Hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp

Một phần của tài liệu ThS luat học áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự của toà án nhân dân cấp huyện ở tỉnh nam định (Trang 102 - 103)

Thực tiễn xét xử cho thấy, hoạt động của các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp như luật sư, giám định, công chứng, cảnh sát hỗ trợ tư pháp, tuy không trực tiếp giải quyết vụ án dân sự, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho việc ADPL trong hoạt động giải quyết vụ án dân sự của Tòa án được hiệu quả và đúng pháp luật.

Trong quá trình giải quyết vụ án, các cơ quan này giúp Toà án, các đương sự cung cấp các tài liệu, chứng cứ có giá trị chứng minh làm sáng tỏ các tình tiết khách quan của vụ án, nên có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng xét xử. Sự khách quan, kịp thời, chính xác của các hoạt động bổ trợ tư pháp, góp phần đảm bảo chất lượng xét xử của Tịa án. Ngược lại, hoạt động của các cơ quan bổ trợ tư pháp kém hiệu quả, khơng chính xác, khơng kịp thời rất dễ dẫn đến sự sai lệch trong hoạt động thu thập chứng cứ và đương nhiên sẽ làm cho phán quyết của Tịa án khơng đúng với nội dung của vụ án. Vì vậy, để phục vụ và bảo đảm cải cách tư pháp có hiệu quả, Đảng và Nhà nước ta luôn đề cập đến việc củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan và tổ chức bổ trợ tư pháp với những bước đi thích hợp. Tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị đã đề ra yêu cầu hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp. Trong đó, xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật về bổ trợ tư pháp (luật sư, công chứng, giám định, cảnh sát tư pháp...) theo hướng đáp ứng ngày càng đầy đủ, thuận lợi các nhu cầu đa dạng về hỗ trợ pháp lý của nhân dân, doanh nghiệp, thực hiện xã hội hóa mạnh mẽ các hoạt động bổ trợ tư pháp, kết hợp quản lý nhà nước với tự quản của các tổ chức xã hội nghề nghiệp.

Phương hướng chính là hồn thiện pháp luật về luật sư, công chứng, giám định, hộ tịch theo hướng công khai, minh bạch, đơn giản và thuận tiện cho người dân; tạo các điều kiện thuận lợi và xác định rõ trách nhiệm nghĩa vụ, đạo đức khi tham gia tố tụng; từng bước xã hội hóa các hoạt động bổ trợ tư pháp… Đó là những giải pháp rất quan trọng, hỗ trợ đắc lực cho Toà án trong việc giải quyết các vụ án dân sự.

Một phần của tài liệu ThS luat học áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự của toà án nhân dân cấp huyện ở tỉnh nam định (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w