Xây dựng, hoàn thiện pháp luật về đánh giá công chức

Một phần của tài liệu Chất lượng công chức của ủy ban nhân dân tỉnh bắc giang hiện nay (Trang 105 - 108)

Đánh giá công chức là khâu rất quan trọng trong cơng tác cơng chức. Đánh giá đúng, chính xác là căn cứ để lựa chọn, sắp xếp, bố trí, đề bạt, sử

dụng công chức đúng với năng lực, sở trường, là căn cứ để chủ động trong việc đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện công chức, để cho công chức nhận thấy khuyết điểm mà sửa chữa và phát huy ưu điểm của mình. Nếu đánh giá sai, dẫn tới sẽ dùng người sai, bỏ sót người tài, để phần tử cơ hội có điều kiện phát triển, làm cho nội bộ mất đoàn kết và làm cho công chức tốt bi quan, chán nản; do vậy cần phải có hệ thống pháp luật hồn chỉnh quy định việc đánh giá cơng chức.

u cầu của quy trình, quy chế đánh giá cơng chức phải thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, công tâm, khách quan. Việc đánh giá công chức lãnh đạo phải do tập thể cấp ủy đánh giá và kết luận. Ý kiến của thủ trưởng dù hết sức quan trọng cũng chỉ là một ý kiến để cấp ủy tham khảo. Kết quả đánh giá công chức phải được công khai cho mỗi cơng chức, khơng để tình trạng “nửa kín nửa hở”, gây nên tâm trạng hoang mang và tạo kẽ hở để các phần tử xấu lợi dụng bơi nhọ cơng chức. Việc cơng khai có phạm vi, có mức độ phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi để mọi người giám sát, kiểm tra công chức.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ ra việc đánh giá cán bộ trước hết thuộc về Đảng. Bởi vì, Đảng ta là Đảng cầm quyền. Đảng là người lãnh đạo, tổ chức tồn bộ q trình cách mạng. Vì vậy, cơ quan quản lý cán bộ, cấp uỷ quản lý đảng viên có thẩm quyền. Cán bộ cấp trên đánh giá cán bộ cấp dưới; thủ trưởng đánh giá nhân viên. Quần chúng đánh giá cán bộ, đảng viên. Cán bộ, đảng viên và cấp uỷ đánh giá quần chúng. Sự đánh giá đó là nhiều chiều, nhiều mối quan hệ qua lại để có những nhận xét, đánh giá chính xác, khách quan.

Mọi cơng chức đều phải được nhận xét đánh giá thường xuyên, định kỳ. Đối với công chức trước khi được đề bạt, bổ nhiệm cần phải được đánh giá cụ thể, kết luận rõ ràng và có hồ sơ giữ kết quả đánh giá để theo dõi, kiểm tra mức độ phấn đấu của công chức trên cương vị mới.

Để đảm bảo nguyên tắc thực tài trong hoạt động cơng vụ, các cơ quan có thẩm quyền cần xem xét đánh giá cơng chức một cách tồn diện, cần dựa

trên mức độ thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, thể hiện ở khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả của công việc trong từng vị trí, từng thời gian; tinh thần trách nhiệm trong hoạt động công vụ. Tập trung vào hai nội dung chủ yếu sau:

- Đánh giá theo hiệu quả cơng tác căn cứ theo tiêu chí của ngành; căn cứ vào sự tín nhiệm của tập thể và người đứng đầu cơ quan đối với công chức (lấy hiệu quả công việc làm thước đo).

- Cấp dưới đánh giá cấp trên (cấp phó đánh giá cấp trưởng; nhân viên đánh giá lãnh đạo) và có cơ quan thẩm định kết quả đánh giá. Nếu kết quả đánh giá hiệu quả cơng việc thấp, sự tín nhiệm kém thì xử lý, giải quyết theo quy định hiện hành để đảm bảo "Mọi phẩm giá và bằng cấp, danh hiệu và chức vụ, tài năng và cống hiến đều phải được kiểm nghiệm qua hoạt động thực tiễn" [36, tr 77].

Cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật, theo đó hàng năm mỗi cơng chức ở từng vị trí việc làm và cơ cấu cơng chức phải đăng ký nhiệm vụ trọng tâm của năm và được cấp có thẩm quyền chấp thuận; hàng tháng, hàng quý thậm chí hàng tuần phải xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận; để từ đó có cơ sở cấp trên kiểm tra, giám sát và tổ chức chấm điểm trong thi hành công vụ hàng năm; đây là tiêu chí cứng trong việc đánh giá chất lượng làm việc của cơng chức.

Vì vậy, để đảm bảo sự khách quan, chính xác, khi đánh giá cơng chức, tỉnh Bắc Giang cần phải xem xét công chức một cách toàn diện trên các mặt sau:

- Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước;

- Kết quả thực thi công vụ được giao; - Tiến độ và thời gian thực thi công vụ; - Chất lượng thực thi công vụ;

- Trách nhiệm thực thi công vụ;

- Tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân.

Đối với cơng chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ngồi những nội dung trên, còn phải căn cứ vào:

- Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Tinh thần trách nhiệm trong lãnh đạo, quản lý điều hành; - Năng lực lãnh đạo và tổ chức quản lý thực hiện công vụ; - Năng lực tập hợp, đồn kết cán bộ, cơng chức.

Việc đánh giá công chức được thực hiện sau một năm cơng tác. Ngồi ra cơng chức cần được đánh giá trong các trường hợp sau: khi hết nhiệm kỳ; đào tạo, bồi dưỡng; khen thưởng, kỷ luật và khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại. Cơng chức có 2 năm liên tục bị phân loại đánh giá ở mức độ yếu thì phải kiên quyết cho thơi việc. Đồng thời, cần quy định khi cơng chức khơng nhất trí với kết quả phân loại thì được quyền khiếu nại để cấp có thẩm quyền xem xét theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Chất lượng công chức của ủy ban nhân dân tỉnh bắc giang hiện nay (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w