Phiên toà phải được tổ chức trang nghiêm, vừa thể hiện quyền lực nhà nước, vừa bảo đảm tính khách quan, dân chủ, cơng bằng.

Một phần của tài liệu ThS luat học áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự của toà án nhân dân cấp huyện ở tỉnh nam định (Trang 41 - 42)

quyền lực nhà nước, vừa bảo đảm tính khách quan, dân chủ, cơng bằng.

Khác với hoạt động ADPL của cơ quan nhà nước khác, hoạt động ADPL của TAND được thực hiện chủ yếu là ở tại phiên toà. Tại phiên toà, HĐXX với tư cách là nhân danh Nhà nước để xét xử, giải quyết vụ án một cách công khai; là nơi các cơ quan thông tin đại chúng và nhân dân đến tham dự, theo dõi hoạt động xét xử của Tồ án. Chính vì vậy, phiên tồ phải được tổ

chức một cách trang nghiêm thể hiện quyền lực Nhà nước từ hình thức đến nội dung. Hình thức của một phiên toà được thể hiện từ kiến trúc của cơ quan Tồ án, của phịng xử án đến vị trí chỗ ngồi của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng tạo nên tính trang nghiêm riêng có của phiên tồ. Tính trang nghiêm của phiên tồ cịn được thể hiện ở trang phục chỉnh tề, lịch sự; cách xưng hô, ứng xử của HĐXX và tinh thần tôn trọng pháp luật của những người tham dự. Tính trang nghiêm ở mỗi phiên tồ là biểu hiện của quyền uy nhà nước, tính trật tự, có tổ chức, khn phép của xã hội và trật tự trong hoạt động tư pháp của Nhà nước pháp quyền XHCN.

Tính khách quan, dân chủ, cơng bằng là một tiêu chí rất quan trọng trong cơng tác giải quyết các loại vụ án, đặc biệt là đối với án dân sự. Tính khách quan được thể hiện ở các hoạt động của Toà án từ việc thụ lý vụ án, các hoạt động thu thập chứng cứ, hoà giải và đặc biệt là phiên toà xét xử đều được tiến hành cơng khai. Tính dân chủ được thể hiện thơng qua các hoạt động như các đương sự được thực hiện đầy đủ các quyền của mình theo các quy định của BLTTDS. Tính cơng bằng, bình đẳng ln được thể hiện dưới nhiều hình thức, khi tham gia tố tụng các đương sự có quyền ngang nhau, khơng phân biệt địa vị, tuổi tác, nghề nghiệp; đặc biệt là tại phiên toà, các đương sự đều được trình bày hết ý kiến, được quyền tranh luận với nhau về việc giải quyết vụ án mà không bị hạn chế về thời gian tranh luận. Hoạt động tranh luận tại phiên toà là biểu hiện sinh động nhất của tính dân chủ, khách quan trong q trình giải quyết vụ án của Toà án.

Một phần của tài liệu ThS luat học áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự của toà án nhân dân cấp huyện ở tỉnh nam định (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w