Hồn thiện hệ thống pháp luật về cơng vụ, công chức

Một phần của tài liệu Chất lượng công chức của ủy ban nhân dân tỉnh bắc giang hiện nay (Trang 87 - 92)

Hoạt động công vụ và đội ngũ công chức là nội dung quan trọng trong hoạt động của nền hành chính quốc gia. Trong thời kỳ đổi mới, hoạt động công vụ và đội ngũ cơng chức vừa là đối tượng của q trình đổi mới, cải cách, vừa là thước đo của q trình đổi mới, dân chủ hóa đời sống xã hội. Luật Cán bộ, công chức và hệ thống các văn bản hệ thống pháp luật hướng dẫn đi kèm ra đời đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức và quản lý các hoạt động công vụ và đội ngũ cơng chức, xây dựng nền hành chính phục vụ nhân dân, từng bước đổi mới cơ chế quản lý công chức đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước.

Luật Cán bộ, công chức đã phân định rõ cán bộ, công chức; quy định thanh tra công vụ; các điều kiện bảo đảm thi hành công vụ... Để đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân xây dựng một nền hành chính trong sạch, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với xu hướng chuyển đổi sang nền hành chính phục vụ, thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động công vụ và đội ngũ cơng chức vẫn cịn một số hạn chế sau:

Thứ nhất, hoạt động công vụ chưa đổi mới và theo kịp với sự đổi mới về

vai trò của nhà nước trong quản lý mọi mặt đời sống xã hội và tổ chức cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp. Nhận thức về hoạt động công vụ và quản lý công chức vẫn mang dấu ấn của thời kỳ kế hoạch hóa tập trung. Trong hoạt động cơng vụ, mối quan hệ giữa hành chính với chính trị, hành chính với sự nghiệp cơng; giữa hoạt động quản lý nhà nước mang tầm vĩ mô với hoạt động sản xuất kinh doanh chưa được phân định triệt để. Trên nhiều lĩnh vực, hoạt động công vụ cịn thiếu thống nhất và thơng suốt; kỷ luật, kỷ cương của công chức chưa nghiêm; việc phân loại cơng chức chưa mang tính khoa học, khách quan dẫn đến việc bố trí, sử dụng, quy hoạch, đánh giá và đào tạo, bồi dưỡng công chức chưa phát huy hết hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Nhà nước đặt ra trong từng giai đoạn.

Thứ hai, Luật Cán bộ, công chức ra đời, với việc phân định cán bộ và

cơng chức nhiều người thích được là cán bộ hơn là công chức, phạm vi cán bộ rộng, mở, linh hoạt hơn dường như làm cán bộ không phải vượt qua các kỳ thi phức tạp mà vẫn hưởng các ưu đãi như công chức. Luật cũng đã dành mục riêng để đánh giá cơng chức và có quy định gây nhiều tranh cãi đó là: cơng chức hai năm liên tiếp khơng hồn thành nhiệm vụ nhưng cịn hạn chế về năng lực hoặc có hai năm liên tiếp trong đó có một năm hồn thành nhiệm vụ nhưng cịn hạn chế về năng lực và một năm khơng hồn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ

chức, đơn vị có thẩm quyền bố trí cơng tác khác. Cơng chức hai năm liên tiếp khơng hồn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết thơi việc. Vấn đề đặt ra ai đánh giá? Đánh giá theo tiêu chí nào? Người đánh giá có đủ tư cách đức, tài, công tâm, khách quan? Khi sắp xếp, sử dụng cán bộ, cơng chức có phù hợp chun mơn đảm bảo hồn thành nhiệm vụ…

Thứ ba, trên thực tế, việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức hiện

nay đã quy định dựa trên vị trí việc làm và cơ cấu cơng chức; nhưng đến nay chưa có hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn quy trình xác định vị trí việc làm và cơ cấu cơng chức. Đây là việc làm khó, địi hỏi phải đầu tư thời gian, nghiên cứu một cách khoa học và kinh phí phục vụ cho việc này. Do đó, đến nay trong nhiều cơ quan, tổ chức, việc tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng và quản lý cơng chức có xu hướng thiên về văn bằng, chứng chỉ, chưa chú trọng nhiều đến năng lực của công chức, việc đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn với nhu cầu sử dụng.

Các hạn chế trên đã làm cho hoạt động công vụ chưa được quản lý và kiểm soát chặt chẽ, phát sinh các tiêu cực ảnh hưởng đến đạo đức, tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công chức, giảm sức sáng tạo trong hoạt động công vụ, giảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức Nhà nước trong quá trình phục vụ nhân dân. Các biểu hiện về thiếu tinh thần trách nhiệm, yếu kém về năng lực, chun mơn, kỹ năng hành chính, phong cách làm việc trong đội ngũ cán bộ, cơng chức đã làm cho bộ máy hành chính trì trệ, kém hiệu quả; tình trạng quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân vẫn tồn tại trong một bộ phận cán bộ, cơng chức làm ảnh hưởng đến lịng tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước.

Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, xây dựng một nền hành chính trong sạch, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với xu hướng chuyển đổi sang nền hành chính phục vụ, thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, việc sửa đổi,

bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật về công vụ, công chức nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức các cấp là hết sức cần thiết.

Để đạt được mục tiêu trên đây, hệ thống pháp luật về cơng chức, cơng vụ cần phải được nhanh chóng sửa đổi, bổ sung và hồn thiện để:

- Trở thành công cụ hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, góp phần vào thực hiện q trình đổi mới hệ thống chính trị và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

- Tạo cơ sở pháp lý có giá trị cao nhằm xây dựng và quản lý đội ngũ cơng chức nói chung, cơng chức cấp tỉnh nói riêng có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới; phát huy tính năng động, sáng tạo của cán bộ, cơng chức và thể hiện được chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn mới.

- Góp phần đổi mới hoạt động quản lý về cơng chức, quy định và thực hiện có hiệu quả việc kết hợp giữa hệ thống chức danh tiêu chuẩn với hệ thống vị trí việc làm.

Vì vậy, hệ thống pháp luật về công vụ, công chức cần làm rõ những nội dung sau:

- Xác định địa vị pháp lý của công chức nhà nước, cùng với ghi nhận trong quyền của mọi cơng dân có đủ điều kiện để có thể trở thành cơng chức nhà nước. Xác định khái niệm chức vụ và các lọai chức vụ. Quy định việc thi tuyển cạnh tranh đối với các chức vụ lãnh đạo không phải do bầu cử. Những người tham gia thi tuyển cơng chức lãnh đạo phải có đủ các điều kiện về trình độ đào tạo chun mơn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học; ưu tiên cho các đối tượng: Thâm niên trong ngành, có nhiều hơn một bằng đại học, hoặc có trình độ sau đại học. Những người trúng tuyển được bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo, thời hạn bổ nhiệm là 5 năm. Sau khi hết

thời hạn bổ nhiệm, họ phải tham gia thi tuyển cạnh tranh, nếu trúng tuyển thì được bổ nhiệm lại, nếu khơng trúng tuyển thì bố trí làm cơng tác chun mơn.

- Xác định vị trí việc làm, cơ cấu cơng chức của các cơ quan hành chính, mơ tả đầy đủ, chính xác từng vị trí, gắn với việc xác định tiêu chuẩn về trình độ, về năng lực, về chế độ đãi ngộ; đồng thời với việc xác định vị trí việc làm, cơ cấu cơng chức với việc xác định ngạch cơng chức và vị trí cơng tác. Trên cơ sở đó, thực hiện việc cấp kinh phí và trả lương theo vị trí việc làm, cơ cấu cơng chức và sản phẩm đầu ra. Nghiên cứu việc kiểm tra, sát hạch năng lực, trình độ đối với từng vị trí việc làm; nhằm đánh giá chất lượng cơng chức trong thi hành nhiệm vụ, để có cơ sở đào tạo lại hoặc trả mức lương thấp hơn hoặc loại bỏ những công chức không đáp ứng được yêu cầu.

- Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện pháp luật quy định về chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của công chức; xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp công chức để thay thế các văn bản hiện hành, trên cơ sở xây dựng tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể. Tiêu chuẩn chung là điều kiện cần, bất cứ công chức nào cũng phải đáp ứng; ví dụ như: Trình độ đại học, tin học, ngoại ngữ, phẩm chất chính trị, đạo đức...; tiêu chuẩn cụ thể là điều kiện đủ, gắn với từng vị trí việc làm cụ thể, thể hiện tính chất, đặc điểm riêng của ngành, lĩnh vực và mang tính chun mơn, nghiệp vụ cụ thể, ví dụ như: Phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo ngạch hiện giữ, bồi dưỡng kế toán trưởng, nghiệp vụ thanh tra,...

- Rà soát để sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật quy định về xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức công vụ của công chức; nghiên cứu xây dựng Luật Công vụ hoặc Luật Đạo đức công vụ. Gắn việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật quy định về xử lý kỷ luật cơng chức với việc hồn thiện pháp luật về công vụ, về đạo đức công vụ để đảm bảo thống nhất giữa nội dung của chế độ

công vụ, đạo đức công vụ với việc xử lý kỷ luật các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức công vụ của công chức.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh, hướng tới việc quản lý thống nhất bằng công nghệ thông tin.

- Quy định các điều kiện đảm bảo cho hoạt động công vụ nhà nước, bảo hiểm cho công chức đã hồn thành nghĩa vụ phục vụ hoặc vì lí do chính đáng phải thơi việc.

Một phần của tài liệu Chất lượng công chức của ủy ban nhân dân tỉnh bắc giang hiện nay (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w