Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về phát triển công nghiệp chế biến nông sản

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 36 - 40)

triển công nghiệp chế biến nông sản

Thứ nhất, phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở các tỉnh Đồng

bằng sông Cửu Long. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất có tiềm năng rất lớn về phát triển nơng nghiệp, thúc đẩy công nghiệp chế biến nông sản phát

triển. Nếu những chính sách vĩ mô, quy hoạch phát triển có sự nhất quán trong mối liên kết vùng sẽ tạo được bước đột phá, gắn xích mối quan hệ hữu cơ giữa sản phẩm nông nghiệp với các doanh nghiệp chế biến nơng sản hàng hóa xuất khẩu, tạo thành chuỗi giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp.

Ngành lương thực trong vùng hàng năm xuất khẩu trên dưới 7 triệu tấn gạo các loại ra thị trường thế giới, thu ngoại tệ hơn 3 tỉ USD. Điển hình như mơ hình “Cánh đồng mẫu lớn” đang triển khai ở An Giang cho thấy những thành công bước đầu trong việc xây dựng mối liên kết làm ăn bền vững giữa nhà doanh nghiệp và người nơng dân theo một mơ hình khép kín. Để phục vụ cho mơ hình “Cánh đồng mẫu lớn” và nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu, Công ty AGPPS tiến hành triển khai xây dựng nhà máy thu mua, chế biến, xay xát gạo khép kín đầu tiên ở Việt Nam, tại xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, với tổng kho 30.000 tấn lúa, công suất 20 tấn/giờ trên diện tích 5 ha, bao gồm: khu thu mua, các lị sấy, hệ thống bóc tách, lau bóng, đóng gói, qua đó bảo đảm việc xuất khẩu hoàn toàn khép kín.

Chính việc áp dụng mơ hình sản xuất an tồn nên chất lượng hạt gạo thu được tại cánh đồng mẫu ở An Giang nâng lên rõ rệt, nhu cầu nhập khẩu gạo của các bạn hàng trên thế giới ngày càng tăng, với hàng loạt đơn hàng xuất khẩu gạo chất lượng cao sang các thị trường khó tính, như: Mỹ, Úc, Xingapore, Hồng Kơng và một số nước phát triển khác tại châu Á. Trong giai đoạn tiếp theo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn cùng tỉnh An Giang tiếp tục xây dựng mơ hình “Cánh đồng mẫu lớn” theo một hướng phối hợp với các huyện, thị quy hoạch những vùng nguyên liệu để các doanh nghiệp cung ứng đầu vào và tiêu thụ đầu ra sản phẩm lúa gạo chủ động xây dựng các cụm kho chứa - sấy - xay xát, giảm thất thoát trong thu hoạch, chế biến, bảo quản. Tuy nhiên hiện nay, cơng nghệ sấy, xay xát cịn khá lạc hậu, hao phí nhiều điện năng, tỉ lệ hao hụt cao phân bổ không đồng đều làm cho giá thành tăng cao. Theo ông Phạm Thiện Nghĩa - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đồng Tháp cho biết, riêng tại Đồng

Tháp, có hơn 800 cơ sở, doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ gạo, nhưng chỉ được vài thương hiệu nổi tiếng như Bích Chi, Sa Giang… mới tạo được sản phẩm từ gạo qua chế biến để đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới. Các doanh nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu vẫn chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên, nơng sản và các mặt hàng có hàm lượng lao động cao.

Đối với ngành chế biến thủy sản, là một trong hai ngành xuất khẩu chủ lực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, với gần 200 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, nhưng các sản phẩm cũng chỉ dừng lại ở mức là cá tra phi lê, tôm đông lạnh, mực đông lạnh, hiệu quả kinh tế còn thấp so với chuỗi giá trị gia tăng của các mặt hàng này trên thị trường xuất khẩu.

Tương tự, ngành công nghiệp chế biến rau - quả cũng được xem là thế mạnh của vùng với sản lượng khai thác hàng năm đạt 2 triệu tấn, diện tích vườn cây ăn trái tập trung chủ yếu ở các tỉnh như : Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng với diện tích chiếm khoảng 74% diện tích của cả vùng cũng rơi vào trường hợp “được mùa, rớt giá” hoặc “được giá, hết hàng”. Chỉ riêng tại tỉnh Tiền Giang, Công ty cổ phần Rau quả của địa phương được đầu tư với quy mơ lớn có cơng suất chế biến rau, quả đóng hộp, cơ đặc đến 25.000 tấn/năm, nhưng cũng chỉ cung ứng cho thị trường xuất khẩu được một vài sản phẩm đặc thù của tỉnh như khóm (dứa), nhãn… chưa đạt được hết cơng suất thiết kế.

Một số cơ sở chế biến, làng nghề truyền thống trong vùng tuy có tạo ra một số sản phẩm tiêu biểu như: Bánh phồng Cái Bè, hủ tiếu Mỹ Tho, mắm tơm chà Gị Cơng (Tiền Giang); kẹo dừa, cơm dừa nạo sấy, thạch dừa (Bến Tre); bánh pía, lạp xưởng (Sóc Trăng); cá tra phồng (An Giang)… nhưng đa phần chỉ phục vụ cho thị trường nội địa do sản xuất ở quy mô nhỏ, manh mún, chất lượng thấp chưa đạt các tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu.

Như vậy, mặc dù nguồn nguyên liệu dồi dào, phong phú nhưng do công nghiệp chế biến nông sản ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chỉ đơn

thuần sơ chế là chủ yếu nên chưa tạo ra sản phẩm có giá trị cao. Tình trạng phát triển nhiều nhà máy chế biến nhỏ lẻ, thiếu tính tập trung trong khi vùng nguyên liệu chưa đáp ứng đủ hoặc nguồn cung nguyên liệu vượt cầu làm ảnh hưởng đến giá cả gây thiệt thòi lớn cho người nông dân và gây mất cân đối trong sản xuất, chế biến.

Thứ hai, mơ hình tổ chức phát triển cơng nghiệp chế biến nông sản

của Công ty cổ phần thương mại Vinamit [37, tr.104-106]. Công ty cổ phần thương mại Vinamit thành lập năm 1991, là công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực nông sản thực phẩm khô và trái cây sấy. Trong 5 năm gần đây, mức tăng trưởng 35% doanh số, tỷ trọng xuất khẩu chiếm 60% sang các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, có mặt tại các thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ. Vinamit đã chiếm đến 90% thị phần tiêu thụ nội địa thông qua mạng lưới trên tồn quốc và các hệ thống siêu thị lớn.

Cơng ty Vinamit phối hợp với một số viện nghiên cứu, trường đại học chọn giống có chất lượng cao để nhân giống và cung cấp cho nông dân thơng qua các phịng thí nghiệm và trại ươm giống ở những vùng chuyên canh. Công ty đã hợp đồng với nơng dân xây dựng các vùng ngun liệu tại Bình Dương, Bình Phước, Đắk Lắk và sắp tới là Hải Dương. Đồng thời, để tự chủ nguyên liệu cho sản xuất, chế biến, công ty chủ động xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung trên 50.000 ha tại các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Tây Ninh, Đồng Nai, Cà Mau, Vĩnh Long, Kiên Giang, … Công ty cung cấp giống và theo dõi suốt quá trình trồng trọt, bao tiêu sản phẩm theo giá thị trường trong vịng 8 năm.

Xử lý và chế biến nơng sản là thế mạnh để nâng cao giá trị gia tăng của Vinamit. Tại hai cụm nhà máy chế biến hồn chỉnh với quy mơ 10 ha, công suất 20 tấn thành phẩm/ngày, nông sản được xử lý bằng các công nghệ sấy chân không, sấy gia nhiệt, và sấy khô để giữ được màu sắc và hương vị của trái cây tươi. Việc sản xuất và đóng gói được kiểm tra, giám sát nghiêm

ngặt theo những tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế BVQI, HACCP, GMP. Đến nay, với nông sản chế biến đạt tiêu chuẩn chất lượng, đa dạng và phong phú về mẫu mã, chủng loại, sản phẩm của Vinamit đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong nước và bắt đầu tiến ra thị trường thế giới, mở rộng triển vọng phát triển nông sản chế biến của Việt Nam trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w