Cùng với việc tái lập tỉnh, từ ngày 01/01/1997 ngành TAND tỉnh Nam Định được tái lập sau 32 năm với 4 lần sáp nhập, chia tách. Kể từ đó đến nay, hệ thống tổ chức của ngành TAND tỉnh Nam Định luôn được củng cố, ổn định để hoạt động. Ở ngành TAND tỉnh Nam Định, cấp tỉnh có Tồ hình sự, Tồ dân sự, Toà kinh tế, Toà lao động, Toà hành chính, Phịng tổ chức cán bộ, Phịng giám đốc kiểm tra và Văn phịng; cấp huyện có 9 đơn vị TAND huyện và 1 đơn vị TAND thành phố. Tính đến ngày 30/9/2011, tổng số biên chế ngành TAND tỉnh Nam Định có 167 cán bộ. Trong đó, TAND tỉnh có 54 cán bộ (gồm 17 Thẩm phán, 16 Thư ký, 21 chức danh khác); TAND cấp huyện có 113 cán bộ (trong đó có 51 Thẩm phán, 50 Thư ký, 12 chức danh khác). Về trình độ chun mơn đến nay đã bảo đảm 100% Thẩm phán, Thư ký có trình độ đại học luật, trong đó 3 Thẩm phán có bằng thạc sĩ luật, 7 Thẩm phán và 5 Thư ký đang theo học cao học luật; tồn ngành có 25 Thư ký đã được cử đi học lớp đào tạo nghiệp vụ xét xử; 100% Thẩm phán, Thư ký, Thẩm tra viên đều sử dụng thành thạo máy vi tính (chương trình tin học văn phịng). Từ năm 2006 đến nay, 34/34 (=100%) Thư ký mới được tuyển dụng vào công tác trong ngành đều tốt nghiệp đại học luật hệ chính quy, cơng lập [44].
Cùng với việc nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, ngành TAND tỉnh Nam Định ln chú trọng đến cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ Tịa án. Tồn ngành hiện nay đã có 18 Thẩm phán có trình độ cao cấp lý luận chính trị; 20 Thẩm phán, Thư ký có trình độ trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương; 14 Thẩm phán, Thư ký có trình độ sơ cấp lý luận chính trị; đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý đã được kiện toàn, bảo đảm yêu cầu công tác lãnh đạo điều hành. Lãnh đạo TAND tỉnh gồm có Chánh án và 2 Phó Chánh án; lãnh đạo các tịa, phịng đều có Chánh tịa và Phó Chánh tịa; các đơn vị TAND cấp huyện, thành phố trong tỉnh đều được kiện toàn lãnh đạo đầy đủ, Mỗi đơn vị TAND cấp huyện có từ 4 đến 5 Thẩm phán, riêng
TAND thành phố Nam Định có 12 Thẩm phán. Hiện nay TAND tỉnh đã xây dựng quy hoạch cán bộ đến năm 2015 cho các chức danh Chánh án, Phó Chánh án và Thẩm phán. Tồn tỉnh hiện nay có 198 HTND ở cả hai cấp Tòa án, là đại biểu đại diện cho các ngành, đoàn thể và nhân dân trong tỉnh tham gia vào hoạt động xét xử theo quy định của pháp luật. Về năng lực, trình độ có 70% Hội thẩm có trình độ đại học (trong đó đại học luật chiếm 20%), cịn lại 30% có trình độ cao đẳng, trung cấp. Nhìn chung số lượng Thẩm phán, cán bộ của Tồ án hai cấp khơng chỉ tăng về số lượng mà cịn được chú trọng nâng cao cả về trình độ chun mơn và trình độ lý luận chính trị [44].
Theo lộ trình của UBTVQH, cho đến ngày 01/11/2007 tồn tỉnh đã có 10/10 đơn vị TAND cấp huyện được tăng thẩm quyền xét xử cả về hình sự và giải quyết các vụ việc dân sự theo quy định của Điều 33 BLTTDS. Số lượng vụ án theo thẩm quyền mới hàng năm chiếm khoảng 14%-15% trên tổng số vụ án do TAND cấp huyện đã thụ lý, giải quyết [45].
Như vậy, trong những năm qua, để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, cơ cấu tổ chức của ngành TAND ở tỉnh Nam Định không ngừng được củng cố kiện tồn; năng lực, trình độ của Thẩm phán, HTND, Thư ký và các chức danh khác khơng ngừng được nâng lên đã góp phần tích cực trong việc hồn thành tốt các nhiệm vụ chính trị của ngành Tồ án và sự phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.