Áp dụng pháp luật trong thụ lý vụ án dân sự

Một phần của tài liệu ThS luat học áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự của toà án nhân dân cấp huyện ở tỉnh nam định (Trang 26 - 29)

Hoạt động thụ lý vụ án dân sự bắt đầu bằng việc Toà án nhận đơn khởi kiện. Theo quy định tại Điều 167 BLTTDS thì trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn khởi kiện, Toà án phải xem xét và có một trong các quyết định: Tiến hành thụ lý vụ án; Chuyển đơn khởi kiện cho Tồ án có thẩm quyền; Trả lại đơn khởi kiện. Như vậy, ngay sau khi vào sổ thụ lý đơn và cấp giấy báo nhận khởi kiện, Toà án phải tiến hành kiểm tra tồn bộ điều kiện khởi kiện bao gồm hình thức, nội dung của đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo. Trường hợp đơn khởi kiện chưa bảo đảm đúng hình thức và nội dung thì Tồ án thơng báo để yêu cầu đương sự sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; nếu tài liệu, chứng cứ cịn chưa đầy đủ thì Tồ án u cầu đương sự giao nộp bổ sung trong một thời hạn nhất định theo quy định của BLTTDS.

Sau khi kiểm tra tồn bộ hình thức, nội dung của đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo. Toà án phải xác định được các vấn đề sau:

Thứ nhất, vụ án có thuộc thẩm quyền của Tồ án không. Thẩm quyền

giải quyết của Tồ án cần được xem xét dưới góc độ thẩm quyền chung (loại việc), thẩm quyền theo cấp Toà án và thẩm quyền theo lãnh thổ. Khi xác định thẩm quyền chung, Toà án phải căn cứ vào các quy định của pháp luật để xác định rõ tranh chấp mà người khởi kiện yêu cầu giải quyết là tranh chấp về dân

sự, tranh chấp về HN&GĐ, tranh chấp về kinh doanh thương mại hay tranh chấp về lao động. Tương ứng với loại tranh chấp đó là loại việc cụ thể nào người khởi kiện yêu cầu giải quyết.

Thứ hai, xác định thời hiệu giải quyết vụ án có cịn khơng thơng qua

các quy định của pháp luật đối với từng loại việc tương ứng.

Thứ ba, xác định người khởi kiện có quyền khởi kiện không và năng

lực hành vi tố tụng dân sự của người khởi kiện.

Thứ tư, sự việc yêu cầu Toà án giải quyết phải chưa được Toà án giải

quyết hoặc đã giải quyết bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tồ án nhưng đương sự có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật.

Thứ năm, vụ án không bị hạn chế khởi kiện.

Điều cần chú ý khi xem xét đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo là Toà án phải kiểm tra kỹ thủ tục tiền tố tụng đối với những vụ án bắt buộc phải có thủ tục này. Ví dụ như vụ án có liên quan đến tranh chấp về quyền sử dụng đất thì nhất thiết phải có thủ tục hồ giải tại cơ sở; hoặc một số loại việc trong tranh chấp về lao động phải có thủ tục hoà giải ở cơ sở, hoặc kết quả giải quyết của Hội đồng trọng tài lao động (theo BLTTDS sửa đổi, bổ

sung là kết quả giải quyết của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)... Trường hợp chưa có thủ tục này hoặc tuy đã có

nhưng khơng hợp pháp thì Tồ án khơng thụ lý vụ án. Toà án chỉ chấp nhận khi thủ tục tiền tố tụng đã được thực hiện và bảo đảm đúng pháp luật.

Hết thời hạn xem xét đơn khởi kiện nêu trên hoặc thời hạn được gia hạn để sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện, nếu yêu cầu khởi kiện khơng đủ điều kiện khởi kiện thì Tồ án quyết định không thụ lý và ra thông báo trả lại đơn khởi kiện; nếu yêu cầu khởi kiện thuộc thẩm quyền của Tồ án khác thì Tồ án chuyển đơn khởi kiện cho Tồ án có thẩm quyền và thơng báo cho người khởi kiện biết. Trường hợp đủ điều kiện để thụ lý vụ án thì Tồ án thơng báo cho người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí (trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí), mức tiền tạm ứng án phí theo quy định

của Pháp lệnh về án phí, lệ phí tịa án của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Nếu đương sự khơng nộp khoản tiền này thì Tồ án khơng thụ lý vụ án. Tồ án chỉ tiến hành thụ lý để giải quyết vụ án khi người khởi kiện xuất trình phiếu thu tiền tạm ứng án phí của Chi cục thi hành án dân sự cấp cho đương sự hoặc đối với trường hợp được miễn hoặc khơng phải nộp tiền tạm ứng án phí.

Sau khi thụ lý vụ án, trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày ra thơng báo, Tồ án phải gửi văn bản thông báo về việc thụ lý vụ án dân sự cho bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan (NCQLNVLQ) và VKSND cùng cấp. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo thụ lý vụ án, người được thông báo phải nộp cho Tồ án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có). Bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, NCQLNVLQ có quyền yêu cầu độc lập khi việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ và yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết.

Trong trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố hoặc NCQLNVLQ có u cầu độc lập thì Tồ án phải xem xét tương tự như việc nhận đơn khởi kiện. Như vậy, quyền khởi kiện và phạm vi khởi kiện đã nêu ở trên phải được hiểu theo nghĩa rộng, tức là bao gồm toàn bộ các yêu cầu của các đương sự trong vụ án (ngun đơn, bị đơn, NCQLNVLQ). Theo đó, Tồ án phải xem xét, giải quyết tồn bộ các yêu cầu này của các đương sự trong cùng một vụ án.

Trường hợp đương sự có đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tồ án phải xem xét để giải quyết theo quy định của BLTTDS.

Việc thực hiện đúng các quy định về thụ lý vụ án dân sự là rất quan trọng. Sẽ loại trừ tối đa việc thụ lý nhầm vụ án, như vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án, hoặc vụ án đã hết thời hiệu khởi kiện, hoặc người khởi kiện khơng có quyền khởi kiện... Điều này sẽ giúp Tồ án giảm tải những việc khơng cần thiết, nhất là không phải xử lý những hậu quả của việc thụ lý không đúng quy định của pháp luật. Việc thực hiện đầy đủ và đúng các

quy định về thụ lý vụ án sẽ giúp Tồ án có một hồ sơ khởi kiện ban đầu đầy đủ, tạo điều kiện để giải quyết nhanh chóng, chính xác vụ án và giảm phiền hà cho đương sự.

Một phần của tài liệu ThS luat học áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự của toà án nhân dân cấp huyện ở tỉnh nam định (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w