Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức

Một phần của tài liệu Chất lượng công chức của ủy ban nhân dân tỉnh bắc giang hiện nay (Trang 101 - 104)

Những năm qua Nhà nước ta tập trung đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Hệ thống các trường đào tạo, bồi dưỡng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Nhiều hình thức đào tạo được triển khai như: Mở các lớp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, cho đi học tập tham quan, tìm hiểu thực tế ở trong và ngồi nước. Số lượng cơng chức cấp tỉnh đã qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên, đội ngũ này chưa mạnh, thiếu nhạy bén trong trong nghiệp vụ và chất lượng hồn thành cơng việc chưa tương xứng với trình độ được đào tạo. Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng đào tạo, bồi dưỡng chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Trong đó, nguyên nhân cơ bản là do một số công chức, một số cơ quan cử công chức đi học chưa nhận thức đúng về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng. Để khắc phục tình trạng này cần phải:

Một là, xác định rõ một số vấn đề mang tính lý luận và nguyên tắc:

- Công chức nhà nước là một nghề, nên địi hỏi phải có nghiệp vụ riêng. Vì vậy, một người muốn trở thành công chức phải được đào tạo nghề. Điều này cũng có nghĩa khơng phải ai có trình độ học vấn cao đều trở thành cơng chức.

- Công chức là công bộc của nhân dân, phải tận tụy phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân. Do vậy, cùng với việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cần phải làm tốt công tác bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho đội ngũ công chức.

- Công chức lãnh đạo là người không chỉ giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ mà phải giỏi về quản lý nhà nước, phải hiểu rõ các quyết định của mình sẽ tác động như thế nào với xã hội, với công dân. Do vậy, bắt buộc họ phải qua các trường đào tạo chuyên nghiệp về quản lý nhà nước, về hành chính nhà nước mới được bổ nhiệm để điều hành và quản lý.

- Những người làm việc tại các cơ quan Đảng, đoàn thể, đơn vị sự nghiệp khi được luân chuyển sang bộ máy hành chính nhà nước phải được bồi dưỡng những kiến thức quản lý hành chính nhà nước.

Hai là, quy định cụ thể chế độ đào tạo, bồi dưỡng công chức bao gồm:

- Đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch chức danh công chức; - Đào tạo, bồi dưỡng theo các chức danh lãnh đạo, quản lý;

- Đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm.

Việc đào tạo, bồi dưỡng công chức phải căn cứ vào yêu cầu của vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh chức vụ lãnh đạo, quản lý; tiêu chuẩn của ngạch công chức. Hàng năm, cơng chức phải tham gia các khóa bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ phù hợp với chức danh công tác của mình.

Ba là, xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và nguồn

kinh phí trong đào tạo, bồi dưỡng cơng chức cụ thể là:

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý cơng chức chịu trách nhiệm xây dựng quy hoạch, kế hoạch và tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn và nâng cao trình độ, năng lực của cơng chức.

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng cơng chức có trách nhiệm tạo điều kiện để công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng và trình độ chun mơn.

- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

Bốn là, xác định cụ thể trách nhiệm và quyền lợi của công chức trong

- Công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng phải chấp hành nghiêm túc quy chế đào tạo, bồi dưỡng và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

- Cơng chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp theo quy định của pháp luật. Thời gian học được tính vào thâm niên cơng tác liên tục và được xét nâng lương theo quy định của pháp luật.

- Công chức đạt kết quả xuất sắc trong khóa đào tạo, bồi dưỡng thì được biểu dương, khen thưởng; trường hợp khơng hồn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng thì bị xử lý kỷ luật.

- Công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nếu tự ý bỏ việc, xin thôi việc phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.

Năm là, cải tiến nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng.

Hoàn thiện pháp luật về đào tạo: UBND tỉnh Bắc Giang cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý đào tạo, bồi dưỡng cơng chức; chuẩn hóa nội dung, chương trình đào tạo.

Đào tạo, bồi dưỡng có trọng tâm, trọng điểm, chuyên sâu, tồn diện: chun mơn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, kỹ năng lãnh đạo…kết hợp với đào tạo trong thực tiễn. Có quy chế kiểm tra việc sử dụng cơng chức sau đào tạo. Củng cố, tăng cường các cơ quan chức năng quản lý đào tạo; các cơ quan phải cử một lãnh đạo theo dõi công tác đào tạo, bồi dưỡng cơng chức, khơng khốn trắng, phó mặc cho cơ sở đào tạo. Để tránh lãng phí trong đào tạo cần thực hiện quy hoạch đào tạo có địa chỉ, đào tạo theo đơn đặt hàng, theo nhu cầu thực tế của từng ngành, khơng đào tạo ồ ạt, tràn lan, hình thức.

Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy, học tập theo hướng gắn lý luận quản lý với thực tiễn quản lý nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của người học. Nghiên cứu thành lập Học viện Công vụ thuộc Bộ Nội vụ, Trường Công vụ thuộc Sở Nội vụ; từ năm 2020 trở đi, công chức được bổ nhiệm vào ngạch công chức lãnh đạo là những người đã hồn thành

chương trình đào tạo hệ dài hạn tập trung tại trường công vụ. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, nghiên cứu, đào tạo của Học viện Công vụ và Trường Cơng vụ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực chun mơn cao, am hiểu thực tiễn, có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ và công nghệ thông tin.

Để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng yếu tố khơng thể bỏ qua đó là chăm lo xây dựng đội ngũ giảng viên, tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo theo hướng hiện đại hóa. Cần tăng cường đủ số lượng giảng viên để đảm nhiệm công tác giảng dạy. Xây dựng đội ngũ chun gia giỏi đầu ngành của các mơn học. Có chính sách thu hút những sinh viên giỏi ở các trường đại học, các cán bộ đang công tác thực tiễn vào làm giảng dạy ở hệ thống đào tạo cán bộ, công chức; tăng cường đội ngũ giảng viên kiêm chức là cán bộ lãnh đạo các sở, ban ngành, đồn thể có kinh nghiệm thực tiễn, có năng lực sư phạm tham gia giảng dạy.

Nghiên cứu, xây dựng, ban hành Quy hoạch tổng thể về công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức theo hướng đến năm 2020, về cơ bản đội ngũ công chức phải đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực và nhu cầu hội nhập quốc tế, hiện đại hóa nền hành chính, hướng tới xây dựng Chính phủ điện tử; nâng cao kiến thức, kỹ năng hành chính cho đội ngũ cơng chức phù hợp với từng vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ và ngạch công chức đam đảm nhận.

Một phần của tài liệu Chất lượng công chức của ủy ban nhân dân tỉnh bắc giang hiện nay (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w