- Rau quả đóng hộp các loại 2.554 3.451 6.199 9,27 12,
2009 2010 2011 Tăng trưởng 2011/2010 Hàng nông sản
2.3.1. Thành tựu và nguyên nhân
Qua phân tích thực trạng phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang, thể hiện ở một số ngành giai đoạn 2006 - 2012 cho thấy:
Thứ nhất, công nghiệp chế biến nông sản đã thể hiện rõ là ngành công
nghiệp mũi nhọn của Tỉnh. Đây là phân ngành chiếm tỷ trọng lớn trong ngành cơng nghiệp chế biến và tồn bộ ngành công nghiệp cả về số lượng cơ sở, doanh nghiệp, vốn sản xuất, lao động cũng như giá trị sản xuất. Năng lực sản xuất của các doanh nghiệp ngày càng được nâng cao phù hợp với yêu cầu của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Các chính sách hỗ trợ của Tỉnh dần dần phát huy tính hiệu quả, khuyến khích được rộng rãi các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển mở rộng sản xuất, từ đó mở ra nhiều cơ hội cho ngành chế biến nơng sản của Tỉnh có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế tồn cầu.
Thứ hai, phát triển cơng nghiệp chế biến nông sản trong những năm qua
đang từng bước khẳng định vai trị của mình đối với sự phát triển của ngành và kinh tế - xã hội của Tỉnh. Nó có ý nghĩa rất quan trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế; thúc đẩy gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp; thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; tăng kim ngạch xuất khẩu; giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nơng thơn và đóng góp cho ngân sách của Tỉnh. Những kết quả cụ thể về thành tựu của phát triển công nghiệp chế biến nông sản thời gian qua được biểu hiện ở các mặt như sau:
Một là, tạo điều kiện khai thác hợp lý các lợi thế về tự nhiên và kinh tế
- xã hội của Tỉnh, thúc đẩy phát triển nơng nghiệp theo hướng hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh, làm tăng hiệu quả sản xuất nơng nghiệp, góp phần quan trọng vào việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành chế biến nông sản.
Chẳng hạn như, những năm qua Tỉnh đã hình thành vùng lúa chuyên canh chất lượng cao như vùng Jasmine ở Cái Bè, vùng VD20 ở Gị Cơng, vùng Nếp Chợ Gạo và đang có những thử nghiệm đầu tiên về phát triển lúa đạt tiêu chuẩn GlobalGAP ở hợp tác xã Mỹ Thành Nam (huyện Cai Lậy), tạo được một quy mơ rộng lớn, áp dụng quy trình sản xuất hiện đại, chi phí sản xuất hợp lý, cung cấp sản phẩm có chất lượng đồng đều. Bên cạnh mở rộng quy mơ sản xuất, Tỉnh đặc biệt quan tâm đến nâng cao chất lượng trái cây, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất và cải tạo giống, trên cơ sở đó đã xác định và lập dự án để tập trung đầu tư phát triển bảy loại cây ăn trái có giá trị, đó là: khóm, sơ ri, xồi, bưởi, sầu riêng, vú sữa Lị Rèn, thanh long theo mơ hình sản xuất theo phương pháp sạch, bền vững (GAP).
Hai là, giá trị sản xuất tăng cao, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
giải quyết việc làm cho một bộ phận lớn lao động của Tỉnh. Vì là phân ngành chiếm tỷ trọng lớn trong tồn ngành nên cơng nghiệp chế biến nơng sản trong thời gian qua được tập trung đầu tư phát triển, giá trị sản xuất tăng cao. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp chế biến thực phẩm - đồ uống giai đoạn 2006 - 2011 tăng bình quân 19,03%; năm 2011, cả ngành cơng nghiệp chế biến tăng 18,6% (trong đó, rau quả hộp tăng 57,6%, dứa đông lạnh tăng 21%, thủy sản tăng 27,2%...) góp phần làm gia tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp của tỉnh, thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn. Năm 2011, lao động trong ngành công nghiệp chế biến tăng 0,64% so với năm 2010.
Ba là, trình độ sản xuất của các doanh nghiệp được nâng cao, công
thương mại, hàng nơng sản chế biến của Tỉnh có cơ hội lớn tham gia cạnh tranh trên thị trường quốc tế và đáp ứng được nhu cầu của các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản,… tạo động lực thúc đẩy mở rộng sản xuất và tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tăng kim ngạch xuất khẩu (năm 2011, kim ngạch xuất khẩu gạo tăng 63,2%, hàng rau quả chế biến tăng 29,5% so với năm 2010). Hàng nông sản chế biến của Tiền Giang được xác định là có lợi thế cạnh tranh tốt so với các nước ASEAN, đa số các doanh nghiệp chế biến đều đã được cấp giấy chứng nhận quản lý chất lượng. Ngày 25 tháng 6 năm 2012, Công ty lương thực Tiền Giang và Công ty cổ phần rau quả Tiền Giang đã được Bộ Công Thương công nhận là “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2011. Đây là một thành tựu có ý nghĩa rất quan trọng thúc đẩy các doanh nghiệp chế biến nông sản tiếp tục sản xuất đạt hiệu quả hơn trong những năm tới, tăng sức cạnh tranh, mở rộng thêm nhiều thị trường tiêu thụ, tăng lợi nhuận, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
Phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang trong thời gian qua đạt được những thành tựu trên là do những nguyên nhân sau:
Một là, Tỉnh có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên như vị trí địa lý,
địa hình, thời tiết khí hậu, đất đai thổ nhưỡng, nguồn nước và các điều kiện kinh tế - xã hội như đã phân tích góp phần tạo nên một lợi thế lớn về các tiềm năng phục vụ tích cực cho phát triển công nghiệp chế biến nông sản.
Hai là, tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, với sự phát triển
mạnh mẽ của tiến bộ khoa học và công nghệ đã tác động tích cực đến hoạt động chế biến của các doanh nghiệp. Cạnh tranh gay gắt về về những sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ và tri thức cao đã kích thích các doanh nghiệp tăng cường đổi mới công nghệ chế biến, nâng cao trình độ lao động, tăng hiệu quả sản xuất, tạo ra sản phẩm bảo đảm chất lượng, mẫu mã và an toàn vệ sinh thực phẩm, đạt tiêu chuẩn theo quy định của quốc tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và khó tính của người tiêu dùng.
Ba là, thời gian qua Tỉnh ủy, Ủy Ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã ban
hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ kịp thời, tạo điều kiện khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông sản. Lãnh đạo tỉnh và các cơ quan, ban, ngành đã quan tâm nhiều đến việc xây dựng đề án phát triển công nghiệp chế biến nông sản gắn với các vùng nguyên liệu tập trung, tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng, vệ sinh và môi trường sản xuất.
Đối với các doanh nghiệp có quy mơ lớn, để tăng lợi nhuận và năng lực cạnh tranh đã chủ động đầu tư phát triển sản xuất, đổi mới công nghệ chế biến trong sự liên kết chặt chẽ với sản xuất nông nghiệp và thị trường, gia tăng giá trị nông sản, đặc biệt là đối với nông sản chế biến xuất khẩu, đáp ứng ngày càng đầy đủ các tiêu chí mà thị trường đặt ra.