả được nội dung sự việc thì Thẩm phán cần giúp họ trình bày một cách cụ thể, sau đó tổng hợp các nội dung chính để họ tự viết vào bản tự khai…

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm tình hình của địa phương, đơn vị, lãnh đạo các đơn vị TAND cấp huyện cần xây dựng quy chế làm việc nội bộ bảo đảm hoạt động của đơn vị ln nề nếp, khoa học. Trong đó, chú trọng cơng tác lãnh đạo, điều hành, kiểm tra, đôn đốc cán bộ thực hiện nhiệm vụ. Đối với những vụ án phức tạp, lãnh đạo đơn vị cần tổ

chức họp các Thẩm phán, cán bộ nghiệp vụ để trao đổi, phát huy trí tuệ tập thể cùng tháo gỡ. Thường kỳ hàng tuần, hàng tháng phải có giao ban để nắm bắt tình hình, kiểm điểm, rút kinh nghiệm công tác chuyên môn cũng như các hoạt động khác của đơn vị. Mặt khác, phải thường xuyên tổ chức việc phổ biến, quán triệt tình hình trong nước, quốc tế, sự chỉ đạo của lãnh đạo ngành dọc cấp trên, yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương và trang bị đầy đủ, kịp thời các văn bản pháp luật, các trang thiết bị làm việc cho Thẩm phán, cán bộ, bảo đảm đủ điều kiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu ThS luat học áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự của toà án nhân dân cấp huyện ở tỉnh nam định (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w