Trên cơ sở các Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam về bộ máy Nhà nước XHCN; về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; về cải cách tư pháp, về tổ chức hoạt động của cơ quan và cán bộ tư pháp nói chung và cơ quan, cán bộ ngành TAND nói riêng đó chính là các quan điểm cơ bản để nâng cao chất lượng ADPL trong hoạt động xét xử các vụ án dân sự của TAND nước ta trong giai đoạn hiện nay, trong đó có TAND cấp huyện ở tỉnh Nam Định.
Để bảo đảm chất lượng ADPL trong giải quyết các vụ án dân sự của TAND cấp huyện ở tỉnh Nam Định cần phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, nguyên nhân những hạn chế, bất cập và các quan điểm bảo đảm ADPL trong giải quyết vụ án dân sự của TAND cấp huyện, trong thời gian tới, chúng ta cần phải chú trọng thực hiện một cách nghiêm chỉnh, đồng bộ một số giải pháp cơ bản nêu trên. Trong các biện pháp đó, có biện pháp cần được các cấp uỷ, tổ chức Đảng lãnh đạo thực hiện; có biện pháp cần phải có được sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều cơ quan có thẩm quyền và có biện pháp phải do mỗi đơn vị TAND, mỗi Thẩm phán, HTND và cán bộ Toà án phải nỗ lực thực hiện.
Với sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và của toàn thể nhân dân, cùng với tinh thần cố gắng, nỗ lực, quyết tâm cao của Thẩm phán, cán bộ công chức của ngành TAND tỉnh Nam Định trong việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, chắc chắn các giải pháp trên sẽ phát huy tác dụng, bảo đảm chất lượng ADPL của TAND cấp huyện trong các vụ án dân sự sẽ đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp và sự đòi hỏi của xã hội trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới.
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển của xã hội ngày nay, thì các quan hệ pháp luật về dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động cũng diễn ra hết sức phong phú và đa dạng. Mục đích thúc đẩy các chủ thể tham gia những quan hệ pháp luật đó chính là quyền lợi về vật chất hoặc tinh thần nhất định làm phát sinh các tranh chấp dân sự là điều không thể tránh khỏi. Khi xảy ra tranh chấp dân sự, nếu các chủ thể không tự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết tranh chấp và yêu cầu Tịa án giải quyết thì Tịa án phải thụ lý để giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.
Hoạt động giải quyết vụ án dân sự của Toà án là hoạt động ADPL. Trong đó, TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm hầu hết các vụ án dân sự (chỉ trừ một số ít loại vụ, việc thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh). ADPL trong giải quyết các vụ án dân sự của TAND cấp huyện là hoạt động mang tính quyền lực của Nhà nước, được thực hiện bởi Thẩm phán được phân cơng làm chủ toạ phiên tồ và Hội thẩm TAND trong HĐXX theo trình tự, thủ tục của pháp luật tố tụng dân sự quy định, nhằm áp dụng các quy định của pháp luật dân sự vào trong quá trình giải quyết vụ án dân sự để ra các phán quyết xác định cụ thể quyền và nghĩa vụ cho các đương sự trong vụ án. Việc bảo đảm chất lượng ADPL trong giải quyết các vụ án dân sự của TAND nói chung và của TAND cấp huyện ở tỉnh Nam Định nói riêng là nhu cầu cấp bách và phản ánh xu thế khách quan của quá trình phát triển.
Trên cơ sở phạm vi đã xác định, đề tài được nghiên cứu theo một chỉnh thể thống nhất. Các nội dung của đề tài có mối quan hệ biện chứng, lơgic với nhau, từ đó giải quyết được mục đích, nhiệm vụ đặt ra đối với đề tài. Quá trình nghiên cứu, luận văn đã giải quyết về cơ bản và toàn diện các vấn đề lý luận về ADPL trong giải quyết vụ án dân sự của TAND cấp huyện và đã đạt được một số kết quả cụ thể như: Đưa ra khái niệm vụ án dân sự; khái niệm
ADPL trong giải quyết vụ án dân sự của TAND cấp huyện; đặc điểm, vai trò, các giai đoạn của ADPL trong giải quyết vụ án dân sự của TAND cấp huyện và đặc biệt, tác giả đã đề xuất và luận giải một số tiêu chí đánh giá chất lượng ADPL trong giải quyết vụ án dân sự của TAND cấp huyện. Trong phần thực trạng ADPL trong giải quyết vụ án dân sự của TAND cấp huyện ở tỉnh Nam Định, trên cơ sở đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội; tình hình tranh chấp về dân sự tại địa phương; kết quả giải quyết các vụ án dân sự của ngành và của TAND cấp huyện ở tỉnh Nam Định. Luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng; những hạn chế, sai sót, bất cập và chỉ ra những nguyên nhân những hạn chế, sai sót, bất cập đó. Đặc biệt là, trên cơ sở lý luận về ADPL trong giải quyết vụ án dân sự của TAND cấp huyện, thực trạng ADPL trong giải quyết vụ án dân sự của TAND cấp huyện ở tỉnh Nam Định và các quan điểm chỉ đạo của Đảng. Luận văn đã đưa ra các giải pháp có cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm bảo đảm và ngày càng nâng cao chất lượng ADPL trong giải quyết vụ án dân sự của TAND nói chung và của TAND cấp huyện ở tỉnh Nam Định nói riêng.
Cơng cuộc đổi mới của đất nước ta đang bước sang một giai đoạn mới có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc thực hiện mục tiêu hướng tới một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Những kết luận rút ra từ quá trình nghiên cứu đề tài: "Áp dụng pháp luật trong giải quyết
vụ án dân sự của Toà án nhân dân cấp huyện ở tỉnh Nam Định" hy vọng đóng
góp một phần nhỏ về mặt lý luận cũng như thực tiễn nhằm ngày càng nâng cao chất lượng công tác của TAND cấp huyện ở tỉnh Nam Định nói riêng, của ngành TAND nói chung; đó cũng chính là tâm huyết của tác giả với hy vọng đóng góp một phần cơng sức vào sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước, vào công cuộc cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.