đốc kiểm tra.
Tổng kết kinh nghiệm xét xử là nhiệm vụ thường xuyên hàng năm của ngành Tòa án, do Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao tiến hành đối với toàn ngành Toà án trong cả nước và do Uỷ ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh tiến hành đối với địa phương. Đó là hoạt động đánh giá tình hình ADPL trong hoạt động giải quyết, xét xử các loại vụ án trong một thời gian nhất định. Do đó, tổng kết kinh nghiệm xét xử có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn. Thông qua báo cáo tổng kết của ngành, hoạt động xét xử các loại vụ án được đánh giá toàn diện những ưu điểm cũng như những tồn tại cần khắc phục. Đối với loại án dân sự, việc tổng kết kinh nghiệm xét xử đi sâu vào đánh giá tiến độ giải quyết và chất lượng giải quyết vụ án dân sự của Toà án. Về tiến độ, việc tổng kết kinh nghiệm đánh giá các đơn vị có sự cố gắng, nỗ lực để bảo đảm thời hạn giải quyết nhanh chóng vụ án hay cố tình dây dưa, kéo dài. Về chất lượng, việc tổng kết kinh nghiệm đánh giá các đơn vị có bảo đảm chất lượng ADPL trong việc thực hiện các thủ tục tố tụng cũng như việc ADPL để ban hành các bản án, quyết định có bảo đảm đúng các quy định của pháp luật hay cịn có vấn đề sai sót, tồn tại…; những nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến áp dụng chưa đúng pháp luật. Chính vì vậy, thơng qua tổng kết kinh nghiệm xét xử, Thẩm phán, HTND và cán bộ Tồ án mới tích lũy được nhiều kinh nghiệm, rút ra được nhiều bài học bổ ích để nâng cao kỹ năng ADPL, tránh được sai lầm trong xét xử. Mặt khác, thông qua tổng kết kinh nghiệm xét xử, ngành Tòa án còn rút ra những bất cập, khiếm khuyết trong các văn bản pháp luật để kiến nghị cấp có thẩm quyền khắc phục, góp phần quan trọng vào cơng tác xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật.
Bên cạnh việc tổng kết kinh nghiệm xét xử của ngành thì một biện pháp quan trọng nhằm bảo đảm chất lượng ADPL trong hoạt động giải quyết vụ án dân sự là các đơn vị Tòa án phải thực sự chú trọng công tác tự kiểm tra thông qua công
tác kiểm tra giám đốc án hàng năm của TAND tỉnh đối với các TAND cấp huyện. Công tác kiểm tra án phải được tiến hành thường xuyên theo định kỳ hàng quý, hàng năm hoặc theo chuyên đề. Qua đó, Tịa án tỉnh kịp thời uốn nắn, sửa chữa, khắc phục những sai sót của Tịa án cấp dưới, bảo đảm cho việc ADPL được thống nhất trong toàn ngành và góp phần tích cực nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho các Thẩm phán, HTND và cán bộ, Thư ký của ngành.