Tiêu chí đạo đức công vụ

Một phần của tài liệu Chất lượng công chức của ủy ban nhân dân tỉnh bắc giang hiện nay (Trang 26 - 27)

Đạo đức là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong mối quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội. Đạo đức công vụ là đạo đức của người công chức, phản ánh mối quan hệ giữa công chức với công dân, tổ chức, đồng nghiệp trong hoạt động công vụ; được xã hội đánh giá về hành vi thái độ, cách ứng xử của công chức khi thi hành công vụ.

Phẩm chất đạo đức là nền tảng, là "gốc" của con người. Người công chức đánh mất "gốc" là tự đánh mất mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất đề cao phẩm chất đạo đức khi đánh giá chất lượng của cán bộ công chức. Theo

Người, đạo đức là cái gốc quan trọng hàng đầu của người công chức; Người viết: "Người cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng. Phải giữ vững đạo đức cách mạng mới là người cán bộ cách mạng chân chính" [51, tr.480]. Đối với người cán bộ, nếu thiếu hoặc yếu về đạo đức thì khơng thể làm tốt những cơng việc được giao. Người đỏi hỏi cán bộ phải giữ được đạo đức cách mạng, chỉ khi có đầy đủ đạo đức cách mạng thì cán bộ mới có đủ điều kiện làm cách mạng.

Bên cạnh việc chỉ ra những tiêu chí đạo đức người cán bộ, Hồ Chí Minh cịn chỉ ra con đường hình thành đạo đức người cán bộ. Người cho rằng vấn đề là phải tự bản thân mỗi cán bộ, công chức rèn luyện thường xuyên, hàng ngày. "Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong" [52, tr.293].

Đạo đức của người công chức khi thi hành cơng vụ rất khó xác định bằng những tiêu chí cụ thể. Dư luận xã hội đánh giá các biểu hiện đạo đức của công chức qua sự tán thành hay không tán thành, ca ngợi hay phê phán hoạt động của người công chức. Sự tán thành hay phê phán đó ln gắn với mục tiêu xã hội, lợi ích của tồn dân và tính nhân văn. Tuy nhiên, sự đánh giá cụ thể còn phụ thuộc vào các yếu tố chi phối hành vi trong cơng vụ như: hành vi đó có đúng pháp luật khơng? Hiệu quả cao khơng? Thể hiện thái độ ứng xử đúng mực khơng? Hành vi đó “có lý” và “có tình” khơng?...

Một phần của tài liệu Chất lượng công chức của ủy ban nhân dân tỉnh bắc giang hiện nay (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w