Tiêu chí đánh giá tính chuyên nghiệp

Một phần của tài liệu Chất lượng công chức của ủy ban nhân dân tỉnh bắc giang hiện nay (Trang 25 - 26)

Tính chun nghiệp của người cơng chức thể hiện ở kết quả thực hiện cơng việc được giao, khả năng thích ứng và khắc phục khó khăn khi thực thi cơng vụ với tính kỷ luật cao, vơ tư khơng vụ lợi trong việc chấp hành và thừa hành pháp luật được đặt trong mối quan hệ và sự hợp tác với đồng nghiệp, cơng dân, tổ chức. Tính chun nghiệp của một người làm một nghề nhất định luôn gắn với đặc thù của nghề đó. Bởi vậy, xác định tính chun nghiệp của cơng chức phải gắn với đặc thù của hoạt động công vụ, đảm bảo thực thi công vụ với hiệu quả cao nhất. Việc đánh giá tính chun nghiệp của cơng chức có thể căn cứ vào các tiêu chí sau:

- Đầu ra của cơng việc: Là tồn bộ sản phẩm có thể đánh giá được về chất lượng, số lượng mà công chức đã thực hiện. Đây là tiêu chí quan trọng nhất vì nó liên quan trực tiếp tới việc hồn thành chức năng, nhiệm vụ của cơ quan. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan phụ thuộc chủ yếu vào số lượng, chất lượng công việc do cơng chức thực hiện. Tiêu chí này phản ánh mức độ hiệu lực, hiệu quả của từng cá nhân trong đội ngũ công chức khi sử dụng các nguồn lực sẵn có. Đầu ra của cơng việc được đánh giá theo 5 hướng: số lượng công việc người cơng chức hồn thành; chất lượng của các cơng việc đã hồn thành; tính hiệu quả của chi phí; tính kịp thời của từng cơng việc đã hoàn thành; thực hiện các quy định và chỉ thị hành chính.

- Tính hành chính: Là tiêu chí đặc thù để đánh giá tính chuyên nghiệp của nghề “công chức”. Hoạt động của công chức khi thực thi cơng vụ là hoạt động có tổ chức và tuân thủ những quy chế bắt buộc. Tính hành chính thể hiện thơng qua tính kịp thời khi thực thi nhiệm vụ, việc thực hiện nghiêm túc các quy định, tuân thủ mệnh lệnh cấp trên, khả năng chịu được áp lực cao, thích ứng với sự thay đổi trong cơng việc.

- Tỷ lệ công chức được đào tạo bài bản về quản lý nhà nước: Việc đào tạo này khác với đào tạo nghề nghiệp ở chỗ nó trang bị cho cơng chức những kiến thức về nhà nước, pháp luật, quản lý nhà nước. Việc đào tạo này cần có bài bản và hệ thống, tránh hiện tượng chắp vá và hiện tượng được tuyển dụng làm công chức rồi mới đào tạo.

- Nếp sống văn hố cơng sở và hành vi ứng xử trong công vụ: Hoạt động của công chức chủ yếu tại công sở, nơi trực tiếp thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, tổ chức. Để đảm bảo đúng bản chất của nhà nước phục vụ nhân dân, nếp sống văn hố cơng sở phải được thực hiện nghiêm túc bằng các quy định của Nhà nước. Bên cạnh đó, hành vi ứng xử của công chức trong công vụ, trong mối quan hệ với công dân, tổ chức cũng rất quan trọng, thể hiện ở thái độ, tác phong, cách truyền đạt, lắng nghe... Điều này được đánh giá qua hoạt động thanh tra cơng vụ và của xã hội qua báo chí, dư luận xã hội...

Để đánh giá tính chuyên nghiệp cần phân tích sản phẩm đầu ra mà cơng chức đã thực hiện, đối chiếu với kết quả của các công chức khác cùng thực hiện hoạt động đó trong bối cảnh tương tự để xác định hiệu quả làm việc của cơng chức. Tiêu chí này có liên quan trực tiếp đến hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan nhà nước, nên cần đặc biệt chú trọng và coi đó là tiêu chí cơ bản.

Một phần của tài liệu Chất lượng công chức của ủy ban nhân dân tỉnh bắc giang hiện nay (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w