Trên cơ sở lý luận về ADPL trong giải quyết các vụ án dân sự của TAND cấp huyện đã nghiên cứu ở chương 1, tác giả đã vận dụng vào thực tiễn của địa phương mình. Qua đó, tác giả đã đánh giá có căn cứ thực trạng tình hình hoạt động ADPL trong giải quyết các vụ án dân sự của TAND cấp huyện ở tỉnh Nam Định trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2011.
Trong số vụ án toàn ngành TAND tỉnh Nam Định đã giải quyết, xét xử thì số lượng vụ án dân sự luôn chiếm một tỷ lệ lớn và tăng dần hàng năm về số lượng cũng như tính chất đa dạng, phức tạp. Tuy vậy, trong quá trình giải quyết, các đơn vị TAND cấp huyện trong tỉnh đã có nhiều cố gắng, phát huy tinh thần trách nhiệm, đầu tư cơng sức, trí tuệ để giải quyết đạt kết quả cao nhất công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án. Về số lượng giải quyết, xét xử hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu, năm sau cao hơn năm trước. Về chất lượng, nhìn chung các vụ án dân sự đã giải quyết, xét xử trong thời gian qua
đều bảo đảm thấu lý, đạt tình, đúng pháp luật; các phiên tồ đều bảo đảm nghiêm minh, tranh tụng cơng khai, dân chủ, được đông đảo quần chúng nhân dân đồng tình, dư luận ủng hộ.
Bên cạnh những kết quả tích cực được ghi nhận thì trong q trình giải quyết, xét xử các vụ án dân sự, các đơn vị TAND cấp huyện ở tỉnh Nam Định vẫn cịn những hạn chế, thiếu sót và bất cập cần được khắc phục kịp thời. Những hạn chế, thiếu sót biểu hiện ở nhiều cấp độ khác nhau và xảy ra ở hầu hết các giai đoạn tố tụng, từ khâu thụ lý vụ án, chuẩn bị xét xử và tại phiên toà dẫn đến một số bản án, quyết định không thi hành được hoặc bị cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm sửa hoặc huỷ để xét xử lại.
Qua những hạn chế, bất cập nêu trên, tác giả đã tìm ra được những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng ADPL trong giải quyết các vụ án dân sự của TAND cấp huyện. Trong đó có những nguyên nhân khách quan nhưng trực tiếp và mang tính quyết định nhất vẫn là do những nguyên nhân chủ quan như trình độ năng lực, ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận không nhỏ Thẩm phán, HTND, cán bộ Tồ án cịn yếu kém, sa sút, thậm chí tiêu cực.
Để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, phục vụ công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, đòi hỏi ngành TAND tỉnh Nam Định cần nghiên cứu, triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng ADPL của ngành. Trước mắt, cần khắc phục nhanh chóng các hạn chế, tồn tại nêu trên, đồng thời đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành, xây dựng ngành Toà án thực sự trong sạch, vững mạnh, là chỗ dựa tin cậy của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, phát huy dân chủ và bảo đảm công bằng xã hội.
Chương 3