Hạn chế, thiếu sót trong hoạt động thu thập chứng cứ và hoà giả

Một phần của tài liệu ThS luat học áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự của toà án nhân dân cấp huyện ở tỉnh nam định (Trang 63 - 69)

- Trong thu thập chứng cứ, tài liệu.

Về nguyên tắc, khi khởi kiện vụ án dân sự đến yêu cầu Toà án giải quyết, nguyên đơn phải giao nộp các chứng cứ, tài liệu để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ; bị đơn, NCQLNVLQ phải đưa ra ý kiến của mình về yêu cầu của nguyên đơn và cung cấp chứng cứ để chứng minh. Xét về góc độ lý luận, việc quy định các đương sự có nghĩa vụ cung cấp, giao nộp các chứng cứ, tài liệu là xuất phát từ nguyên tắc bảo đảm quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự; mặt khác, nếu Toà án vừa thu thập chứng cứ, vừa giải quyết, xét xử thì sẽ khơng bảo đảm tính khách quan trong phán quyết. Tuy vậy, dưới góc độ thực tiễn, ở tỉnh Nam Định các đương sự thường khơng có khả năng tự mình cung cấp, giao nộp đầy đủ chứng cứ. Và do đó, để có căn cứ cho việc giải quyết vụ án, hầu hết các đơn vị TAND cấp huyện đều phải thực hiện các biện pháp để thu thập chứng cứ.

Nhìn chung, trong những năm qua các đơn vị TAND cấp huyện ở tỉnh Nam Định đã tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ bảo đảm các quy định của BLTTDS và Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP. Nhờ việc thu thập đầy đủ, đúng pháp luật các chứng cứ, tài liệu nên hầu hết các vụ án dân sự của TAND cấp huyện đã giải quyết, xét xử đều bảo đảm đúng pháp luật. Bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp cho các đương sự. Tuy vậy, trong q trình thực hiện, các đơn vị Tồ án vẫn cịn một số hạn chế, sai sót trong thu thập chứng cứ nên đã có một số bản án, quyết định bị cấp phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm huỷ để giải quyết, xét xử lại. Điển hình là việc bỏ sót tài sản hoặc thu thập chứng cứ, tài liệu khơng có giá trị chứng minh nguồn gốc tài sản trong vụ án có tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, nhất là những tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở. Nhiều trường hợp, Thẩm phán không nắm vững quy định của pháp luật hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm nên đã xác định sai hoặc bỏ sót yêu cầu của đương sự làm ảnh hưởng chung đến kết quả giải quyết vụ án cũng như ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của họ. Xin đơn cử một ví dụ điển hình như sau:

Vụ án dân sự số 07/2006/DSST ngày 19/4/2006 về việc “chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn” giữa nguyên đơn là anh Nguyễn Hữu Thắng và bị đơn là chị Nguyễn Thị Thứ (TAND huyện Nam Trực giải quyết). Nội dung vụ án: Anh Nguyễn Hữu Thắng và chị Nguyễn Thị Thứ kết hôn hợp pháp ngày 12/9/1987. Năm 1996, mâu thuẫn phát sinh. Năm 2006 anh Thắng xin ly hôn, chị Thứ đồng ý ly hơn. Về tài sản, ngồi những tài sản chung là vật dụng trong gia đình, anh Thắng trình bày: Thổ đất hơn 1000 m2 là của bố mẹ anh để lại, bố anh là ông Nguyễn Hữu Lanh đứng tên trong sổ địa chính nhưng đến nay vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi bố mẹ anh chết không để lại di chúc nên không phải là tài sản chung vợ chồng, anh không đồng ý chia cho chị Thứ. Chị Thứ trình bày: Thổ đất có nguồn gốc của cha ơng, khi cịn sống bố mẹ anh Thắng chưa tuyên bố cho vợ chồng chị, khi chết không để lại di chúc, đất chưa làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng. Nhưng chị xác định bố mẹ anh Thắng để lại thổ đất trên

cho vợ chồng chị nên vợ chồng chị đã xây dựng nhà ở trên đó. Chị đề nghị giải quyết cho chị một diện tích nhỏ để làm nhà ở và sinh sống.

Tại bản án số 07/2006/DSST ngày 19/4/2006 của TAND huyện Nam Trực đã quyết định: Xử ly hôn giữa anh Nguyễn Hữu Thắng và chị Nguyễn Thị Thứ; giao nuôi con chung và chia các tài tài sản là đồ dùng, vật dụng của vợ chồng.

Riêng về quyền sử dụng đất, bản án đã chia:

- Giao chị Thứ được sử dụng mảnh đất có diện tích 263,64 m2 trong thửa đất số 980 diện tích 790 m2 tại thơn An Lá, xã Nghĩa An huyện Nam Trực: phía Bắc giáp đất nhà ơng Lợi dài 2,8 m, phía Nam giáp đường nhựa dài 6,8 m, phía Tây giáp đất nhà ơng Văn dài 36,3 m, phía Đơng giáp đất nhà anh Thắng sử dụng dài 39,8 m.

- Giao anh Thắng sử dụng: 1) Mảnh đất có số thửa 977 diện tích 155 m2

ở xóm 5 thơn An Lá, xã Nghĩa An, huyện Nam Trực, phía Nam giáp đường xóm 5, phía Đơng giáp ao bà Mùi; Phía Tây và phía Bắc giáp đất nhà ơng Kiểng. 2) Phần đất cịn lại diện tích 526,36 m2 của thửa đất số 980 ở xóm 5 thơn An Lá, xã Nghĩa An, huyện Nam Trực, phía Nam giáp đường xóm 5, Tây giáp đất chị Thứ, phía Đơng giáp đất nhà bà Kiểng.

Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật anh Nguyễn Hữu Thắng và chị Nguyễn Thị Chiến (là chị gái anh Thắng) có đơn đề nghị giám đốc thẩm bản án số 07/2006/DSST ngày 19/4/2006 của TAND huyện Nam Trực với lý do Toà án đã xác định sai khối tài sản chung của vợ chồng anh Thắng và chị Thứ. Hai thửa đất số 977 và 980 là di sản thừa kế của bố mẹ để lại không phải là tài sản chung của vợ chồng anh Thắng và chị Thứ.

Uỷ ban Thẩm phán TAND tỉnh đã xem xét lại toàn bộ nội dung vụ án và nhận định: Bản án sơ thẩm đã giải quyết đúng về quan hệ hôn nhân và quan hệ nuôi con chung, nhưng việc xác định tài sản chung của vợ chồng anh Thắng và chị Thứ là quyền sử dụng hai thửa đất tại xã Nghĩa An không đúng quy định của pháp luật. Từ sau khi kết hôn (năm 1987) vợ chồng anh Thắng

chị Thứ ở chung với bố mẹ anh Thắng là ông Nguyễn Hữu Lanh và bà Phạm Thị Đỗ ở thôn An Lá, xã Nghĩa An, huyện Nam Trực. Ơng Lanh và bà Đỗ có hai người con là chị Nguyễn Thị Chiến và anh Nguyễn Hữu Thắng. Ông Lanh chết năm 1993, bà Đỗ chết năm 1999. Khi ông Lanh bà Đỗ chết không để lại di chúc. Di sản của ông Lanh và bà Đỗ để lại là quyền sử dụng hai thửa đất gồm thửa số 977 diện tích 155 m2 và thửa số 980 diện tích 790 m2 ở thôn An Lá, xã Nghĩa An, huyện Nam Trực.

Theo cung cấp của chính quyền địa phương, hai thửa đất số 977 và 980 hiện anh Thắng chị Thứ đang quản lý có nguồn gốc là của bố mẹ anh Thắng. Khi còn sống bố mẹ anh Thắng chưa chuyển nhượng cho ai. Năm 1993 do anh Thắng ở chung với bố mẹ nên đã đứng tên kê khai chủ sử dụng hai thửa đất này để làm nghĩa vụ đối với nhà nước. Vì vậy, trong hồ sơ do xã Nghĩa An quản lý cả hai thửa đất này đều mang tên anh Thắng. Tuy vậy theo cung cấp của sở Tài nguyên môi trường tỉnh Nam Định, hai thửa đất số 977 và 980 tại tờ bản đồ số 02 đo vẽ tháng 4/1993 vẫn mang tên ông Nguyễn Hữu Lanh.

Quá trình giải quyết vụ án ly hơn, anh Thắng và chị Thứ có lời trình bày về nguồn gốc hai thửa đất số 977 và 980 là của bố mẹ anh Thắng để lại. Anh Thắng xác định không phải tài chung vợ chồng nên không đồng ý chia quyền sử dụng đất cho chị Thứ; chị Thứ cho rằng bố mẹ để lại cho vợ chồng nên đề nghị chia đất để làm nhà ở. Khi xét xử TAND huyện Nam Trực đã căn cứ vào tài liệu do UBND xã Nghĩa An cung cấp mà khơng xem xét tồn diện các tài liệu chứng cứ khác như nguồn gốc thổ đất, lời khai của các bên đương sự… nên đã xác định hai thửa đất số 977 và 980 là tài sản chung của vợ chồng và chia cho anh Thắng, chị Thứ sử dụng là trái với quy định tại Điều 27 và khoản 3 Điều 97 luật Hơn nhân và gia đình. Ngồi ra, bản án sơ thẩm chưa làm rõ cơng sức đóng góp của vợ chồng anh Thắng chị Thứ vào khối tài sản chung của gia đình; khơng đưa chị Nguyễn Thị Chiến là chị gái anh Thắng vào tham gia tố tụng là bỏ sót người tham gia tố tụng, làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của chị Chiến [48].

Do vậy, Uỷ ban Thẩm phán TAND tỉnh đã quyết định huỷ bản án dân sự sơ thẩm nêu trên, giao hồ sơ cho Toà án cấp sơ thẩm giải quyết lại.

- Trong hoà giải vụ án.

Trong hoà giải vụ án dân sự, các đơn vị TAND cấp huyện có một số hạn chế, sai sót về ADPL trong trường hợp hoà giải đoàn tụ thành; nguyên đơn xin rút đơn khởi kiện tại phiên hồ giải; có trường hợp tiến hành hoà giải cả những vụ án khơng được hồ giải.

Theo quy định tại mục 10 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao đã hướng dẫn “... Nếu

hoà giải đồn tụ thành mà người u cầu xin ly hơn rút đơn u cầu ly hơn thì Tồ án đình chỉ việc giải quyết vụ án…; nếu người xin ly hôn khơng rút u cầu xin ly hơn thì Tồ án lập biên bản hồ giải đồn tụ thành và Toà án ra quyết định cơng nhận hồ giải đồn tụ thành”. Thực tế, có vụ án ly hơn, Tồ

án đã tiến hành hồ đồn tụ giải thành, lẽ ra sau đó Tồ án phải lập biên bản hoà giải đồn tụ thành và ra quyết định cơng nhận hồ giải đoàn tụ thành, nhưng Tồ án lại ra quyết định đình chỉ vụ án. Ngược lại, có vụ tại phiên hồ giải, nguyên đơn xin rút đơn khởi kiện xin ly hôn để trở về chung sống, lẽ ra Toà án cần lập biên bản về việc nguyên đơn xin rút đơn khởi kiện và ra quyết định đình chỉ vụ án, thì Tồ án lại ra quyết định cơng nhận sự thoả thuận của các đương sự. Việc Toà án nhầm lẫn trong việc ra các quyết định như trên sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý khác nhau như quyền khởi kiện lại hoặc nghĩa vụ chịu án phí của các đương sự trong hai trường hợp là khác nhau [19].

Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của pháp luật nói chung về bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể và bảo vệ thuần phong mỹ tục của dân tộc, BLTTDS đã quy định những vụ án dân sự khơng được hồ giải tại Điều 181. Theo đó, những u cầu địi bồi thường thiệt hại đến tài sản của Nhà nước và những vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội thì khơng được hồ giải. Khái niệm về “tài sản của Nhà nước” cũng đã được nêu và hướng dẫn cụ thể tại tiểu mục 2.1, mục 2 phần II của Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP. Do không nắm

vững các quy định của pháp luật, có đơn vị Tồ án đã tiến hành hoà giải những vụ án khơng được tiến hành hồ giải; đồng thời, cũng chính vì khơng nắm vững các quy định của pháp luật nên Toà án đã không xác định được căn cứ pháp luật để giải quyết về mặt nội dung dẫn đến ban hành quyết định trái pháp luật. Xin đơn cử một ví dụ:

Vụ án dân sự về bồi thường thiệt hại theo Nhị quyết 388 của UBTVQH giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Trọng Thao và bị đơn là TAND thành phố Nam Định (Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự số 02/2009/QĐST-DS ngày 30/9/2009 TAND huyện Nam Trực). Nội dung vụ án: Do ông Nguyễn Trọng Thao bị TAND thành phố Nam Định xét xử oan nên ông yêu cầu TAND thành phố Nam Định bồi thường thiệt hại cho ông theo Nghị quyết 388 tổng số tiền từ 287 triệu đến 290 triệu đồng (Gồm: khoản thu nhập thực tế bị mất do bị thu giữ giấy phép lái xe 27 tháng x 10 triệu đồng/tháng = 270 triệu đồng + phần trượt giá của khoản tiền 270 triệu đồng; thiệt hại về tổn thất tinh thần 23 tháng x 540.000 đồng/tháng = 12.420.000 đồng). TAND huyện Nam Trực đã thụ lý và tiến hành hoà giải để giải quyết vụ án. Tại quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự số 02/2009/QĐST-DS ngày 30/9/2009 của TAND huyện Nam Trực đã quyết định: Công nhận sự thoả thuận của các đương sự; TAND thành phố Nam Định có trách nhiệm bồi thường thiệt hại vật chất và tổn thất tinh thần do xét xử oan cho ông Nguyễn Trọng Thao là 100.000.000 đồng; Miễn án phí sơ thẩm cho TAND thành phố Nam Định.

Nhận xét: Đây là vụ án dân sự về yêu cầu bồi thường thiệt hại theo Nghị quyết 388, thuộc trường hợp khơng được hồ giải theo quy định tại khoản 1 Điều 181 BLTTDS. Việc TAND huyện Nam Trực tiến hành hoà giải và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Mặt khác, theo quy định tại tiểu mục 1 mục II Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP- BTC ngày 22/11/2006 thì khi xác định thiệt hại do tổn thất về tinh thần đối

với người bị oan bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù hoặc tại ngoại cần chú ý: “Phải tính cụ thể số ngày bị oan cho người bị oan kể từ ngày có quyết định khởi tố bị can cho đến ngày có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó khơng thực hiện hành vi phạm tội, ... căn cứ vào khoản 1 và khoản 3 Điều 5 của Nghị quyết 388 để tính số ngày lương theo mức lương tối thiểu mà người bị oan được bồi thường”. Theo quy định tại Điều 7 Nghị quyết 388 và tiểu mục 2.5 mục II Thơng tư liên tịch số 04 nêu trên thì “Người bị oan (kể cả trong trường hợp đã chết) chỉ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất trong thời gian họ bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù”. Quyết định cơng nhận sự thoả thuận của các đương số 02/2009/QĐST-DS ngày 30/9/2009 của TAND huyện Nam Trực không ghi cụ thể số tiền bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần và vật chất, căn cứ để tính các khoản tiền bồi thường này; đồng thời, ơng Thao khơng bị tạm giữ, tạm giam trong q trình tố tụng hình sự và khơng bị tổn hại về sức khoẻ nên việc Tồ án giải quyết để TAND thành phố Nam Định bồi thường thiệt hại về vật chất cho ơng Thao là có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật [48].

Do đó, Uỷ ban Thẩm phán TAND tỉnh đã quyết định huỷ quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự số 02/2009/QĐST-DS của TAND huyện Nam Trực để giải quyết lại theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu ThS luat học áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự của toà án nhân dân cấp huyện ở tỉnh nam định (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w