Điều kiện kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 46 - 52)

Về dân số và nguồn lao động, theo số liệu thống kê điều tra năm 2011,

Tiền Giang có 1.682.601 người (nam chiếm 49,2% và nữ 50,8%). Lao động xã hội là 996.174 người, chiếm 59,2% dân số. Trong lực lượng lao động, lao động nông nghiệp chiếm 62,57%, lao động công nghiệp chế biến chiếm 8,93%, lao động được tạo việc làm trong năm chiếm 2,32% [12]. Tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày càng tăng lên, đời sống người lao động dần dần được cải thiện. Năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng 35% trong tổng lao động xã hội, tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn đạt 85%, tỷ lệ nghèo chiếm 9,63% (năm 2011). Nhìn chung, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ chưa đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội cả về số lượng lẫn chất lượng, trình độ năng lực về quản lý còn thấp.

Về tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế: Tiền Giang nằm trong khu

vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh, có được những điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi cho việc phát triển bền vững và lâu dài. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trong những năm qua đạt khá cao và tương đối ổn định, giai đoạn 2006 - 2010, tăng bình quân 11%/năm, năm 2011 đạt 10,5%, 6 tháng đầu năm 2012 tăng 9,3%. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 1.089 USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm theo hướng tăng tỷ trọng khu vực nông nghiệp và giảm tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Tiền Giang năm 2010 và 2011

Năm 2010 Năm 2011

Từ biểu đồ 2.1 ta thấy, tỷ trọng khu vực nông - lâm - ngư nghiệp tăng từ 44,7% (năm 2010) lên 46,4% (năm 2011); tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng từ 28,3% (năm 2010) giảm xuống 28% (năm 2011); khu vực dịch vụ từ 27,1% giảm xuống 25,6% (năm 2011). Sở dĩ xảy ra trường hợp chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm và khu vực nơng nghiệp có xu hướng tăng so với khu vực phi nơng nghiệp là do giá cả các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản tăng cao, cùng với việc ngành xây dựng có tốc độ tăng trưởng rất thấp.

Về trình độ phát triển của ngành nơng nghiệp: Sản xuất nông nghiệp

trên địa bàn tỉnh Tiền Giang những năm qua phát triển theo hướng tập trung chuyển đổi mở rộng quy mô, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản; trình độ thâm canh, kỹ thuật canh tác của nông dân ngày càng nâng cao, với cơ cấu giống mới đã tạo ra được khối lượng nông sản dồi dào, năng suất, chất lượng cao, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật ni đã có hiệu quả thiết thực. Các doanh nghiệp quan tâm đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị trong sản xuất để cải tiến mẫu mã, tăng số lượng, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Trên địa bàn tỉnh có Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, là trung tâm nghiên cứu khoa học lớn nhất của cả nước về cây ăn trái, đây là thuận lợi lớn đối với việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, tạo ra những giống cây có năng suất cao. Một số mơ hình sản xuất nơng sản theo GAP đạt hiệu quả đã được tiến hành triển khai nhân rộng, đi đầu trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước như sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP, dự án trồng rau an toàn, các loại cây ăn trái đặc sản của tỉnh được triển khai trồng chuyên canh theo tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP như: khóm (dứa) Tân Lập (Tân Phước), xồi cát Hịa Lộc (Cái Bè), thanh long Chợ Gạo, vú sữa Lị Rèn Vĩnh Kim,... góp phần gia tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích.

Giai đoạn 2006 - 2010, năng suất lúa của Tiền Giang xấp xỉ mức trung bình tồn vùng Đồng bằng sơng Cửu Long, duy trì ở mức bình quân 5,2 tấn/ha. Diện tích lúa khoảng 246 ha, chiếm 6,5% tổng diện tích lúa toàn vùng. Sản lượng chiếm tỷ trọng khoảng 6,4% trong tổng sản lượng lúa toàn vùng.

Biểu đồ 2.2: Diện tích, sản lượng và năng suất lúa ở Tiền Giang từ 2006 - 2011

Nguồn: Các báo cáo của ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang 2006 - 2011 [47] - [52].

Biểu đồ 2.2 đã chứng tỏ rằng, mặc dù diện tích gieo trồng lúa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có giảm, nhưng do tăng năng suất nên sản lượng được vẫn duy trì thường xun và ln vượt chỉ tiêu 1 triệu tấn/năm. Năm 2006 với diện tích 247,8 nghìn ha, sản lượng lúa đạt 1.214,2 nghìn tấn; đến năm 2011, diện tích giảm cịn 241,77 nghìn ha, nhưng sản lượng lúa tăng lên 1.332,8 nghìn tấn; năng suất tăng từ 4,9 tấn/ha lên 5,51 tấn/ha, cao hơn mức bình quân của các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong 6 tháng đầu năm 2012 các con số đó lần lượt là 200,12 nghìn ha, sản lượng 783,1 nghìn tấn, năng suất đạt 6,49 tấn/ha [53].

Bên cạnh đó, Tiền Giang đang là tỉnh dẫn đầu diện tích và sản lượng cây ăn trái các loại ở tồn vùng Đồng bằng sơng Cửu Long và trong cả nước.

Bảng 2.2: Diện tích, sản lượng cây ăn trái ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Diện tích (1000 ha) Sản lượng năm 2008 (1000 tấn) 2000 2005 2008 Tiền Giang 39,60 60,90 64,95 935,0 An Giang 6,45 7,10 6,69 75,1 Bạc Liêu 6,99 6,40 5,61 36,5 Bến Tre 31,70 39,70 34,50 338,9 Cà Mau 10,81 6,70 7,38 45,8 Cần Thơ 12,88 16,30 15,64 104,6 Đồng Tháp 18,15 19,90 22,50 248,1 Hậu Giang 17,78 20,90 20,91 170,5 Kiên Giang 11,53 14,60 13,69 130,2 Long An 2,90 4,40 5,36 77,8 Sóc Trăng 11,99 22,40 25,00 190,5 Trà Vinh 12,66 16,60 18,81 185,5 Vĩnh Long 21,90 36,40 38,06 336,4

Đồng bằng sông Cửu Long 205,30 272,30 279,37 2.874.8

Nguồn: Nguyễn Văn Hòa, “Sản xuất cây ăn quả ở Đồng bằng sông Cửu Long: Thực trạng và giải pháp”, Viện cây ăn quả miền Nam, Tiền Giang, 2010 [19].

Qua dẫn chứng ở bảng 2.2, diện tích cây ăn trái tăng liên tục hàng năm, sản lượng thu hoạch có tỷ lệ tăng cao, điều đó phản ánh trình độ sản xuất ngày càng được chun mơn hóa kết hợp với ứng dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật, nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng.

Biểu đồ 2.3: Diện tích và sản lượng cây ăn trái ở tỉnh Tiền Giang từ 2008 - 2011

Nguồn: Các báo cáo của ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang 2008 - 2011[47] - [52]

Từ năm 2008 đến nay, diện tích và sản lượng cây ăn trái trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng, vùng cây ăn trái tập trung chuyên canh dần dần được phát triển, mở rộng và phát huy tính hiệu quả, cung cấp một lượng lớn trái cây đáp ứng nhu cầu của thị trường. Trong 6 tháng đầu năm 2012, vẫn với diện tích 69,6 nghìn ha, sản lượng cây ăn trái đã đạt được 648,7 nghìn tấn, đạt 58,4% kế hoạch, tăng 4,2% so với cùng kỳ [53].

Về kết cấu hạ tầng, Tỉnh Tiền Giang có hệ thống giao thơng cả đường

thủy và đường bộ khá hoàn chỉnh, bảo đảm lưu thông tới mọi địa bàn trong tỉnh và với các tỉnh khác. Đặc biệt, Tiền Giang là cửa ngõ miền Tây Nam Bộ, kết nối với các thành phố lớn Hồ Chí Minh và Cần Thơ, với miền Đông Nam bộ và các cửa khẩu quan trọng với Campuchia. Hệ thống điện, thông tin liên lạc trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư nâng cấp hiện đại hóa, các dịch vụ bưu chính viễn thông, giáo dục, y tế... ngày càng phát triển và đa dạng, đáp ứng cơ bản yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội. Song, kết cấu hạ tầng tuy đã được quan tâm đầu tư, nhưng tập trung chủ yếu tại thành phố, các thị trấn, khu vực nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu của một nền nông nghiệp, nông thôn tiên tiến.

Phân tích một số đặc điểm kinh tế - xã hội, cho thấy nó tác động rất lớn đến phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang cả về mặt thuận lợi và khó khăn:

Về thuận lợi, Tiền Giang có cơ cấu dân số trẻ, lao động xã hội chiếm

59,2% dân số tồn tỉnh, trong đó lao động nơng nghiệp chiếm 62,57% lực lượng lao động, lao động được đào tạo ngày càng tăng, đây là nguồn lao động dồi dào phục vụ cho phát triển công nghiệp chế biến nông sản của Tỉnh trong những năm tới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định qua các năm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thúc đẩy các các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư phát triển mở rộng quy mơ sản xuất, chế biến nơng sản. Trình độ nơng nghiệp đang phát triển theo hướng

cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo điều kiện hướng đến hình thành và phát triển các vùng sản xuất tập trung chuyên canh (cây ăn trái), ứng dụng khoa học và công nghệ, nâng cao năng suất cây trồng, cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu và lao động phục vụ phát triển công nghiệp chế biến nơng sản, góp phần nâng cao giá trị sản xuất ngành công nghiệp và kéo theo sự phát triển thương mại, dịch vụ, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Bên cạnh đó, hệ thống kết cấu hạ tầng khá phát triển cùng với vị trí cửa ngõ kinh tế quan trọng kết nối các tỉnh, các vùng và các thành phố lớn, Tiền Giang có nhiều thuận lợi để trở thành điểm tập trung chế biến, trung chuyển và buôn bán tất cả các loại hàng nông sản của miền Tây Nam bộ, Campuchia, cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Về khó khăn, lao động được đào tạo có tăng hàng năm nhưng phần lớn

vẫn cịn ở trình độ thấp, thiếu lao động có trình độ chun mơn, tay nghề cao để vận hành công nghệ mới, đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học và cơng nghệ cịn thiếu, khơng đồng đều về năng lực. Do đó, nguồn lao động chưa đáp ứng nhu cầu về kiến thức, kỹ năng và tác phong công nghiệp. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch cịn chậm, nơng nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tỉnh, trong khi đó trình độ sản xuất nơng nghiệp vẫn cịn nhiều hạn chế, mức độ cơ giới hóa trong sản xuất, bảo quản sau thu hoạch còn thấp, sản xuất vẫn còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, số lượng ít, chất lượng một số nơng sản cịn kém, giá thành khơng ổn định, lợi nhuận thấp, còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển cịn thiếu đồng bộ, gây khó khăn trong sản xuất và lưu thơng hàng hóa... Chế biến nơng sản phát triển chậm, đa số các doanh nghiệp có qui mơ nhỏ, trình độ cơng nghệ, hiệu quả sản xuất kinh doanh, khả năng tích lũy thấp, nông sản chế biến chủ yếu là sơ chế nên giá trị gia tăng không cao, sản phẩm xuất khẩu chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Một phần của tài liệu Công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w