- Trong hoạt động thụ lý vụ án dân sự, trường hợp Toà án trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 168 BLTTDS, thì khi trả lại đơn khởi kiện,
Tồ án phải có văn bản kèm theo ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện. Vấn đề đặt ra ở đây là, “văn bản” trả lại đơn khởi kiện của Tồ án được thực hiện bằng hình thức nào, bằng một quyết định, một thông báo hay là bằng một cơng văn? Có ý kiến cho rằng, cần phải được thực hiện bằng một quyết định, bởi việc xem xét đơn khởi kiện là trách nhiệm của Tòa án, đồng thời Điều 167 BLTTDS quy định: “… Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được đơn khởi kiện, Toà án phải xem xét và có một trong các quyết định sau đây: …; 3. Trả lại đơn khởi kiện, nếu việc đó khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tồ án.”. Có ý kiến khác cho rằng, việc xem xét đơn khởi kiện của
Toà án chưa phải là hoạt động tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, trong khi các quyết định tố tụng chỉ được Toà án ban hành kể từ thời điểm thụ lý vụ án nên văn bản trả lại đơn khởi kiện chỉ có thể là hình thức thơng báo hoặc cơng văn trả lời cho người khởi kiện. Chúng tơi đồng tình với ý kiến thứ hai là ra thông báo trả lời cho người khởi kiện, bởi thực chất việc xem xét đơn khởi kiện chưa phải là một hoạt động tố tụng; mặt khác việc thụ lý vụ án dân sự theo quy định của BLTTDS thì Tồ án cũng thực hiện bằng việc ra thơng báo thụ lý vụ án, chứ không phải là bằng một quyết định thụ lý vụ án. Tuy vậy, đây là một vấn đề cần được cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn cụ thể để áp dụng thống nhất.
- Vấn đề quyền, nghĩa vụ của các thành viên Hội đồng định giá, thẩm định giá tài sản. Hiện nay, BLTTDS khơng có quy định xác định một cách đầy đủ quyền, nghĩa vụ cũng như vị trí tố tụng của họ. Trong khi đó, vai trị, tính chất hoạt động của các thành viên Hội đồng định giá, thẩm định giá tài sản giống như người giám định. Do vậy, việc thành lập Hội đồng định giá gặp rất nhiều khó khăn; đồng thời cũng khơng có cơ sở pháp lý xác định trách nhiệm, quyền lợi của những người được tham gia Hội đồng định giá; cũng khơng thể triệu tập họ đến phiên tồ để giải thích về kết luận định giá. Theo quan điểm tác giả, thiết nghĩ trong thời gian tới cần phải có sự bổ sung vấn đề xác định
quyền, nghĩa vụ của các thành viên Hội đồng định giá, thẩm định giá tài sản vào BLTTDS với tư cách như những người tham gia tố tụng khác.
- Về thực hiện quyền được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hoặc do Tồ án thu thập theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 58 BLTTDS. Xét về góc độ lý luận thì quy định này của BLTTDS là hợp lý, tiến bộ và đúng với tính chất của pháp luật tố tụng dân sự. Tuy nhiên, thực tế những người ADPL rất lúng túng khi có đương sự yêu cầu được thực hiện quyền này. Bởi vì từ trước đến nay, các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án ln được các Tồ án coi là loại tài liệu “mật”, mặt khác đã có những trường hợp đương sự “giật” và tiêu huỷ hồ sơ như trên các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin, nên việc để các đương sự tiếp cận, sao chụp, ghi chép các tài liệu trong hồ sơ là điều rất khó khăn. Do vậy, theo quan điểm của chúng tôi là quyền cần phải đi đôi với nghĩa vụ và cần thiết phải quy định rõ phương thức thực hiện vấn đề này vào trong BLTTDS.
- Về thủ tục ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự tại phiên toà. Theo quy định của Điều 220 BLTTDS và hướng dẫn tại mục 8 phần II Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP thì trước khi chuyển sang phần hỏi, HĐXX giải thích và hỏi các đương sự có thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không. Trường hợp các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án một cách tự nguyện, không bị ép buộc, khơng trái pháp luật và đạo đức xã hội thì HĐXX ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự tại phịng xử án. Theo chúng tơi, quy định của Điều 220 BLTTDS và hướng dẫn số 02/2006/NQ- HĐTP là khơng đầy đủ, thiếu chính xác về mặt thủ tục. Bởi tại Điều 210 quy định về thủ tục ra bản án và quyết định của Tồ án tại phiên tồ khơng quy định cụ thể đối với trường hợp ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự tại phiên toà, mà chỉ quy định tại khoản 3 là quyết định về các vấn đề khác. Trong khi quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự có giá trị pháp lý cao, nếu khơng được thảo luận kỹ càng dễ có khả năng dẫn đến khinh xuất. Đồng thời, nếu quyết định tại phịng xử án thì HĐXX làm sao có thể ban hành ngay quyết định để
cơng bố được? Một tình huống khác, nếu trong quá trình xét xử, đến thủ tục tranh luận các đương sự mới thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì sự thoả thuận này có được chấp nhận khơng? nếu khơng chấp nhận thì có vi phạm ngun tắc quyền quyết định và tự định đoạt của các đương sự không? việc ra phán quyết của HĐXX có căn cứ vào sự thoả thuận này khơng? nếu chấp nhận thì thủ tục ra quyết định như thế nào? Đây là cả một vấn đề về lý luận và thực tiễn rất cần được các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, giải quyết.