Nâng cao chất lượng, vai trò của Hội thẩm nhân dân.

Một phần của tài liệu ThS luat học áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự của toà án nhân dân cấp huyện ở tỉnh nam định (Trang 107 - 110)

Chế định “Việc xét xử của Tòa án nhân dân có Hội thẩm nhân dân... Khi xét

xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán” và “ Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” [16] là nguyên tắc được quy định tại Điều

129, 130 Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Đây là một chế định ưu việt, tiến bộ, thể hiện bản chất “Tồ án của nhân dân, do nhân dân”. Vì vậy, HTND có vị

trí quan trọng khơng thể thiếu được trong hoạt động giải quyết, xét xử các loại vụ án, nhất là hoạt động giải quyết, xét xử vụ án tại Toà án cấp sơ thẩm.

Trong nhiều năm qua, HTND ở tỉnh Nam Định đã phát huy có hiệu quả vai trị của mình và kinh nghiệm cơng tác cùng với Thẩm phán hồn thành tốt nhiệm vụ xét xử, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự trị an trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên lực lượng HTND ở tỉnh Nam Định hiện nay còn nhiều bất cập. Trong số 198 Hội thẩm thì 70% có trình độ đại học, nhưng đại học luật chỉ có 20%, số cịn lại có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp nhưng lại thuộc các chuyên ngành khác, không được đào tạo về nghiệp vụ xét xử.

Chính vì có sự chênh lệnh về trình độ chun mơn giữa Thẩm phán và HTND, dẫn đến nhiều vụ án HTND tham gia phiên tòa một cách thụ động, còn dựa dẫm, ỷ lại vào Thẩm phán hoặc tuy có ý kiến khác với Thẩm phán nhưng khơng thể hiện được tính đúng đắn của việc nhận thức pháp luật. Do vậy, nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể, quyết định theo đa số; nguyên tắc khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán chưa thực sự có sức thuyết phục trong thực tiễn. Mặt khác, pháp luật quy định khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán nhưng lại chưa quy định trách nhiệm của Hội thẩm. Nếu Thẩm phán có nhiều vụ án bị sửa, hủy do lỗi chủ quan thì trách nhiệm được quy định rõ ràng và nghiêm khắc (nhẹ là bị cắt thi đua, nặng có thể sẽ khơng được bổ nhiệm lại), cịn HTND thì chưa được quy định rõ trách nhiệm, chế tài xử lý cụ thể.

Do đó, để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng xét xử của ngành Tòa án, việc đổi mới chế định HTND là một tất yếu khách quan. Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị đã nhấn mạnh: “Nghiên cứu hoàn

thiện cơ chế lựa chọn, bầu cử, bồi dưỡng, quản lý Hội thẩm nhân dân nhằm đề cao trách nhiệm và vai trò của Hội thẩm nhân dân trong xét xử” [1]. Để HTND phát huy được hết khả năng của mình trong xét xử, bảo đảm các nguyên tắc theo quy định của pháp luật. Trong thời gian tới cần phải tiến hành một số giải pháp sau:

Thứ nhất, về tiêu chuẩn để lựa chọn giới thiệu và bầu làm HTND. Theo pháp

lệnh Thẩm phán và Hội thẩm TAND năm 2002 thì tiêu chuẩn về trình độ pháp luật của HTND chỉ cần có kiến thức pháp luật là có thể được bầu làm HTND. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay với sự phát triển của nền giáo dục đào tạo và trình độ dân trí đã có nhiều tiến bộ so với trước đây; đồng thời để đáp ứng với yêu cầu cải cách tư pháp và phù hợp với sự phát triển của xã hội, cần thiết phải lựa chọn những người có trình độ pháp lý nhất định (tối thiểu phải có trình độ cử nhân một chun ngành nào đó); có năng lực thực hiện được nhiệm vụ của HTND để tham gia công tác xét xử cùng với Tồ án. Bên cạnh đó, Tồ án cần phải chủ động phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền cung cấp đầy đủ các văn bản pháp luật, các tài liệu hướng dẫn của TAND tối cao và thường xuyên mở các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ cho HTND để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Thứ hai, cần nghiên cứu để quy định trách nhiệm của Hội thẩm TAND khi

tham gia xét xử, bởi khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền như Thẩm phán, thì trách nhiệm cũng phải như Thẩm phán. Khi đã có quy định trách nhiệm rõ ràng thì Hội thẩm mới có tinh thần tích cực học tập, trau dồi nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ.

Thứ ba, việc quản lý HTND (về chế độ phụ cấp xét xử, về thi đua khen

thưởng) hiện nay đang giao cho Toà án nơi Hội thẩm tham gia xét xử là chưa bảo đảm yêu cầu khách quan. Theo quan điểm cá nhân của tác giả, việc quản lý Hội thẩm cần thiết phải do cơ quan đã bầu ra Hội thẩm hoặc cơ quan đại diện (như Hội đồng nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc) quản lý, chi trả chế độ, khen thưởng, kỷ luật hoặc bãi nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở cung cấp số liệu và nhận xét của Tòa án đối với Hội thẩm trong thực hiện nhiệm vụ. Toà án chỉ chịu trách nhiệm cung cấp đầy đủ các văn bản pháp luật, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và mời Hội thẩm tham gia phiên tồ. Đây chính là yếu tố bảo đảm tính độc lập của Hội thẩm, giúp cho việc ADPL của HĐXX bảo đảm khách quan, dân chủ, đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu ThS luat học áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự của toà án nhân dân cấp huyện ở tỉnh nam định (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w