Tỉnh Nam Định nằm ở khu vực trung tâm phía nam Đồng bằng Bắc bộ, được tái lập từ ngày 01/01/2007 đến nay (trước đây là tỉnh Nam Hà, gồm tỉnh Nam Định và tỉnh Hà Nam) có vị trí: Phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Đơng giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình và phía Nam giáp Biển Đơng. Tỉnh Nam Định có diện tích 1.669 km2, dân số có khoảng 2.005.800 người (trong đó dân cư nơng thơn chiếm 81%; dân cư thành thị chiếm 19%). Có 10 đơn vị hành chính, gồm: Thành phố Nam Định (là thành phố loại II) và 9 huyện (Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nam Trực, Nghĩa Hưng, Mỹ Lộc, Trực Ninh, Vụ Bản, Xuân Trường, Ý Yên), với 225 xã, phường, thị trấn. Nam Định cũng là địa phương có nhiều địa điểm văn hố tâm linh như khu vực Phủ Dầy ở huyện Vụ Bản; khu vực Đền Trần ở thành phố Nam Định, hàng năm vào dịp lễ hội thu hút hàng chục vạn người từ khắp mọi nơi về tham dự.
Nam Định là một tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội: Có tuyến đường sắt xuyên Việt dài 42 km với 5 ga đi qua tỉnh; đường Quốc lộ 10, Quốc lộ 21 dài 108 km, đây là những con đường chiến lược ven biển bắc bộ và các tuyến đường liên huyện, xã rất thuận tiện cho việc giao lưu dân sự; có 72 km đường biển, trong đó có hai bãi tắm Hải Thịnh và Quất Lâm; hệ thống sông Hồng, sông Đào, sông Đáy, sông Ninh Cơ chảy qua với 251km, cùng với hệ thống cảng
sông Nam Định, cảng biển Hải Thịnh, rất thuận tiện cho việc phát triển vận tải đường thuỷ, du lịch biển và nuôi trồng thuỷ, hải sản.
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của các địa phương trong cả nước, ngồi nền kinh tế nơng nghiệp là chủ đạo, tỉnh Nam Định đã phát triển các khu công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ với các lĩnh vực sản xuất, chế tạo thiết bị máy móc, hàng tiêu dùng, dệt may… từ tỉnh đến các địa phương; phát triển các làng nghề: cơ khí, đúc, chạm khảm, sơn mài và sản xuất tiểu thủ công nghiệp khác; phát triển nghề nuôi trồng thuỷ, hải sản, cây cảnh, chăn nuôi gia súc và du lịch…
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh và sự nỗ lực, cố gắng của nhân dân, tỉnh Nam Định đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế, xã hội. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 10,2%; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch phù hợp với định hướng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và q trình hiện đại hố, cơng nghiệp hố, gắn với sự phát triển nơng nghiệp, nông thôn; ngân sách thu nội bộ hàng năm vượt mức 1.000 tỷ đồng; đã giải quyết việc làm cho khoảng hơn 167 nghìn lượt người; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 13,5% năm 2005 xuống còn 6% năm 2010. Tồn tỉnh hiện có 4 trường đại học; 17 trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.
Tuy vậy, bên cạnh những yếu tố tích cực của nền kinh tế thị trường, sự phát triển kinh tế xã hội, thì mặt trái của nó cũng đang có những tác động khơng nhỏ đến đời sống xã hội, đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nam Định phải có biện pháp khắc phục kịp thời. Đó là sự khó khăn về việc làm của một bộ phận người lao động; những mâu thuẫn, khiếu tố trong việc đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng các cơng trình, các dự án lớn; tình hình tội phạm, các tranh chấp trong nhân dân có nơi, có lúc diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong nhân dân… đã có tác động trực tiếp đến tình hình an ninh trật tự và sự phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.