nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
Đây được coi là giải pháp vô cùng quan trọng của cơng tác xét xử. Thực tiễn cho thấy, trong q trình giải quyết vụ án, nếu như Thẩm phán,
HTND có năng lực chun mơn tốt; thực hiện nhiệm vụ một cách vô tư, khách quan sẽ cho kết quả là vụ án được giải quyết đúng pháp luật. Ngược lại, khi các Thẩm phán, HTND có sự tác động bằng quyền lợi vật chất hoặc tinh thần thì tất yếu vụ án sẽ được giải quyết một cách thiên lệch về phía người tác động.
Như vậy, để bảo đảm yêu cầu tối cao và cũng là cái mốc để đánh giá hiệu quả của hoạt động ADPL trong giải quyết vụ án dân sự của TAND cấp huyện là bản án, quyết định được ban hành phải khách quan, tồn diện, đầy đủ, đúng pháp luật thì khi xét xử Thẩm phán và HTND phải thực sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Đây là một nguyên tắc Hiến định được ghi nhận trong các bản Hiến pháp của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Luật tổ chức TAND và điều 12 của BLTTDS. Bởi tầm quan trọng của nguyên tắc này, tại Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị “về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” đã đề ra yêu cầu:
Khi xét xử, các tồ án phải bảo đảm cho mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan; thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; việc phán quyết của toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định [1].
Nguyên tắc “Khi xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán và Hội thẩm nhân
dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” cần được bảo đảm cả hai phương
- Độc lập với các yếu tố bên ngoài. Là việc khi giải quyết, xét xử,
Thẩm phán và HTND không bị lệ thuộc vào ý kiến của lãnh đạo cơ quan hoặc chỉ đạo của ngành dọc cấp trên về đường lối giải quyết, xét xử. Quá trình nghiên cứu hồ sơ và tại phiên tịa, HĐXX phải xem xét, thẩm tra đánh giá chứng cứ và các tình tiết khác của vụ án một cách thận trọng, tỷ mỷ, khoa học, tồn diện, kể cả chứng cứ có trong hồ sơ và chứng cứ tại phiên tòa. Bản án, quyết định của Tòa án chỉ được căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà và những chứng cứ đã được kiểm tra, xem xét tại phiên tòa.
Nguyên tắc độc lập khi xét xử còn đòi hỏi sự độc lập của HĐXX với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và các cá nhân. Trong quá trình xét xử, các cơ quan, tổ chức, cá nhân không được can thiệp hoặc tác động vào các thành viên của HĐXX để họ phải xét xử vụ án theo ý chủ quan của mình. Mọi hành động can thiệp dưới bất kỳ hình thức nào đều làm ảnh hưởng tới tính khách quan của vụ án và đều bị coi là bất hợp pháp. Tuy nhiên, trong hoạt động xét xử, Thẩm phán và HTND có thể tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn, của bất kỳ ai và phải nắm bắt dư luận xã hội, nhưng khi quyết định thì Thẩm phán và HTND phải thể hiện bản lĩnh nghề nghiệp của mình, xem xét mọi vấn đề một cách độc lập, khơng được để cho ý kiến bên ngồi làm ảnh hưởng tới tính khách quan của vụ án.
Nguyên tắc độc lập khi xét xử còn thể hiện trong quan hệ giữa các cấp xét xử. Hiện nay Tòa án cấp trên quản lý Tòa án cấp dưới cả về tổ chức, tài chính và chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, phải luôn phân biệt rõ ràng các mối quan hệ. Trong hoạt động giải quyết vụ án thì mối quan hệ giữa Tịa án cấp trên và Tòa án cấp dưới là mối quan hệ tố tụng, chứ không phải là mối quan hệ quản lý hành chính. Tịa án cấp trên hướng dẫn Tịa án cấp dưới về áp dụng thống nhất pháp luật nhưng không được quyết định hoặc gợi ý cho Tòa án cấp dưới về đường lối giải quyết cụ thể trước khi xét xử.
- Độc lập với các yếu tố bên trong. Là việc khi xét xử, các thành viên
của HĐXX độc lập với nhau trong việc nghiên cứu hồ sơ, xem xét, đánh giá chứng cứ, đưa ra kết luận và quan điểm giải quyết vụ án mà không bị phụ thuộc vào quan điểm của các thành viên khác trong HĐXX. Khi nghị án, chỉ có thành viên của HĐXX mới được tham gia; HTND biểu quyết trước, Thẩm phán là người biểu quyết sau cùng; các vấn đề của vụ án phải được giải quyết bằng biểu quyết và quyết định theo đa số, người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ vụ án.
Để bảo đảm cho tính độc lập của Thẩm phán, HTND trong giải quyết, xét xử vụ án, bên cạnh cần phải thực hiện việc đổi mới về tổ chức Toà án theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị, cần thiết phải nghiên cứu một chế độ chính sách (như tiền lương, phụ cấp, các chế độ đãi ngộ khác) cho Thẩm phán, nhất là Thẩm phán TAND cấp huyện. Hiện nay, lương của một Thẩm phán TAND cấp huyện chỉ ngang bằng lương của Thư ký có cùng thời gian cơng tác, có thể nói là rất thấp so với yêu cầu của cuộc sống (chưa nói đến sự so sánh với những người khác làm ở ngoài ngành Toà án), trong khi điều kiện, tiêu chuẩn, áp lực công việc đối với họ là quá khắt khe. Mặt khác, cần phải kéo dài nhiệm kỳ Thẩm phán và không nên để họ cơng tác tại Tồ án nơi gia đình họ cư trú. Đây là những yêu cầu, giải pháp vơ cùng quan trọng, có thể thực hiện được ngay để bảo đảm tính độc lập, bảo đảm chất lượng khi giải quyết vụ án. Nếu cứ để tình trạng này kéo dài, khó có thể nói họ sẽ bảo đảm sự vơ tư, tính độc lập khi xét xử được.