Xuất phát từ yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức công chức của một nền cơng vụ chính quy hiện đại trong nhà nước pháp quyền

Một phần của tài liệu Chất lượng công chức của ủy ban nhân dân tỉnh bắc giang hiện nay (Trang 76 - 78)

chức của một nền cơng vụ chính quy hiện đại trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân

Phẩm chất, bản lĩnh chính trị là yêu cầu quan trọng, cơ bản nhất đối với đội ngũ công chức Nhà nước pháp quyền chủ nghĩa xã hội của dân, do dân, vì dân. Đó là sự trung thành và bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu và con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn;

nhiệt tình cách mạng, gương mẫu, tận tụy, có tinh thần và ý thức trách nhiệm cao với cơng việc, hết lịng, hết sức vì sự nghiệp của nhân dân, tận tâm, tận chí phục vụ nhân dân.

Để thực sự là “công bộc” của dân, đội ngũ cơng chức ngồi tài năng và trình độ chun mơn, nghiệp vụ, phải có đầy đủ chuẩn mực đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư” của người cơng chức thời kỳ mới. Đặc biệt, cơng chức phải có “cái tâm”, nghĩa là phải công tâm, trung thực, ngay thẳng, cơng bằng vì việc chung, khơng thiên vị, cơng minh chính đại, thiết diện vơ tư, tất cả vì lợi ích cơng, lợi ích chung của tập thể, của xã hội, của nhân dân.

Công vụ trong Nhà nước pháp quyền được thực hiện theo pháp luật, tuân thủ pháp luật và các nguyên tắc công khai, minh bạch và công bằng. Công khai là tính chất và nguyên tắc hoạt động của nhà nước dân chủ. Nhà nước pháp quyền địi hỏi phải cơng khai hóa các hoạt động của các cơ quan nhà nước cũng như của cơng chức có chức, có quyền (trừ trường hợp cần hạn chế vì lý do an ninh quốc gia, trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội). Tất cả ràng buộc đối với cơng chức nói trên nhằm đề cao trách nhiệm của các chủ thể nắm giữ quyền lực và ràng buộc bản thân họ, chống lại những hành vi lạm quyền, lộng quyền, đồng thời chống lại các biểu hiện tự do vơ chính phủ.

Cơng bằng là khơng thiên vị mà theo đúng lẽ phải. Công bằng liên quan đến ý thức đạo đức, ý thức pháp quyền. Công bằng đồi hỏi sự tương xứng giữa vai trị của người cơng chức với địa vị xã hội của họ, giữa quyền lợi và nghĩa vụ. Trong thực thi cơng vụ, đội ngũ cơng chức phải ln cơng bình chính trực, cơng minh chính đại, không đối xử thiên vị bất công.

Thực hiện đúng các nguyên tắc công khai, minh bạch và công bằng trong thực thi công vụ là để bảo đảm cho mọi người dân được bình đẳng trước pháp luật và hạn chế đến mức tối đa ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan, duy ý chí, tư tưởng bình qn chủ nghĩa hoặc đặc ân, đặc quyền trong xây dựng và hoạch định các chế độ chính sách. Có thể nói các u cầu về chuẩn mực đạo đức của người công chức trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa không

chỉ nhằm củng cố địa vị pháp lý của người cán bộ, công chức trong xã hội mà cịn tạo ra sự tơn trọng, tin tưởng của người dân.

3.1.2. Xuất phát từ u cầu về văn hóa cơng chức

Văn hóa là hình thức ứng xử văn minh, khoa học và dân chủ của mỗi người công chức, của đội ngũ cơng chức trong mối quan hệ. Văn hóa là cơ sở để hình thành tác phong, phong cách và lối sống của người công chức. Văn hóa là nền tảng để tạo nên tư chất, cốt cách của người cơng chức. Nhờ có văn hóa, người cơng chức biết cư xử đúng mực, dân chủ và văn minh hơn trong thực thi công vụ, đấu tranh chống lại các hiện tượng chuyên quyền, độc đốn, máy móc trong giải quyết công việc và thực thi công vụ.

Trong đời sống xã hội, vai trị của văn hóa ngày càng được coi trọng. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, văn hóa được coi trọng như một giá trị nội sinh, nó làm giá trị kinh tế tăng lên. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân càng địi hỏi cao về trình độ văn hóa đối với đội ngũ cơng chức.

u cầu về văn hóa địi hỏi người cơng chức phải có kiến thức liên ngành cần thiết, có kiến thức, tri thức cao về văn hóa, văn minh của dân tộc, của nhân loại, có hiểu biết sâu sắc về lịch sử và truyền thống văn hiến của dân tộc để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc.

Một phần của tài liệu Chất lượng công chức của ủy ban nhân dân tỉnh bắc giang hiện nay (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w