Yếu tố khen thưởng, kỷ luật công chức

Một phần của tài liệu Chất lượng công chức của ủy ban nhân dân tỉnh bắc giang hiện nay (Trang 34 - 36)

Về khen thưởng:Khen thưởng là một trong những biện pháp quan trọng để

động viên công chức phấn đấu hồn thành tốt cơng vụ được giao; mặt khác, ghi nhận, tôn vinh những cơng lao, thành tích, đóng góp của cơng chức đạt được trong quá trình thực thi cơng vụ. Hiện nay, có hai hình thức khen thưởng:

- Khen thưởng bằng lợi ích kinh tế: Thưởng tiền, nâng bậc lương trước thời hạn, đi nghỉ phép...

- Khen thưởng bằng các danh hiệu.

Pháp luật Việt Nam áp dụng cả hai hình thức: Khen thưởng bằng lợi ích kinh tế, như: Nâng một bậc lương trước thời hạn tối đa là 12 tháng so với thời

gian quy định đối với cơng chức lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ mà chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh... và khen thưởng bằng các danh hiệu như: "Chiến sỹ thi đua", "Lao động tiên tiến", "người tốt - việc tốt"... Nhưng chủ yếu vẫn là hình thức suy tơn bằng các danh hiệu. Luật Cán bộ, công chức quy định:

Cán bộ, cơng chức có thành tích trong cơng vụ thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng. Cán bộ, cơng chức được khen thưởng do có thành tích xuất sắc hoặc cơng trạng thì được nâng lương trước thời hạn, được ưu tiên khi xem xét bổ nhiệm chức vụ cao hơn nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu [60].

Về vấn đề này, cần thấy rằng: Hoạt động của đội ngũ cơng chức hành chính nói chung, cơng chức cấp tỉnh nói riêng có đặc thù là mang tính trí tuệ, lao động gián tiếp; vì vậy, hiệu quả cơng vụ đem lại trong nhiều trường hợp rất khó xác định, khó tính tốn được ngay hoặc khó có thể quy thành các giá trị vật chất để từ đó có những hình thức khen thưởng phù hợp. Do đó, cần thiết phải có những quy định riêng về khen thưởng đối với cơng chức cho phù hợp với tính chất hoạt động của công chức.

Về kỷ luật: Kỷ luật là việc xử lý cơng chức mắc sai phạm trong q trình

thi hành cơng vụ, thực hiện quy chế làm việc, chất lượng công việc được giao; là yếu tố không thể thiếu trong việc duy trì nề nếp làm việc, kỷ cương trật tự xã hội. Theo quy định hiện nay, việc xử lý kỷ luật được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

- Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ, đạo đức và văn hóa giao tiếp của cơng chức trong thi hành công vụ; những việc công chức không được làm quy định tại Luật Cán bộ, công chức.

- Vi phạm pháp luật bị Tịa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật. - Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phịng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức nhưng chưa đến

mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về hình thức kỷ luật, tùy theo mức độ vi phạm, cơng chức có thể bị xử lý bằng một trong các hình thức:

- Áp dụng đối với cơng chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Buộc thôi việc.

- Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Giáng chức; Cách chức; Buộc thôi việc [27].

Một phần của tài liệu Chất lượng công chức của ủy ban nhân dân tỉnh bắc giang hiện nay (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w