Đặc điểm kinh tế

Một phần của tài liệu Chất lượng công chức của ủy ban nhân dân tỉnh bắc giang hiện nay (Trang 41 - 44)

Bắc Giang là một tỉnh nghèo, xuất phát điểm về kinh tế thấp, là tỉnh thuần nông, dân số đông, số hộ nghèo và cận nghèo lớn, thu ngân sách còn hạn hẹp nên mặc dù đã có nhiều cố gắng, song đến nay Bắc Giang vẫn còn là một trong những tỉnh nghèo, GDP bình quân/người mới đạt trên một nửa mức trung bình của cả nước, lao động trình độ thấp giá nhân cơng rẻ, nhiều tiềm năng là lợi thế so sánh của tỉnh chưa được phát huy, khai thác và sử dụng có hiệu quả.

Tốc độ tăng trưởng (GDP) bình quân 9%/năm; trong đó: Cơng nghiệp - xây dựng tăng 17,7%; ; nông nghiệp tăng 2,6%; dịch vụ tăng 9,9%. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế đạt 33,2%, tăng 9,9%; nơng nghiệp cịn 32,7%,giảm 9,4% so với năm 2005; dịch vụ 34,1%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 650 USD, tăng hơn 2 lần so với đầu nhiệm kỳ. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có bước phát triển, đời sống nhân dân ổn định; quốc phòng, an ninh được đảm bảo.

Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp phát triển, trong đó, các khu vực, các ngành, các địa phương đều có mức tăng khá; cùng với Khu cơng nghiệp Đình Trám, đã quy hoạch và thành lập được 4 khu, 29 cụm cơng nghiệp, trong đó có 3 khu công nghiệp: Quang Châu, Vân Trung, Song Khê - Nội Hoàng đang được đầu tư hạ tầng kỹ thuật, thu hút một số dự án đầu tư mới. Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nơng thơn tiếp tục phát triển; tồn tỉnh có gần 15 ngàn hộ sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp, 435 làng có nghề; trong đó có 33 làng đạt tiêu chí làng nghề theo quy định.

Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 620.000 tấn; giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất nơng nghiệp đạt 47 triệu đồng/ha/năm, tăng 1,8 lần so đầu nhiệm kỳ. Tiếp tục duy trì, phát triển thương hiệu một số vùng, sản phẩm hàng hóa như: Vải thiều Lục Ngạn, Gà đồi Yên Thế, rau chế biến, lạc giống và thương phẩm, lúa thơm. Chăn nuôi và sản xuất thủy sản phát triển mạnh; đàn lợn 1,2 triệu con; đàn gia cầm 15,3 triệu con; diện tích ni thủy sản 11.900 ha, sản lượng đạt 20.000 tấn; tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 48,7%. Trồng mới được 22.800 ha rừng tập trung, tỷ lệ che phủ rừng (theo tiêu chí mới) đạt 37,9%; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thơn giảm từ 32,94% xuống cịn 14,86%.

Thương mại, dịch vụ tăng trưởng bình qn 9,9%/năm. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân

19,7%; kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 36,1%, năm 2010 ước đạt 295 triệu USD.

Thu ngân sách vượt kế hoạch; chi ngân sách đáp ứng cơ bản các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Số thu trên địa bàn tăng bình quân 23,5%/năm, năm 2010 ước đạt 1.500 tỷ đồng.

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội cả nhiệm kỳ (2005 - 2010) ước đạt gần 34.000 tỷ đồng, gấp 3 lần giai đoạn 2001 - 2005. Thu hút thêm 339 dự án đầu tư trong nước và 63 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài; nâng tổng số dự án đầu tư trong nước lên 529 dự án, tổng vốn đăng ký 322.161 tỷ đồng và 91 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng vốn đăng ký 604,5 triệu USD. Số vốn thực hiện đạt 33,4% vốn đăng ký.

Hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được tăng cường, đã nâng cấp các tuyền quốc lệ 31, 37, 279 và tỉnh lộ 398, 242; xây mới cầu Bắc Giang, cần Bến Đám, cần Bến Tuần, đường nối tỉnh lộ 398 với quốc lộ 18. Giao thông đến trung tâm các huyện cơ bản thuận tiện; 100% số xã có đường ơ tơ đến trung tâm. Tỷ lệ kiên cố hóa giao thơng nơng thôn đạt 48%, tăng 16% so với đầu nhiệm kỳ.

Các chính sách về an sinh xã hội được quan tâm, thực hiện đầy đủ các chính sách trợ giúp người có cơng, bảo trợ xã hội và hỗ trợ ổn định đời sống, học tập, đào tạo nghề và việc làm khi nhà nước thu hồi từ 50% diện tích đất nơng nghiệp trở lên. Nhờ các chính sách hỗ trợ tích cực về sản xuất và đời sống của Đảng và Nhà nước, kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tiếp tục được cải thiện, kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm, đời sống vật chất tinh thần được nâng lên rõ rệt.

Tiếp tục thực hiện chương trình cải cách hành chính (CCHC), hiện nay 100% các huyện, thành phố, các cơ quan thuộc UBND tỉnh xây dựng trang thông tin điện tử và cung cấp dịch vụ hành chính cơng mức độ 1 và 2 (trong đó Sở Thơng tin và Truyền thơng, UBND thành phố Bắc Giang đạt mức độ

3); tất cả các huyện, thành phố và 6 cơ quan triển khai “một cửa điện tử”, riêng thành phố Bắc Giang đã triển khai “một cửa điện tử” liên thơng đến cấp xã, qua đó đã góp phần giảm đáng kể tỷ lệ hồ sơ giải quyết chậm.

Công tác kiểm sốt thủ tục hành chính được triển khai đồng bộ, quyết liệt và đạt được một số kết quả tích cực như: Ban hành Quy định kiểm sốt thủ tục hành chính trên địa bàn, Quy chế phối hợp thực hiện thống kê, công bố, công khai thủ tục hành chính và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trên địa bàn tỉnh, Quy định danh mục, thời hạn giải quyết các thủ tục hành chính áp dụng thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh [33].

Một phần của tài liệu Chất lượng công chức của ủy ban nhân dân tỉnh bắc giang hiện nay (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w