Bản án, quyết định dân sự sơ thẩm do Toà án ban hành phải bảo đảm chính xác, đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu ThS luat học áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự của toà án nhân dân cấp huyện ở tỉnh nam định (Trang 40 - 41)

bảo đảm chính xác, đúng pháp luật.

Bản án, quyết định dân sự là sản phẩm của cả quá trình ADPL, mà trực tiếp là do HĐXX sơ thẩm nhân danh Nhà nước ban hành tại phiên toà xét xử vụ án. Mỗi bản án, quyết định dân sự sơ thẩm là một văn bản cá biệt, áp dụng các quy phạm pháp luật cụ thể để giải quyết đối với một vụ án dân sự cụ thể, chính thức xác định các quyền, lợi ích hợp pháp cũng như nghĩa vụ mà các đương sự được hưởng hoặc phải thực hiện. Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật thì đương sự cũng như các cơ quan, tổ chức và mọi cơng dân có nhiệm vụ nghiêm chỉnh chấp hành. Chính vì vậy, bản án, quyết định dân sự sơ thẩm vừa phải bảo đảm là một văn bản ADPL nói chung, vừa phải bảo đảm tính đặc thù cả về mặt thẩm quyền, hình thức cũng như nội dung của nó.

Về thẩm quyền ban hành bản án, quyết định: Bản án, quyết định khi

được ban hành phải bảo đảm đúng thẩm quyền về loại việc, đúng cấp xét xử và đúng theo lãnh thổ. Các quyết định của Toà án trước khi mở phiên toà là

do Thẩm phán ban hành. Bản án, quyết định được ban hành tại phiên toà phải do HĐXX thảo luận, biểu quyết thơng qua tại phịng nghị án và có đầy đủ chữ ký của các thành viên HĐXX.

Về mặt hình thức: Bản án, quyết định dân sự sơ thẩm do Toà án ban

hành phải bảo đảm đúng mẫu theo Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 và Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao ban hành [41, tr.9].

Về nội dung: Bản án là một văn bản ADPL, song nó lại có ý nghĩa giáo

dục và ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc. Do vậy, bản án phải bảo đảm đầy đủ nội dung theo quy định của Điều 238 của BLTTDS. Theo đó, bản án phải thể hiện đầy đủ, chính xác, khách quan, toàn diện trên cơ sở những chứng cứ, tài liệu đã được xem xét, kiểm tra tại phiên toà và kết quả tranh luận tại phiên tồ. Bên cạnh đó, bản án cần phải được thể hiện một cách lôgic, chặt chẽ trong cách mô tả sự việc và lập luận của HĐXX; số liệu chính xác; từ ngữ sử dụng phổ thơng, đúng chính tả; văn phong ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, có sức thuyết phục và tính khả thi cao.

Để đánh giá đầy đủ tiêu chí này, trước hết một bản án, quyết định phải bảo đảm chính xác, tồn diện, khách quan, dân chủ và khả thi trong thực tế; đồng thời cần phải xem xét thêm một số phương diện khác nữa như: thông qua tỷ lệ bản án, quyết định dân sự sơ thẩm do TAND cấp huyện giải quyết bị sửa, huỷ theo thủ tục phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm; thông qua kết quả công tác thi hành án dân sự hoặc như sự nhìn nhận, đánh giá của dư luận xã hội...

Một phần của tài liệu ThS luat học áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự của toà án nhân dân cấp huyện ở tỉnh nam định (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w