Nhận xét ưu điểm và hạn chế

Một phần của tài liệu Chất lượng công chức của ủy ban nhân dân tỉnh bắc giang hiện nay (Trang 52 - 69)

2.2.3.1. Ưu điểm

Đội ngũ công chức cấp tỉnh trong những năm qua đã được tập trung xây dựng đồng bộ cả về cơ cấu, số lượng và chất lượng, nhất là nâng cao trình độ chun mơn, lý luận chính trị. Hầu hết công chức cấp tỉnh đã được rèn luyện, thử thách qua thực tiễn và trưởng thành về nhiều mặt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng; có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật, có phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, có năng lực hồn thành nhiệm vụ được giao; nhiều đồng chí có sự đổi mới về tư duy, năng động, dám nghĩ, dám làm và quyết đốn trong cơng việc được phân cơng; có kinh nghiệm chỉ đạo, điều hành, vận động quần chúng nhân dân và được nhân dân tín nhiệm, sáng tạo trong vận dụng, cụ thể hóa chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước vào thực tiễn của địa phương, cơ quan, đơn vị, góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, cơ bản đáp ứng được với yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập kinh tế, quốc tế. Cụ thể:

Một là, về phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức: Đa số cơng chức

cấp tỉnh có phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với lý tưởng, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước; có khả năng hiểu biết và thực thi pháp luật của nhà nước. Có tinh thần trách nhiệm, có ý thức cầu tiến, ham học hỏi để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, có ý thức tu dưỡng, rèn luyện, phục vụ nhân dân, tâm huyết với nghề; có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành tốt nội quy, quy chế của cơ quan. Đặc biệt đội ngũ lãnh đạo thường trực UBND tỉnh là những người ưu tú, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước, có tinh thần trách nhiệm cao trong cơng tác; 100% là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, phần lớn họ là những người đã trải qua hoạt động thực tiễn cơng tác đảng, chính quyền các cấp. Do vậy, họ có khả năng chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Hai là, về trình độ chun mơn: Kết quả khảo sát cho thấy 100% cán bộ,

công chức lãnh đạo, quản lý có trình độ đại học trở lên, có trình độ cao cấp và cử nhân chính trị; có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học văn phịng và đều đã qua các khóa bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức quốc phịng - an ninh. Có thể nói, đội ngũ lãnh đạo Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh (gồm 4 đồng chí trong tập thể Thường trực UBND tỉnh: Chủ tịch, 3 Phó Chủ tịch; 18 Giám đốc sở và tương đương, 45 đồng chí Phó Giám đốc sở và tương đương) đều có trình độ cao về mọi mặt, chức vụ càng cao thì tương ứng với trình độ cao. Số cơng chức cấp tỉnh có trình độ đại học trở lên chiếm 85,54% (so với năm 2007 tỷ lệ cơng chức có bằng đại học và trên đại học tăng 18,71%, mỗi năm tăng khoảng 3,75%) [57]. Mỗi năm số cơng chức có trình độ đào tạo đại học và sau đại học ngày càng tăng, đồng thời số cơng chức có trình độ trung cấp, sơ cấp khơng qua đào tạo ngày càng giảm. Một số cơ quan, như: Sở Xây dựng, Sở Tư pháp, Sở Giao thơng vận tải... khơng có cơng chức có trình độ trung cấp trở xuống; nhiều cơ

quan chỉ cịn từ 3% - 5% cơng chức có trình độ trung cấp, chủ yếu ở chủ yếu là nhóm nhân viên thừa hành, như: Kế tốn, văn thư lưu trữ, thủ quỹ.

Số lượt công chức cấp tỉnh được bồi dưỡng về lý luận chính trị, quản lý nhà nước tương đối cao chiếm tỷ lệ 66,46%, có 100% cơng chức lãnh đạo quản lý có trình độ lý luận từ trung cấp trở lên, tỷ lệ có trình độ cao cấp và cử nhân chính trị đạt 15,27% và đa phần có trình độ quản lý nhà nước từ chuyên viên trở lên. Số công chức ngạch chuyên viên và tương đương trở lên chiếm tỷ lệ cao (84,89%); trong đó, 100% cơng chức ngạch chun viên cao cấp, chuyên viên chính là lãnh đạo Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Tỷ lệ công chức là đảng viên cao, đạt 68,5%. Thực tế cho thấy có sự chuyển biến tích cực trong công tác cán bộ, nếu trước đây lựa chọn công chức chú trọng nhiều đến mối quan hệ quen biết, ít có điều kiện tuyển chọn những người đã được đào tạo đầy đủ; thậm chí nhận người, sắp xếp cơng việc rồi đưa đi đào tạo thì những năm gần đây, cơng tác tuyển dụng đã thay đổi theo hướng toàn diện hơn, chú trọng lựa chọn những người có trình độ đạt chuẩn (chủ yếu là đại học), phù hợp với vị trí, việc làm, cơ cấu cơng chức; chú trọng tìm nguồn và đào tạo nguồn cho việc quy hoạch công chức lãnh đạo, từng bước thực hiện tiêu chuẩn hóa cơng chức, tiến tới xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về công chức.

Sự gia tăng chất lượng đào tạo của công chức cấp tỉnh chủ yếu thông qua một trong các hình thức sau:

- Số lượng cơng chức có trình độ chun mơn và bằng cấp thấp nhưng còn trẻ tuổi được tiếp tục đào tạo để chuẩn hóa thơng qua việc đào tạo tại chức.

- Tiếp nhận viên chức các đơn vị sự nghiệp trong tỉnh, đội ngũ này cơ bản có trình độ chun mơn, có kinh nghiệm trong cơng tác và một số có chức vụ lãnh đạo quản lý trong đơn vị sự nghiệp.

- Tuyển dụng mới số công chức trẻ được đào tạo cơ bản và có trình độ đạt chuẩn. Từ năm 2007 đến nay, Bắc Giang đã tổ chức hai kỳ thi tuyển dụng

công chức dự bị, kết quả đã tuyển dụng được 155 công chức dự bị (9 thạc sỹ, 117 đại học, 9 cao đẳng, 5 trung cấp); 100% công chức khi hết thời gian dự bị được tuyển dụng chính thức vào biên chế nhà nước. Nhìn chung, việc tuyển dụng qua thi tuyển đảm bảo tính cơng khai, khách quan, dân chủ, cơng bằng tạo dư luận tốt trong nhân dân. Phần lớn những cơng chức mới được tuyển dụng đều cịn trẻ, dưới 30 tuổi, được đào tạo bài bản, chính quy, vì vậy khi về cơng tác tại các cơ quan, đã nhanh chóng tiếp cận và nắm bắt cơng việc nhanh chóng. Đây là lực lượng chính trong việc kế cận phát triển, nâng cao chất lượng công chức của tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua.

Ba là, về độ tuổi: Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc

Giang quan tâm, chú trọng đến xây dựng đội ngũ công chức trẻ trong các cơ quan thuộc UBND tỉnh; hiện tại có khoảng 79,04% cơng chức ở độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi; 17% công chức trong độ tuổi dưới 30; số công chức từ 51 đến 60 tuổi chiếm 21%. Nhờ có đội ngũ cơng chức trẻ, năng động nên bộ máy quản lý nhà nước của UBND tỉnh trong thời gian qua hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, nhiều chính sách đã đi vào cuộc sống và được cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân đồng tình ủng hộ.

Bớn là, về kỹ năng cơng tác: Do tính chất cơng việc là thực hiện chức

năng quản lý nhà nước nên đa số công chức cấp tỉnh đã có kỹ năng thiết lập các mục tiêu, tổ chức thực hiện công việc cá nhân. Cơng chức lãnh đạo có khả năng xây dựng chiến lược, kế hoạch thực hiện nhằm cụ thể hóa các mục tiêu của Đảng, Nhà nước và tỉnh đề ra. Có khả năng dự kiến được khó khăn, trở ngại, những vấn đề có thể xảy ra và phương án giải quyết; đội ngũ công chức đã có sự hiểu biết, tơn trọng lẫn nhau, có kỹ năng giao tiếp tốt nên đã sớm xử lý các mâu thuẫn nội bộ; thương lượng khi giải quyết công việc, tiếp xúc với nhân dân, xử lý các tình huống khi thực thi cơng vụ….

Bên cạnh đó, hầu hết đội ngũ cơng chức cấp tỉnh có trình độ về ngoại ngữ, tin học; có trên 80% có trình độ và sử dụng tin học thành thạo; đa phần

công chức cấp tỉnh biết vận dụng kiến thức chuyên môn được đào tạo, biết vận dụng các văn bản, quy định của nhà nước để xử lý công việc và biết ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc thực tiễn.

Năm là, về kết quả cơng tác: Để có cơ sở đánh giá phân loại công chức

trên địa bàn tỉnh được đảm bảo khách quan, trung thực, Sở Nội vụ đã tham mưu, trình UBND tỉnh ban hành Quy chế đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị [97]; thông qua việc thực hiện Quy chế, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh đã thực hiện nghiêm túc, sát với thực tế, bảo đảm khách quan, công bằng, dân chủ, thực chất hơn so với những năm trước. Theo kết quả đánh giá cơng chức năm 2011: Xếp loại hồn thành xuất sắc nhiệm vụ đạt tỷ lệ 43%, hoàn thành tốt nhiệm vụ chiếm tỷ lệ 57,11%, hoàn thành nhiệm vụ nhưng cịn hạn chế chiếm tỷ lệ 2,84%, khơng hoàn thành nhiệm vụ 0,5% [63].

Sáu là, Về công tác quy hoạch: Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ

ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đã chỉ rõ “Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho cơng tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài” [36, tr 82]; Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị về

cơng tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước... Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Giang đã xây dựng kế hoạch

nhằm triển khai thực hiện các Nghị quyết của Trung ương đảm bảo nguyên tắc lãnh đạo của Đảng và phù hợp với tình hình của địa phương; tỉnh đã xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý của các cấp đối với cụ thể từng loại chức danh. Trong đó, ngồi u cầu chung là phải có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, có kinh nghiệm cơng tác, sức khoẻ, tín nhiệm với quần chúng…, cịn quy định cụ thể như: Cơng chức lãnh đạo cấp tỉnh phải có trình độ chun mơn đại học với chuyên ngành phù hợp (chú trọng đại học chính

quy), lý luận chính trị cử nhân, cao cấp. Độ tuổi bổ nhiệm lần đầu nói chung phải đủ tuổi công tác trọn một nhiệm kỳ 5 năm (60 tháng). Việc xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, cơng chức đã góp phần thiết thực nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của tỉnh, nhất là đối với đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý. Trên cơ sở tiêu chuẩn cán bộ, công chức công tác tuyển chọn, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ được thực hiện nghiêm túc, đạt chất lượng và hiệu quả hơn. Kết quả, tồn tỉnh đã có có 1010 người đủ tiêu chuẩn đưa vào danh sách quy hoạch (trong đó: Nữ 225 người (bằng 22,3%); Dân tộc 30 người (bằng 2,97%); dưới 40 tuổi 468 người (bằng 46,3%); từ 41-50 tuổi 435 người (bằng 43%); từ 51-55 tuổi 107 người (bằng 10,7%); trình độ chun mơn, nghiệp vụ: Trên Đại học 105 người (bằng 9%), Đại học 905 người (bằng 91%); trình độ chính trị: Cử nhân, Cao cấp: 205 người (bằng 20,3%), Trung cấp: 508 người (bằng 50,3%), Sơ cấp: 297 (bằng 29,4%) [71].

Bảy là, Về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển

công chức lãnh đạo được quy định như sau:

- Thời hạn mỗi nhiệm kỳ bổ nhiệm chức vụ là 5 năm (60 tháng) đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp trưởng, cấp phó ở các cơ quan, đơn vị.

- Tiêu chuẩn bổ nhiệm: Bảo đảm tiêu chuẩn chung là có phẩm chất chính trị, năng lực lãnh đạo, quản lý; có kiến thức và năng lực chun mơn, đạo đức cá nhân tốt, có uy tín đối với quần chúng; có hồ sơ, lý lịch cá nhân rõ ràng, có chứng nhận hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quốc phịng - an ninh. Cơng chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức từ khiển trách trở lên thì khơng được bổ nhiệm vào các chức vụ cao hơn trong thời gian ít nhất một năm, kể từ khi có quyết định kỷ luật.

- Tuổi bổ nhiệm: Tuổi bổ nhiệm là tuổi đời của người cơng chức, tính đến thời điểm được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Nói chung dự kiến bổ nhiệm cần đủ tuổi để công tác trọn một nhiệm kỳ 5 năm (55 năm tuổi đối với nam, 50 tuổi đối với nữ).

- Về trình tự, thủ tục bổ nhiệm (đối với nguồn nhân sự tại chỗ) được thực hiện theo trình tự sau: Cơ quan, đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm cơng chức trình cấp có thẩm quyền quản lý cơng chức (bằng văn bản) xin chủ trương, nói rõ yêu cầu, số lượng và dự kiến phân công công tác đối với công chức sẽ được bổ nhiệm. Khi được cấp có thẩm quyền đồng ý về chủ trương, thì chủ động thực hiện tiếp các bước sau: Người đứng đầu hoặc thành viên lãnh đạo của cơ quan trao đổi trực tiếp với một số cơng chức lãnh đạo chủ chốt, cấp ủy viên có nhiều quan hệ công tác với công chức dự kiến bổ nhiệm; tổ chức hội nghị lấy ý kiến về nhân sự dự kiến bổ nhiệm; báo cáo kết quả lấy ý kiến về nhân sự dự kiến bổ nhiệm; nhận xét, đánh giá công chức dự kiến bổ nhiệm; tập thể lãnh đạo cơ quan thảo luận, đề nghị hoặc quyết định bổ nhiệm công chức; lập hồ sơ đề nghị bổ nhiệm [1]. Với cách làm như trên, trong những năm qua những người được bổ nhiệm là Giám đốc, Phó Giám đốc sở và tương đương đều là những người có năng lực, đủ điều kiện tiêu chuẩn theo quy định. Phần lớn công chức lãnh đạo đều hồn thành tốt nhiệm vụ của mình.

- Về ln chuyển, chuyển đổi vị trí: Trong cơng tác cán bộ, công chức hiện nay, đánh giá là khâu tiền đề, quy hoạch là khâu nền tảng, luân chuyển là khâu đột phá và đào tạo, bồi dưỡng vừa là yêu cầu trước mắt, vừa là nhiệm vụ lâu dài; tuy nhiên, việc khó nhất lại là sử dụng cán bộ, cơng chức như thế nào cho phù hợp. Thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị định 158/2007/NĐ-CP của Chính phủ, Kế hoạch số 21-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Quyết định số 114/2008/QĐ-UBND của UBND tỉnh; hàng năm các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh tiến hành xây dựng và thực hiện kế hoạch luân chuyển công chức lãnh đạo cấp phịng, tương đương và chuyển đổi vị trí cơng tác đối với công chức chuyên môn thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan mình; từ năm 2007 đến nay, tồn tỉnh đã thực hiện luân chuyển 273 lãnh đạo cấp phòng, tương đương (151 cấp trưởng, 122 cấp phó); chuyển đổi vị trí cơng tác 673 cơng chức, viên chức chun mơn [81]. Qua việc luân

chuyển, chuyển đổi vị trí cơng tác đã cơ bản khắc phục được sự trì trệ trong thực thi nhiệm vụ, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm đối với đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý cấp phịng và tạo động lực khuyến khích, bồi dưỡng cán bộ trẻ có triển vọng phát triển, sớm trở thành cán bộ nguồn, cán kế cận lãnh đạo các cấp của tỉnh.

Hiện nay, ở Bắc Giang việc bố trí, phân cơng cơng tác đối với cơng chức về cơ bản đảm bảo đúng cơ cấu công chức, ngành nghề được đào tạo, phát huy năng lực, sở trường của cơng chức. Hàng năm, các cơ quan đều có kế hoạch rà sốt bố trí công chức đảm bảo cơ cấu, phù hợp năng lực. Cơng chức trong quy hoạch, cơng chức trẻ có triển vọng được điều động, bổ nhiệm và luân chuyển.

Tám là, việc nâng ngạch, chuyển ngạch cho công chức: Theo Điều 22, 23

của Nghị định 117/2003/NĐ-CP quy định: “Công chức được phân công

Một phần của tài liệu Chất lượng công chức của ủy ban nhân dân tỉnh bắc giang hiện nay (Trang 52 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w