Tăng cường việc kiểm tra, giám sát đối với hoạt động giải quyết vụ án của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Một phần của tài liệu ThS luat học áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự của toà án nhân dân cấp huyện ở tỉnh nam định (Trang 111 - 112)

quyết vụ án của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị đã đặt ra yêu cầu: “Tăng cường sự giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, của các tổ chức

xã hội và nhân dân đối với các cơ quan tư pháp”[1]. Tiếp đó, Nghị quyết số 49-

NQ/TW ngày 02/6/2005 Bộ chính trị cũng đã đặt ra yêu cầu: “Hoàn thiện cơ chế

giám sát của các cơ quan dân cử và phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với cơ quan tư pháp”[3].

Hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, của các tổ chức xã hội và nhân dân đối với các cơ quan tư pháp, trong đó có hoạt động xét xử của Tịa án có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần xây dựng cơ quan Tịa án vững mạnh về tổ chức và cán bộ, nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các vụ án, hạn chế đến mức thấp nhất các bản án có sai lầm do lỗi chủ quan của HĐXX. Vì vậy, cần tăng cường vai trị giám sát của Đồn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, huyện đối với hoạt động xét xử của TAND cấp huyện. Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên tập trung làm tốt công tác khuyến khích, động viên nhân dân kịp thời phát hiện những hạn chế, khuyết điểm trong hoạt động xét xử, qua đó kiến nghị với cơ quan Tịa án khắc phục, sửa chữa. Tăng cường vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền, cung cấp thông tin về hoạt động xét xử.

Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát, lãnh đạo ngành cần phải kiên quyết xử lý kịp thời, nghiêm minh mọi hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm

pháp luật của Thẩm phán, Thư ký. Trong thời gian qua, một số Thẩm phán, Thư ký có hành vi như vịi vĩnh, nhận tiền hối lộ của đương sự, một số khác vi phạm quy chế công tác của ngành đã gây ảnh hưởng không tốt đến uy tín và hiệu quả cơng tác của ngành Tịa án. Những trường hợp này, chỉ khi được xử lý thoả đáng, nghiêm minh thì nhân dân mới tin tưởng vào hoạt động của Tịa án nói chung cũng như tin tưởng vào hoạt động ADPL trong giải quyết các vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho mọi công dân.

Một phần của tài liệu ThS luat học áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự của toà án nhân dân cấp huyện ở tỉnh nam định (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w