Những hạn chế, tồn tại trong ADPL để giải quyết, xét xử các vụ án dân sự của TAND cấp huyện ở tỉnh Nam Định trong thời qua bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Nhiều trường hợp lý do bắt nguồn từ những nguyên nhân khách quan như đã nêu trên, nhưng trực tiếp và quyết định nhất vẫn là nguyên nhân do chủ quan vẫn cịn tồn tại trong một bộ phận khơng nhỏ cán bộ, cơng chức ngành Tồ án, nhất là đội ngũ Thẩm phán và HTND là những chủ thể trực tiếp ADPL trong công tác giải quyết và xét xử các vụ án.
Thẩm phán TAND là người được Nhà nước lựa chọn, bổ nhiệm, nhân danh Nhà nước trực tiếp giải quyết, xét xử các loại vụ án. Trong thời gian qua, bằng nhiều biện pháp từ khâu tuyển chọn, bổ nhiệm cho đến việc tiếp tục đào tạo, đào tạo lại khi giữ chức vụ. Cho đến nay, 100% Thẩm phán TAND cấp huyện ở tỉnh Nam Định đều có trình độ cử nhân luật, được đào tạo nghiệp vụ xét xử, trong đó nhiều Thẩm phán đã có thâm niên cơng tác lâu năm. Mặc dù vậy, vẫn cịn một số khơng ít
Thẩm phán khơng tích cực trau dồi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Thông qua nghiên cứu các bản án, quyết định bị cấp có thẩm quyền huỷ, sửa và dư luận của quần chúng nhân dân, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra những Thẩm phán được phân công trực tiếp giải quyết, xét xử vụ án đó khơng vững vàng về chun mơn nghiệp vụ nên trong thực hiện nhiệm vụ có nhiều sai sót.
Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính sáng tạo, nhưng một Thẩm phán yếu kém có thể sẽ rất lúng túng và gặp nhiều sai sót khi được phân cơng giải quyết một vụ án phức tạp. Sự yếu kém về trình độ nghiệp vụ của Thẩm phán thể hiện từ việc nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ nhưng không xác định được đâu là những tài liệu, chứng cứ có giá trị nên khơng áp dụng các biện pháp để thu thập chứng cứ; không xác định được đâu là yêu cầu phản tố của bị đơn hay đó chỉ là ý kiến phản bác lại của bị đơn đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; không hệ thống được diễn biến khách quan của vụ án nên khơng xác định được chính xác quan hệ pháp luật tranh chấp và những vấn đề trọng tâm cần chứng minh trong vụ án đang giải quyết.
Trình độ, năng lực yếu kém của Thẩm phán thể hiện rất rõ nét tại phiên toà như: Điều khiển phiên tồ thiếu tự tin, khơng bảo đảm tính dân chủ, khách quan và nghiêm minh cần thiết; không xử lý được hoặc lúng túng khi xử lý những tình huống ngồi dự kiến phát sinh tại phiên toà; việc hỏi tại phiên toà hầu như dựa vào đề cương dựng sẵn mà không trên cơ sở diễn biến của phiên tồ dẫn đến khơng làm sáng tỏ được nội dung vụ án. Vì năng lực, trình độ kém nên việc lựa chọn pháp luật và phân tích làm sáng rõ nội dung, ý nghĩa của quy phạm pháp luật đối với trường hợp cần áp dụng thiếu chính xác, khơng phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án. Có trường hợp, trong khi nghị án, Thẩm phán áp đặt ý kiến chủ quan của mình để hướng các Hội thẩm biểu quyết. Mặt khác, bản án thường được Thẩm phán chuẩn bị từ trước, không bảo đảm chất lượng như không diễn tả được đầy đủ nội dung vụ án, số liệu thiếu chính xác, lập luận thiếu sức thuyết phục, không phản ánh được diễn biến khách quan tại phiên toà. Ngoài ra, một số Thẩm phán cịn thiếu bản lĩnh
trong hoạt động chun mơn như dựa dẫm vào ý kiến, quan điểm của người khác, thấy đúng không giám bảo vệ, thấy sai không chịu sửa chữa... Những sai sót, yếu kém nêu trên đã dẫn đến bản án, quyết định được ban hành thiếu chính xác, khơng có sức thuyết phục, khơng có tính khả thi và do vậy khơng bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp cho các đương sự.
Bên cạnh nguyên nhân do sự yếu kém về trình độ, năng lực nghề nghiệp thì một số bộ phận khơng nhỏ Thẩm phán, HTND, cán bộ Tồ án khơng chịu rèn luyện, giữ gìn phẩm chất là người cán bộ, Đảng viên, chưa ý thức được trách nhiệm của mình trước Đảng, Nhà nước và nhân dân qua những biểu hiện: Tự thoả mãn hoặc xác định không đúng đắn với “vị trí, chỗ đứng” của mình trong xã hội, làm việc thiếu sự tập trung, chuyên cần, qua loa đại khái; tác phong làm việc thiếu khoa học; không chịu nghiên cứu, học tập để kịp thời nắm bắt các quy định mới của pháp luật; một số Thẩm phán, cán bộ Tồ án cịn có biểu hiện sa sút về phẩm chất, đạo đức, lối sống,... có một bộ phận Thẩm phán, cán bộ Tồ án vì ham muốn vật chất đã cố tình dây dưa kéo dài vụ án, hạch sách, gây khó khăn cho các đương sự.