Hoàn thiện pháp luật về tổ chức bộ máy Tịa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự.

Một phần của tài liệu ThS luat học áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự của toà án nhân dân cấp huyện ở tỉnh nam định (Trang 88 - 90)

thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự.

Hiện nay ở nước ta, theo quy định của Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2002 và BLTTDS thì chỉ có TAND cấp huyện và TAND cấp tỉnh là có thẩm quyền giải quyết, xét xử sơ thẩm các vụ việc dân sự. TAND cấp huyện

có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm hầu hết các vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của tồ án, trừ những vụ việc có liên quan đến nhân tố nước ngoài thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh.

Theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị, trong thời gian tới đây tổ chức hệ thống Tồ án sẽ khơng phụ thuộc vào địa giới hành chính mà được tổ chức theo thẩm quyền xét xử, gồm có: Tồ án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; tồ phúc thẩm (Tồ án cấp tỉnh hiện nay) có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; toà thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm; TAND tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm [3].

Như vậy, để thực hiện việc thành lập Tồ án khu vực nói riêng và tổ chức hệ thống Tồ án nói chung, trong thời gian tới Nhà nước ta cần phải tiến hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2002 và BLTTDS năm 2004 (được sửa đổi, bổ sung năm 2011) về tổ chức bộ máy Toà án và phân định thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Bên cạnh đó, để bảo đảm tính đồng bộ trong hoạt động tư pháp thì tổ chức bộ máy, hoạt động của VKSND, Thi hành án và các cơ quan bổ trợ tư pháp cũng cần phải được hoàn thiện cho phù hợp, hiệu quả, bảo đảm đúng tinh thần chỉ đạo theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị: “Tổ chức các cơ

quan tư pháp và các chế định bổ trợ tư pháp hợp lý, khoa học và hiện đại về cơ cấu tổ chức và điều kiện, phương tiện làm việc; trong đó, xác định tồ án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm; xã hội hoá mạnh mẽ hoạt động bổ trợ tư pháp”[3].

Một phần của tài liệu ThS luat học áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự của toà án nhân dân cấp huyện ở tỉnh nam định (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w