Tình hình các tranh chấp về dân sự trên địa bàn tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu ThS luat học áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự của toà án nhân dân cấp huyện ở tỉnh nam định (Trang 50 - 52)

Theo số liệu thống kê công tác giải quyết các loại vụ án do ngành TAND tỉnh Nam Định đã giải quyết nêu trên có thể nhận thấy rằng, trong 5 năm qua số lượng vụ án dân sự tồn ngành giải quyết ln chiếm một tỷ lệ lớn trong số các loại vụ án đã xét xử (7.015 vụ/12.140 vụ = 57,8%). Trong đó, chiếm số lượng nhiều nhất là án HN&GĐ (5.316 vụ án HN&GĐ/7.015 vụ án dân sự = 75,8%), án dân sự (1.638 vụ/7.015 vụ = 23,4%), còn lại là án tranh chấp về kinh doanh thương mại, lao động 61 vụ [Bảng 2.1]. Qua số liệu nêu trên, cùng với việc tổng kết cơng tác của ngành Tồ án hàng năm của TAND tỉnh, có thể rút ra một số vấn đề về tình hình các tranh chấp về dân sự trên địa bàn tỉnh Nam Định như sau:

Thứ nhất, số lượng các vụ án dân sự do các đơn vị Toà án trong tỉnh thụ

lý, giải quyết ngày càng tăng rõ rệt, với tất cả các loại vụ án. Số liệu này thể hiện, trong một số năm gần đây, tình hình các tranh chấp trong nhân dân có chiều hướng gia tăng và ngày càng phức tạp, đặc biệt là các tranh chấp dân sự và tranh chấp về HN&GĐ.

Thứ hai, trong các vụ án dân sự, nổi lên các tranh chấp về thừa kế, về

quyền sở hữu nhà, về quyền sử dụng đất xẩy ra rất phức tạp. Đặc biệt là đất trong khu vực thành phố, khu trung tâm, giáp đường giao thơng, khu vực giải phóng mặt bằng các dự án lớn,… Các bên tranh chấp đều có mối quan hệ thân thuộc, trong khi nguồn gốc thửa đất rất khó xác định, được dịch chuyển thiếu hợp pháp qua nhiều người hoặc có sự sai sót của cơ quan nhà nước trong quản lý đất đai, trong các thủ tục chuyển quyền sử dụng đất. Các tranh chấp về hợp đồng mua bán tài sản, vay tài sản, địi bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ cũng xảy ra nhiều hơn với diễn biến rất phức tạp, đa dạng và căng thẳng.

Thứ ba, trong các vụ án HN&GĐ, nổi lên hiện tượng ly hôn ngày một

gia tăng vì các lý do vợ chồng mâu thuẫn trong cuộc sống do một bên đi làm ăn xa, ít có điều kiện quan tâm, chăm sóc gia đình; ngoại tình; người vợ bị đánh đập, ngược đãi; người chồng nghiện ma tuý, cờ bạc; một bên đi chấp hành hình phạt tù hoặc bỏ đi mất tích… Tính phức tạp trong các vụ án HN&GĐ còn được biểu hiện qua việc tranh chấp về tài sản chung giữa vợ, chồng; giữa vợ chồng với bố mẹ chồng, với bố mẹ đẻ hoặc giữa các thành viên trong gia đình, chủ yếu là tranh chấp nhà và đất ở, tranh chấp về các khoản nợ của vợ chồng, về quyền trực tiếp nuôi con, cấp dưỡng nuôi con,…

Các tranh chấp về dân sự và HN&GĐ nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu như tính ích kỷ, tư lợi, lịng tham của con người; mặt trái của sự phát triển kinh tế xã hội kéo theo sự biến động về giá cả, nhất là giá cả về quyền sử dụng đất ở một số nơi tăng đột biến do mở đường, được đền bù khi giải phóng mặt bằng các dự án lớn hoặc tốc độ phát triển đơ thị nhanh...; Ngồi ra, cịn có lý do bị ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường, hội nhập đã du nhập lối sống thiếu lành mạnh, đua địi, chạy theo lợi ích vật chất và sự suy thối về đạo đức của một bộ phận khơng nhỏ quần chúng nhân dân.

Thứ tư, đối với tranh chấp trong lĩnh vực quan hệ kinh doanh, thương

mại và lao động. Đây là loại vụ án ít có người khởi kiện và do vậy Toà án các cấp trong tỉnh thụ lý, giải quyết với số lượng không nhiều nên việc đánh giá, nhận xét đối với các loại tranh chấp này có phần bị hạn chế. Tuy nhiên, nhìn nhận qua những vụ án đã giải quyết, xét xử và về mặt chủ quan có thể nhận thấy: Ngồi việc các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật kinh doanh thương mại, lao động có sự hiểu biết và chấp hành đúng các quy định của pháp luật, hoặc đã tự thoả thuận được với nhau khi có tranh chấp xảy ra, thì việc tranh chấp trong các mối quan hệ này xảy ra trên địa bàn tỉnh cũng khơng ít. Nhưng

việc người bị xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của mình khi tham gia các quan hệ kinh doanh thương mại, lao động không khởi kiện để u cầu Tồ án giải quyết có rất nhiều lý do, ví dụ như: Trong quan hệ lao động, người lao động có vi phạm pháp luật lao động; trong hoạt động kinh doanh thương mại, doanh nghiệp có tranh chấp nhưng người sử dụng lao động, lãnh đạo doanh nghiệp không khởi kiện đến tồ án vì tâm lý sợ làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp; hoặc vì lý do khá phổ biến đó là sự lệ thuộc vào cơng ăn việc làm giữa người lao động và người sử dụng lao động. Do đó, mặc dù có trường hợp biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm nhưng người lao động khơng dám khởi kiện để u cầu để Tồ án bảo vệ quyền lợi của mình.

Một phần của tài liệu ThS luat học áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự của toà án nhân dân cấp huyện ở tỉnh nam định (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w