Hạn chế, thiếu sót trong hoạt động thụ lý vụ án

Một phần của tài liệu ThS luat học áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự của toà án nhân dân cấp huyện ở tỉnh nam định (Trang 58 - 63)

- Trong thủ tục nhận đơn khởi kiện:

Thủ tục nhận đơn khởi kiện và thời hạn xem xét đơn khởi kiện đã được quy định cụ thể tại Điều 167 BLTTDS và hướng dẫn tại mục 6, phần I Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn thi hành các quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Toà án cấp sơ thẩm” (Sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP). Về thủ

tục nhận đơn khởi kiện, sau khi nhận đơn khởi kiện, Toà án phải cấp giấy báo nhận

đơn cho người khởi kiện [39]. Thực tiễn thời gian qua tại Nam Định, hầu hết đơn khởi kiện đều do người khởi kiện nộp trực tiếp tại Toà án. Tuy vậy, nhiều đơn vị không cấp giấy báo nhận đơn khởi kiện cho người khởi kiện hoặc cũng không lập biên bản giao nhận chứng cứ tài liệu kèm theo đơn khởi kiện. Việc thực hiện không đúng thủ tục nhận đơn khởi kiện nên đã gây khó khăn cho Thẩm phán sau này được phân công giải quyết vụ án trong việc xác định các chứng cứ, tài liệu, cũng như xác định trách nhiệm của các đương sự trong việc cung cấp các chứng cứ, tài liệu. Về thời hạn xem xét đơn khởi kiện, đây là quy định ràng buộc trách nhiệm của Toà án

phải xem xét để giải quyết yêu cầu của người khởi kiện bảo đảm nhanh chóng, kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ đang bị xâm phạm hoặc có nguy cơ bị xâm phạm. Tuy nhiên, trong thực tế các đơn vị thường thực hiện chậm hơn so với thời gian năm ngày như quy định trong BLTTDS. Có nhiều nguyên nhân gây ra sự vi phạm này, có đơn vị do tình trạng quá tải số lượng vụ án phải giải quyết, nếu tiếp tục thụ lý sẽ không đủ điều kiện để giải quyết ngay dẫn đến vi phạm thời hạn chuẩn

bị xét xử; có đơn vị thủ tục hành chính tư pháp chưa thực sự khoa học, người lãnh đạo quản lý không kiểm tra, đôn đốc kịp thời những cán bộ được giao nhiệm vụ nhận đơn dẫn đến khi người có thẩm quyền xem xét đơn thì đã q thời hạn. Ngồi ra, cá biệt cịn có trường hợp tiêu cực như cán bộ nhận đơn cố tình chờ người khởi kiện phải có “ý kiến” mới tiến hành xem xét… dẫn đến có trường hợp người dân than phiền, khiếu nại gay gắt, thậm chí khiếu nại lên cấp trên nhưng vẫn chưa khắc phục được.

Vấn đề phân công người xem xét đơn khởi kiện đã được quy định cụ thể tại tiểu mục 6.2 và 6.3 mục 6 phần I Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP. Theo đó, ngay sau khi nhận đơn khởi kiện, Chánh án hoặc Phó Chánh án TAND cấp huyện được Chánh án uỷ quyền phải phân công cho một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn khởi kiện, Thẩm phán phải có một trong các quyết định: Thụ lý vụ án, trả lại đơn khởi kiện hoặc chuyển đơn khởi kiện cho Tồ án có thẩm quyền [39]. Trong thực tế, nhiều đơn vị Chánh án hoặc Phó Chánh án được uỷ quyền đều là người trực tiếp xem xét và quyết định việc thụ lý, do vậy khi Thẩm phán tiến hành thụ lý vụ án thì đã quá thời hạn. Đây cũng có thể được coi như là một sự vi phạm thủ tục trong tố tụng dân sự, cần được khắc phục kịp thời.

- Xác định không đúng hoặc không đầy đủ quan hệ pháp luật

Vấn đề rất quan trọng khi xem xét điều kiện khởi kiện đó là phải xác định chính xác quan hệ pháp luật có tranh chấp, hay nói cách khác đó là xác định thẩm quyền theo loại việc. Một số đơn vị trong quá trình xem xét đơn khởi kiện đã xác định sai quan hệ pháp luật, từ đó đẫn đến thụ lý và giải quyết, xét xử sai.

Ví dụ, Hồ sơ vụ án thụ lý số 02 ngày 13/4/2010 về tranh chấp dân sự giữa anh Nguyễn Văn Nam và anh Phạm Văn Lương (TAND huyện Xuân Trường giải quyết). Theo hồ sơ vụ án, anh Nam kiện đòi anh Lương tiền nợ do mua thức ăn gia súc chưa trả, không liên quan đến hợp đồng mua bán thức

ăn gia súc. Toà án xác định quan hệ pháp luật “tranh chấp hợp đồng mua bán” là chưa chính xác.

Một ví dụ khác. Vụ án dân sự thụ lý số 02 ngày 07/4/2010 về tranh chấp di sản thừa kế giữa nguyên đơn là chị Trần Thị Hành và bị đơn là anh Trần Ngọc Kê (TAND huyện Vụ Bản giải quyết). Nội dung vụ án: Cụ Thạnh và cụ Huê có 7 người con, trong đó có anh Kê và chị Hành. Cụ Thạnh chết năm 1992 không để lại di chúc, cụ Huê chết năm 2001 có để lại di chúc. Di sản của hai cụ để lại là thửa đất 618 m2 (Do anh Kê quản lý sử dụng). Năm 2010 chị Hành có đơn khởi kiện với nội dung: Đề nghị giải quyết để chị được hưởng một phần đất tương đương với suất thừa kế trong diện tích đất của bố mẹ chị để lại. Trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên toà, những người cùng hàng thừa kế gồm ông Thành, bà Khẩn, ông Khai, bà Diện, bà Bộ tặng lại kỷ phần thừa kế cho anh Kê; bà Học tặng lại kỷ phần thừa kế cho chị Hành. Anh Kê xuất trình di chúc của cụ Huê và cho rằng cụ Huê đã cho anh toàn bộ nhà cửa, vườn đất. Anh không đồng ý chia đất cho chị Hành, nếu chị Hành xin thì anh cho. Tại bản án số 03 ngày 04/8/2010, TAND huyện Vụ Bản đã xác định di chúc của cụ Huê không hợp pháp. Việc cụ Thạnh chết không để lại di chúc, các đồng thừa kế đều xác nhận di sản của cụ Thạnh để lại chưa chia và khơng có tranh chấp về hàng thừa kế, vì vậy căn cứ vào Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP xác định khối di sản của cụ Thạnh chung với cụ Huê chưa được chia, di sản đó chuyển thành tài sản chung của các đồng thừa kế của cụ Huê và 7 người con và được chia theo pháp luật. Toà án nhận định như trên là khơng chính xác vì các đương sự cơng nhận di sản của cụ Thạnh chưa chia, nhưng phía anh Kê khơng đồng ý chia đất cho chị Hành vì anh xác định được mẹ cho toàn bộ nhà đất, như vậy là đã có tranh chấp phần di sản của cụ Thạnh và cụ Huê, do đó phần di sản của cụ Thạnh không thể áp dụng Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP là tài sản chung để chia. Toà án chuyển khối di sản của cụ Thạnh thành tài sản chung để chia là khơng đúng. Vụ án này Tồ án xác định quan hệ pháp luật “Tranh chấp di sản thừa kế” là chưa đầy đủ, vì ngồi việc

giải quyết về di sản thừa kế còn giải quyết việc chia tài sản chung. Cần xác định đây là vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản và chia tài sản chung [47].

- Xác định sai tư cách hoặc không đầy đủ những người tham gia tố tụng.

Việc xác định sai tư cách hoặc bỏ sót người tham gia tố tụng trong vụ án dân sự chủ yếu là đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi chính đáng của họ trong vụ án.

Ví dụ: Hồ sơ vụ án thụ lý số 07 ngày 29/6/2010 về tranh chấp hợp đồng vay tài sản giữa anh Ngô Thanh Lĩnh và chị Phạm Thị Bẩy (TAND huyện Vụ Bản giải quyết). Nội dung: Ngày 07/5/2009 vợ chồng anh Toản chị Bẩy vay của anh Lĩnh 120 triệu đồng, do làm ăn thua lỗ nên chưa trả được nợ. Anh Lĩnh khởi kiện đòi nợ vợ chồng anh Toản, chị Bẩy. Quá trình giải quyết vụ án hai bên đều xác nhận vợ chồng anh Toản, chị Bẩy vay nợ để buôn gỗ, nhưng Tồ án khơng đưa anh Toản vào tham gia tố tụng với tư cách là NCQLNVLQ là bỏ sót người tham gia tố tụng [47].

- Xác định sai thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự

Hạn chế về việc xác định thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án gây ra hậu quả rất nặng nề cho các đương sự, đồng thời cũng gây hậu quả xấu cho chính đơn vị Tồ án cũng như Thẩm phán giải quyết vụ án đó. Bởi vì, nếu vụ án dân sự mà Tồ án giải quyết khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án (thẩm quyền theo loại việc), hoặc khơng thuộc thẩm quyền của Tồ án mình (thẩm quyền theo cấp xét xử hoặc lãnh thổ) rất có thể sẽ bị huỷ nếu như vụ án được xem xét theo thủ tục phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm.

Để xác định thẩm quyền theo loại việc, Toà án phải căn cứ vào yêu cầu của đương sự, xem xét yêu cầu đó có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án hay thuộc thẩm quyền của cơ quan nhà nước khác. Trường hợp yêu cầu không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án mà thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nước khác thì Tồ án phải trả lại đơn và hướng dẫn cho họ đến cơ

quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết. Nếu Toà án thụ lý và giải quyết yêu cầu đó là trái với quy định của pháp luật.

Đơn cử như vụ án xác nhận cha cho con giữa chị Nguyễn Thị Thu và anh Nguyễn Trung Thành (Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự số 224 ngày 21/11/2008 của TAND thành phố Nam Định). Nội dung vụ án: Năm 1999 chị Nguyễn Thị Thu kết hôn với anh Nguyễn Sơn Tùng, do anh Tùng nghiện ma tuý nên chị Thu bỏ đi miền Nam làm ăn. Tháng 2/2003 chị Thu chung sống như vợ chồng với anh Nguyễn Trung Thành và có một con chung là cháu Nguyễn Thành Đạt. Do chưa ly hôn với anh Tùng nên chưa làm được giấy khai sinh cho cháu Đạt. Tháng 5/2008 chị Thu và anh Tùng đã ly hơn tại Tồ án. Tháng 7/2008 chị Thu và anh Thành đăng ký kết hơn hợp pháp. Tháng 10/2008 chị Thu có đơn yêu cầu giải quyết truy nhận anh Thành là cha của cháu Đạt. Trong vụ án này, anh Thành là người bị chị Thu khởi kiện cũng công nhận là cha của cháu Đạt, khơng có tranh chấp gì trong việc truy nhận cha cho con. Theo quy định tại Điều 32, 33 Nghị định 158 ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch thì

“Việc nhận cha, mẹ, con theo quy định tại mục này được thực hiện, nếu bên nhận, bên được nhận là cha, mẹ, con còn sống vào thời điểm đăng ký nhận cha, mẹ, con và việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và khơng có tranh chấp; ... UBND cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đang ký việc nhận, cha, mẹ, con”. Như vậy, việc chị Thu yêu cầu truy nhận cha cho con

trong trường hợp cụ thể này là thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân, Toà án thụ lý và giải quyết vụ án về việc xác nhận con chung là sai thẩm quyền [47].

Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ được quy định tại Điều 35 BLTTDS. Theo đó, Tồ án nơi bị đơn cư trú, làm việc… có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, HN&GĐ, kinh doanh, thương mại và lao động; các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn giải quyết... Quy định của BLTTDS là rất rõ ràng về thẩm quyền của Tồ án theo lãnh thổ, tuy vậy vẫn có đơn vị thụ lý, giải quyết vụ án dân sự sai thẩm quyền.

Ví dụ, vụ án ly hơn giữa chị Trần Thị Kim Anh và Nguyễn Huy Dũng (thụ lý số 147 ngày 28/6/2010 của TAND thành phố Nam Định) thể hiện: chị Kim Anh là nguyên đơn có địa chỉ cư trú tại thành phố Nam Định; anh Dũng là bị đơn có địa chỉ cư trú tại thơn Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Hai bên đương sự khơng có văn bản thoả thuận u cầu Tồ án nơi nguyên đơn cư trú giải quyết vụ án. Như vậy, việc TAND thành phố Nam Định vẫn thụ lý giải quyết vụ án là không đúng thẩm quyền theo quy định Điều 35 BLTTDS [47].

Bên cạnh những hạn chế nêu trên, trong hoạt động thụ lý vụ án, TAND cấp huyện ở tỉnh Nam Định cịn có một số hạn chế khác như thu thập các chứng cứ, tài liệu khơng rõ nguồn gốc, tính hợp pháp của các chứng cứ, tài liệu; lấy lời khai của người làm chứng tại nhà riêng của họ mà khơng có người chứng kiến; xác định sai tư cách, tính hợp pháp của người đại diện (xác định sai người đại diện theo pháp luật hoặc thủ tục uỷ quyền cho người đại diện khơng hợp pháp); dự tính tạm ứng án phí khơng chính xác… gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến tiến độ và chất lượng giải quyết, xét xử vụ án dân sự.

Một phần của tài liệu ThS luat học áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự của toà án nhân dân cấp huyện ở tỉnh nam định (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w