Tiếp tục hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự.

Một phần của tài liệu ThS luat học áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự của toà án nhân dân cấp huyện ở tỉnh nam định (Trang 90 - 102)

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 được Quốc hội khố XI nước Cộng hồ XHCN Việt Nam, tại kỳ họp thứ 5 thơng qua ngày 15/6/2004, có hiệu lực

thi hành từ ngày 01/01/2005. Sau hơn năm năm thực hiện đã bộc lộ những điểm bất cập, hạn chế, nhất là trong việc bảo đảm quyền, lợi ích của các chủ thể tham gia tố tụng và ảnh hưởng đến chất lượng ADPL của TAND các cấp. Chính vì vậy, ngày 29/3/2011, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XII đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS số 24/2004/QH11. BLTTDS sửa đổi, bổ sung bước đầu đã cơ bản khắc phục được một số bất cập, khiếm khuyết trước mắt và đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Theo BLTTDS sửa đổi, bổ sung, có một số quy định mới liên quan trực tiếp đến hoạt động ADPL của TAND cấp huyện cần phải được hiểu và thực hiện chính xác. Ở đây, xin nêu một số quy định mới được sửa đổi, bổ sung có tính chất cơ bản, đó là:

Thứ nhất, Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung đã xác định rõ hơn

trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (Điều 7 BLTTDS). Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn cho đương sự, Toà án, Viện kiểm sát tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu

giữ, quản lý khi có u cầu của đương sự, Tồ án, Viện kiểm sát và phải chịu

trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ đó;…

Thứ hai, về sự tham gia của VKSND trong tố tụng dân sự (Điều 21

BLTTDS). Trước đây BLTTDS quy định ngoài việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật thì VKSND cịn tham gia các phiên tồ đối với những vụ án do Toà án thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại, các việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án, các vụ việc dân sự mà VKSND kháng nghị bản án, quyết định của Toà án. Nay, BLTTDS sửa đổi, bổ sung quy định vẫn giữ nguyên việc kiểm sát tuân theo pháp luật trong tố tụng

dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị nêu trên và tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; tham gia phiên toà, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Ngồi ra, VKSND cịn tham gia các

phiên toà đối với những vụ án do Toà án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc một bên có đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần [24].

Thực tiễn ở tỉnh Nam Định như đã nêu ở chương II, đại đa số các vụ án dân sự khi người khởi kiện không rút đơn khởi kiện hoặc các đương sự khơng thoả thuận với nhau về việc giải quyết tồn bộ vụ án thì Tồ án đều phải có các biện pháp thu thập chứng cứ để làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án. Như vậy, kể từ ngày BLTTDS sửa đổi, bổ sung có hiệu lực thi hành (01/01/2012) trở đi thì VKSND sẽ tham gia hầu hết các phiên tồ xét xử vụ án dân sự.

Việc sửa đổi mở rộng thẩm quyền của VKSND giảm thiểu được sự thiếu khách quan trong việc giải quyết vụ việc dân sự, hạn chế sai sót, hạn chế sự khép kín trong hoạt động xét xử của Toà án đối với vụ việc dân sự.

Thứ ba, bổ sung nguyên tắc: “Bảo đảm quyền tranh luận trong tố tụng

dân sự” vào BLTTDS: “Điều 23a. Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự,

Tồ án bảo đảm để các bên đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh luận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự”[24]. Đây là lần đầu tiên BLTTDS ghi nhận và bổ sung

nguyên tắc bảo đảm quyền tranh luận trong tố tụng dân sự theo tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết số 08-NQ/TW và Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ chính trị. Nguyên tắc này đã được thể hiện xuyên suốt trong quá trình tố tụng, từ giai đoạn thụ lý đến giai đoạn thu thập chứng cứ và xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm. Đây là nguyên tắc quan trọng nhằm quán triệt các Thẩm phán khi tiến hành tố tụng phải tạo điều kiện để đương sự thực hiện quyền tranh luận

để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình tại Tồ án và cũng để bảo đảm việc giải quyết, xét xử vụ án được khách quan, toàn diện.

Thứ tư, sửa đổi cơ bản quy định bất cập về thời hiệu giải quyết vụ án.

Điều 159 BLTTDS năm 2004 có 3 khoản, khoản 1 quy định về khái niệm về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự; khoản 2 quy định về khái niệm về thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự; khoản 3 quy định: “Trong trường hợp pháp luật khơng có quy định khác về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu thì thời hiện khởi kiện, thời hiệu yêu cầu thì thời hiệu được quy định như sau: a) Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích cơng cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm; b) Thời hiệu yêu cầu để Toà án giải quyết việc dân sự là một năm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu.” [23].

Quy định về thời hiệu theo BLTTDS năm 2004 khi áp dụng vào thực tiễn đã phát sinh rất nhiều vướng mắc, bất cập. Điển hình là việc xác định thời điểm quyền, lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích cơng cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm là rất khó khăn, khơng chính xác; hoặc đối với các tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu; tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, nếu áp dụng thời hiện khởi kiện theo quy định của Điều 159 BLTTDS năm 2004 thì sẽ khơng bảo đảm được quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.

BLTTDS sửa đổi, bổ sung đã sửa đổi khoản 3 của Điều 159 như sau: 3. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật khơng có quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự thì thực hiện như sau:

a) Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu; tranh chấp về quyền sử dụng đất

theo quy định của pháp luật về đất đai thì khơng áp dụng thời hiệu khởi kiện;

b) Tranh chấp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm [24].

Thứ năm, bổ sung về thẩm quyền của Toà án đối với quyết định của cơ

quan, tổ chức khác: “Điều 32a. Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tồ án có

quyền huỷ quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đó xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tồ án có nhiệm vụ giải quyết. Trong trường hợp này, cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đó có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng…”[24].

Quy định này khắc phục được tình trạng trước đây trong quá trình xét xử vụ án dân sự, Tồ án phát hiện có quyết định rõ ràng trái pháp luật của cơ quan, tổ chức khác xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án. Ví dụ như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết định kỷ luật sa thải người lao động… nhưng khơng có thẩm quyền tuyên huỷ quyết định đó mà chỉ kiến nghị cơ quan ban hành văn bản tự huỷ bỏ, dẫn đến mất nhiều thời gian của Nhà nước và khơng bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của các bên đương sự.

Thứ sáu, đã sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản có khiếm khuyết, bất

cập trong một số điều của BLTTDS năm 2004 về: Thẩm quyền của TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Điều 33); thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ (Điều 35); thẩm quyền của Toà án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu (Điều 36); chuyển vụ việc dân sự cho Toà án khác, giải quyết tranh chấp về thẩm quyền (Điều 37); quyền, nghĩa vụ của đương sự, của

nguyên đơn, của bị đơn, của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (Điều 58,59,60,63); nguồn chứng cứ (Điều 82); thu thập chứng cứ (Điều 85); trưng cầu giám định (Điều 90); định giá tài sản, thẩm định giá tài sản (Điều 92); yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ (Điều 94); hình thức, nội dụng đơn khởi kiện (Điều 164); trả lại đơn khởi kiện, hậu quả của việc trả lại đơn khởi kiện (Điều 168); khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện (Điều 170); quy định rõ ràng về quyền yêu cầu phản tố của bị đơn, quyền yêu cầu độc lập của NCQLNVLQ (Điều 176,177); thành phần phiên hồ giải (Điều 184); bổ sung về trình tự hồ giải (Điều 185a); tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (Điều 189); đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (Điều 192,193); quyết định đưa vụ án ra xét xử (Điều 195); quy định chung về sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tại phiên tịa (bỏ các Điều 199,200,201,203 - hợp thành Điều 199); xét xử trong trường hợp đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt tại phiên toà (Điều 202); thời hạn hỗn phiên tồ và quyết định hỗn phiên tồ (Điều 208) và phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên toà (Điều 234).

Như vậy, Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung đã khắc phục được cơ

bản những hạn chế, bất cập trong thực tiễn thi hành thời gian qua; đồng thời bổ sung thêm một số nguyên tắc cơ bản nhằm bảo đảm quyền, nghĩa vụ của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, đặc biệt là BLTTDS sửa đổi, bổ sung lần này đã ghi nhận và quy định nguyên tắc “bảo đảm quyền tranh luận trong tố tụng dân sự”, là một trong những yêu cầu của cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị.

Tuy nhiên, để đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội, yêu cầu cải cách tư pháp và yêu cầu tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ chính trị “về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”, với mục tiêu đã được xác định là:

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước trong sạch vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của nhân dân, góp phần đưa nước ta trở thành nước cơng nghiệp theo hướng hiện đại hố vào năm 2020.[2]

Qua nghiên cứu, BLTTDS mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung, nhưng vẫn cịn có một số vấn đề cần phải được tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện nhằm đáp ứng với điều kiện trong tình hình mới, phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế. Trong đó cần quan tâm một số vấn đề cơ bản sau:

Một là, vấn đề áp dụng án lệ trong cơng tác xét xử của Tồ án.

Hiện nay, còn nhiều quan niệm khác nhau về việc triển khai án lệ trong công tác xét xử ở Việt Nam. Quan điểm thứ nhất cho rằng, không nên đưa án lệ vào cơng tác xét xử vì đã điều chỉnh theo hệ thống luật thành văn. Quan điểm thứ hai và cũng là quan điểm của chúng tôi cho rằng:

Cần thiết phải đưa án lệ vào cơng tác xét xử, vì án lệ có ý nghĩa thiết lập ra một tiền lệ để áp dụng cho những vụ án tương tự sau này, tạo ra sự bình đẳng trong việc xét xử các vụ án giống nhau,

giúp tiên lượng được kết quả của các vụ tranh chấp ; điều này giúp các bên lưu ý khi đàm phán, soạn thảo hợp đồng, tiết kiệm công sức của Thẩm phán và các cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia tranh tụng, vì sử dụng những tình huống tương tự đã được giải quyết làm căn cứ giải quyết vụ việc… ngồi ra, cịn phù hợp với công cuộc cải cách tư pháp hiện nay (được thể hiện trong Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị).

Đối với các nước thuộc hệ thống pháp luật án lệ Common Law (như Anh, Mỹ, Australia, Canada, New Zealand…) thì án lệ là nguồn chủ yếu và quan trọng, được dẫn chiếu khi xét xử. Đối với các nước trong hệ thống pháp luật dân sự Civil Law (Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản…) thì án lệ chỉ được coi là nguồn thứ yếu sau hệ thống luật thành văn, chỉ có quy định mang tính ngun tắc nhưng có vai trò và tầm quan trọng riêng ở các nước theo truyền thống luật dân sự. Qua nghiên cứu thấy rằng, thực tế trong công tác xét xử đã sử dụng án lệ nhưng chưa được quy định trong văn bản pháp luật. Do vậy, cần học tập kinh nghiệm ở một số nước theo hệ thống pháp luật dân sự “Civil Law”, quy định nguyên tắc án lệ trong BLTTDS. Tuy nhiên đối với Việt Nam phải có thêm hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao [7,tr.5].

Hai là, cần phải bổ sung thủ tục đơn giản vào BLTTDS.

Những năm gần đây, tình hình kinh tế, xã hội ở nước ta đã có sự chuyển biến đi lên đáng kể, ý thức tuân theo pháp luật của công dân được đề cao hơn. Thực tiễn công tác giải quyết, xét xử các vụ án dân sự cho thấy có khơng ít vụ án rất đơn giản; chứng cứ, tài liệu đầy đủ, rõ ràng; giá trị tranh chấp nhỏ nhưng thời gian giải quyết phải kéo dài khơng cần thiết, gây lãng phí thời gian, cơng sức, chi phí cho Tồ án và cho cả đương sự. Điều này đã

khiến cho cả Toà án cũng như các đương sự mong muốn là có một thủ tục đơn giản hơn, thuận lợi, tiết kiệm hơn. Về cơ bản, thủ tục xét xử đơn giản khơng những bảo đảm được trình tự, thủ tục và những nguyên tắc cơ bản của thủ tục tố tụng dân sự mà còn bảo đảm giải quyết vụ án nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm.

Xét về bản chất, xét xử theo thủ tục đơn giản không phải là một cấp xét xử riêng biệt nằm ngoài thủ tục tố tụng dân sự thông thường. Xét xử theo thủ tục đơn giản thực chất là thủ tục xét xử sơ thẩm được tiến hành tại Toà án cấp sơ thẩm để xét xử những vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng và giá trị tranh chấp nhỏ, Thủ tục xét xử đơn giản là thủ tục được hình thành trên cơ sở đơn giản hoá thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự thông thường. Trong mối quan hệ giữa xét xử thông thường và xét xử theo thủ tục đơn giản, thì thủ tục

Một phần của tài liệu ThS luat học áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự của toà án nhân dân cấp huyện ở tỉnh nam định (Trang 90 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w