Chúng ta đều biết rằng, ở một số nước tiên tiến trên thế giới, công dân thường rất tin cậy và có thói quen nhờ Luật sư để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Tuy vậy, ở nước ta trong thời gian qua đội ngũ Luật sư còn rất thiếu về số lượng, chất lượng chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu và chưa được công dân tin tưởng. Nhiều người dân cịn có quan niệm coi Luật sư như là “cầu nối” để thoả thuận với những người tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm quyền lợi của mình chứ không phải là giúp họ về mặt pháp lý; nhiều trường hợp đương sự trình độ thấp, rất mong muốn được nhờ Luật sư giúp đỡ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp khi tham gia tố tụng nhưng họ lại khơng có đủ điều kiện về mặt kinh tế… Mặt khác, có khơng ít những người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng lại khơng muốn có sự tham gia của Luật sư giúp đỡ các đương sự vì tâm lý sợ bị bộc lộ những khuyết điểm trong quá trình giải quyết vụ án, ảnh hưởng đến uy tín của họ, nên đã cố tình gây khó khăn cho Luật sư được tham gia hay việc bảo đảm cho họ thực hiện
nhiệm vụ. Chính vì những lý do đó mà trong thời gian qua, đại đa số các vụ án dân sự do TAND cấp huyện giải quyết các đương sự đều phải tự đứng ra để bảo vệ quyền lợi của mình trong khi khả năng nhận thức về pháp luật cịn hạn chế nên việc tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ gặp rất nhiều khó khăn.
Bên cạnh sự hạn chế tham gia của đội ngũ những người bảo vệ quyền, lợi ích cho các đương sự, hoạt động trong các lĩnh vực: giám định tư pháp, thẩm định giá tài sản cũng còn nhiều bất cập; trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác giám định, định giá chưa rõ ràng. Bên cạnh đó, sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tổ chức và công dân trong việc cung cấp các chứng cứ, tài liệu đã gây khơng ít khó khăn cho Tồ án trong công tác giải quyết các vụ án dân sự.