Thu thập chứng cứ

Một phần của tài liệu ThS luat học áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự của toà án nhân dân cấp huyện ở tỉnh nam định (Trang 29 - 34)

Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của đương sự và việc thu thập chứng cứ của Toà án phải bảo đảm đúng quy định tại Chương VII của BLTTDS và Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17/9/2005 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về chứng minh, chứng cứ (sau đây gọi là Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP). Về nguyên tắc, đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình. Tồ án có trách nhiệm xem xét, đánh giá chứng cứ do các đương sự giao nộp và tiến hành thu thập chứng cứ theo yêu cầu của đương sự hoặc khi thấy cần thiết để làm căn cứ giải quyết yêu cầu của đương sự.

Điều 85 BLTTDS quy định: (1) Trong trường hợp xét thấy chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc dân sự chưa đủ cơ sở để giải quyết thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ. (2) Trong trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ và có u cầu thì Thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập chứng cứ [23,tr.69]. Từ quy định này, Thẩm phán chỉ có thể tiến hành thu thập chứng cứ khi có đủ các điều kiện sau:

- Hồ sơ còn thiếu những chứng cứ cần thiết làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án;

- Đương sự chứng minh khơng thể tự mình thu thập được chứng cứ và có u cầu Tồ án thu thập chứng cứ.

Để có cơ sở kết luận là hồ sơ cịn thiếu chứng cứ, Thẩm phán phải căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu do các đương sự đã giao nộp. Nếu chứng cứ mà các đương sự giao nộp còn thiếu, Thẩm phán ra thông báo yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung. Sau khi nhận được yêu cầu của Thẩm phán về việc bổ sung chứng cứ thì các đương sự phải tự mình thu thập chứng cứ để giao nộp. Trường hợp các đương sự có văn bản chứng minh việc khơng thể tự mình thu thập được chứng cứ và có văn bản yêu cầu thì Thẩm phán căn cứ Điều 85 BLTTDS để tiến hành một hoặc một số biện pháp thu thập chứng cứ sau đây:

a) Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng; đối chất; b) Trưng cầu giám

định; c) Quyết định định giá tài sản; yêu cầu thẩm định giá tài sản; d) Xem xét, thẩm định tại chỗ; đ) Uỷ thác thu thập tài liệu, chứng cứ; xác minh tài liệu, chứng cứ; e) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ án dân sự. Khi tiến hành các biện pháp quy định tại các điểm b,c d,đ,e nêu trên, Thẩm phán phải ra quyết định, trong đó nêu rõ lý do và yêu cầu của Toà án. Đương sự phải chịu các chi phí thu thập chứng cứ theo luật định.

Ngoài việc thu thập chứng cứ theo yêu cầu của đương sự, trong một số trường hợp, Thẩm phán cũng có thể tự mình thu thập chứng cứ. Theo BLTTDS và Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP thì đó là các trường hợp: 1)

Lấy lời khai của người làm chứng khi xét thấy cần thiết theo quy định tại khoản 1 Điều 87 BLTTDS; 2) Đối chất khi xét thấy có mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng theo khoản 1 Điều 88 BLTTDS; 3) Định giá tài sản trong trường hợp các bên thoả thuận mức giá thấp nhằm mục đích trốn thuế hoặc giảm mức đóng án phí theo điểm b khoản 1 Điều 92 BLTTDS.

Sau khi tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ, Thẩm phán phải làm rõ được các nội dung sau:

- Xác định chính xác, đầy đủ yêu cầu của các đương sự. Trong vụ án

dân sự, có thể chỉ có một hoặc một số yêu cầu, những vấn đề đương sự khơng u cầu thì Tồ án khơng được giải quyết, Tồ án chỉ giải quyết vụ án trong phạm vi yêu cầu của đương sự. Do vậy, trong giai đoạn này, Thẩm phán phải xác định được chính xác các yêu cầu của đương sự, phạm vi các vấn đề đương sự yêu cầu Toà án giải quyết. Đây là cơ sở pháp lý xác định phạm vi giải quyết của Toà án. Từ yêu các cầu của đương sự, Thẩm phán căn cứ vào pháp luật nội dung để xác định đúng các quan hệ pháp luật phải giải quyết. Từ các quan hệ pháp luật phải giải quyết, Thẩm phán xác định thành phần đương sự trong vụ án, các chứng cứ, tài liệu cần thiết làm sáng tỏ quan hệ đó và căn cứ pháp luật để giải quyết toàn bộ vụ án.

- Xác định đầy đủ thành phần và vị trí tố tụng của các đương sự. Theo

quy định tại khoản 1 Điều 56 BLTTDS thì “Đương sự trong vụ án dân sự là

cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan”[23]. Việc xác định đầy đủ và đúng thành phần các đương

sự trong vụ án giúp Toà án triệu tập đầy đủ các đương sự đến tham gia tố tụng để họ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Vì vậy, qua quá trình thụ lý và thu thập chứng cứ để giải quyết vụ án, Tồ án phải làm rõ thành phần và vị trí tố tụng của đương sự. Nếu việc xác định trước đó chưa đúng hoặc khơng đầy đủ thì Tồ án phải xác định lại hoặc bổ sung. Trên cơ sở đó, Tồ án có kế hoạch thơng báo và triệu tập họ đến trình bầy ý kiến, nếu thấy cần thiết thì có thể lấy lời khai bổ sung để làm căn cứ giải quyết vụ án.

- Xác định các chứng cứ, tài liệu để giải quyết vụ án. Khi tiến hành các

biện pháp thu thập chứng cứ, Thẩm phán phải luôn kiểm tra xem các chứng cứ, tài liệu cần thiết để giải quyết vụ án có bảo đảm tính hợp pháp và đầy đủ chưa. Nếu thấy chưa đầy đủ thì cần phải có kế hoạch thu thập thêm; nếu thấy cần thiết phải có ý kiến của các nhà chun mơn thì Thẩm phán phải trưng cầu giám định theo quy định của BLTTDS.

- Xác định những vấn đề trọng tâm cần chứng minh trong vụ án. Việc

xác định đúng sẽ giúp Thẩm phán dự liệu và chủ động xử lý tốt các tình huống phát sinh, đồng thời cũng là vấn đề then chốt để Thẩm phán chuẩn bị kỹ lưỡng các chứng cứ, tài liệu để giải quyết vụ án trong giai đoạn sau này.

Để thực hiện được vấn đề này, Thẩm phán cần phải nắm bắt một cách toàn diện, đầy đủ nội dung và các tình tiết của vụ án. Trên cơ sở đó, phải xác định rõ những vấn đề nào các đương sự đã thống nhất, những vấn đề nào còn mâu thuẫn. Những vấn đề các đương sự cịn chưa thống nhất, mâu thuẫn đó chính là những vấn đề trọng tâm cần chứng minh trong vụ án dân sự.

1.2.2.2. Hoà giải

Hoà giải vụ án dân sự là trách nhiệm của Toà án nhằm tạo điều kiện cho các đương sự có thể thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật. Nếu các đương sự hoà giải thành, vụ án kết thúc khơng phải bằng phán quyết của Tồ án mà bằng chính sự thoả thuận của các đương sự. Toà án sẽ tiết kiệm được thời gian, kinh phí; việc thi hành án sẽ có cơ sở để thực hiện thuận lợi hơn; những mối quan hệ tình cảm giữa các đương sự cũng được hàn gắn trong những mức độ nhất định. Về nguyên tắc, hoà giải trong vụ án dân sự là thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. Tuy nhiên, đối với một số loại vụ án dân sự nếu để các đương sự hồ giải thì sẽ là trái pháp luật hoặc khơng phù hợp với pháp luật, đó là các u cầu địi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước; những vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội. Vì vậy mà tại Điều 181 BLTTDS quy định Tồ án khơng được hồ giải đối với những vụ án này.

Để chuẩn bị phiên hoà giải, Thẩm phán phải ra thơng báo về phiên hồ giải gửi cho các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự biết về thời gian, địa điểm tiến hành phiên hoà giải, nội dung các vấn đề cần hồ giải. Chủ trì phiên hồ giải là Thẩm phán được phân cơng giải quyết vụ án, Thư ký Tồ án làm nhiệm vụ ghi biên bản hoà giải. Khi tiến hành hoà giải, Thẩm phán phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến

việc giải quyết vụ án để các đương sự liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hoà giải thành để họ tự nguyện thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Trong q trình hồ giải, Thẩm phán phải ln có tác phong đúng mực, khơng được tỏ thái độ quá thân mật hoặc khó chịu với một bên nào, và đặc biệt là không được áp đặt ý chí, cách giải quyết của Thẩm phán để hướng đương sự phải tuân theo. Điều này là đi ngược với nguyên tắc hồ giải là tơn trọng sự tự nguyện thoả thuận của các đương sự.

Sau khi phiên hoà giải kết thúc, Thẩm phán căn cứ vào kết quả của phiên hồ giải để có một trong các quyết định sau:

- Nếu các đương sự (nguyên đơn, bị đơn, NCQLNVLQ) đều rút yêu cầu, thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

- Nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện mà bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố, hoặc NCQLNVLQ vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đối với yêu cầu của người khởi kiện, Toà án tiếp tục giải quyết vụ án với các yêu cầu còn lại và căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xác định lại địa vị tố tụng của các đương sự theo quy định của Điều 219 BLTTDS.

- Trường hợp các đương sự vẫn giữ nguyên yêu cầu và trong phiên hoà giải, các đương sự đã tự nguyện thoả thuận với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án (tuy nhiên là phải không trái pháp luật, khơng trái đạo đức xã hội) thì Thẩm phán lập biên bản hoà giải thành và gửi ngay biên bản này cho các đương sự tại phiên hoà giải.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 187 BLTTDS, trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành mà khơng có đương sự nào có ý kiến về sự thoả thuận đó thì Tồ án sẽ ra quyết định cơng nhận sự thoả thuận của các đương sự. Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành.

- Trường hợp các đương sự vẫn giữ nguyên yêu cầu và trong phiên hồ giải các đương sự khơng thoả thuận với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án

hoặc chỉ thoả thuận được một phần tranh chấp thì Thẩm phán kiểm tra lại tồn bộ hồ sơ vụ án. Nếu hồ sơ vụ án đã đầy đủ các chứng cứ và những người tham gia tố tụng thì Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Nếu thơng qua phiên hồ giải mà vụ án phát sinh thêm tình tiết mới cần bổ sung chứng cứ mới hoặc bổ sung thêm người tham gia tố tụng thì Thẩm phán tiếp tục hồn thiện sau đó mới ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Toàn bộ hoạt động trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sẽ là cơ sở pháp lý vững chắc để HĐXX áp dụng pháp luật, ra các phán quyết giải quyết vụ án tại phiên toà.

Một phần của tài liệu ThS luat học áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự của toà án nhân dân cấp huyện ở tỉnh nam định (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w